Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 4 (3,5 điểm). Khi xây tường thành, để đưa một vật nặng lên độ cao 2m, người công nhân đã dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 20m và phải thực hiện công là 3000J. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%.

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND HUYỆN NHO QUAN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm 5 câu, trong 01 trang)
Câu 1 (4,5 điểm). Trên một đường thẳng, một người quan sát thấy một xe máy chuyển động thẳng đều qua vị trí A với vận tốc v1 = 36km/h; sau đó 30 giây một xe ôtô qua A, chuyển động thẳng đều cùng chiều xe máy với vận tốc v2 = 54km/h. 
1. Sau bao lâu kể từ lúc xe máy qua vị trí A, ô tô đuổi kịp xe máy?
2. Giả sử sau khi gặp xe máy tại vị trí B ôtô tiếp tục chuyển động thẳng đều theo hướng cũ với vận tốc 72km/h, sau 20 giây nữa thì tới vị trí C. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường từ A đến C?
Câu 2 Hình 1
(4,0 điểm). Thả một khối gỗ hình lập phương có cạnh là 15cm vào trong dầu (hình 1). Chiều cao của khối gỗ nổi trên mặt dầu là 5cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3.
	1. Tính lực đẩy Ac-si-met lên khối gỗ.
	2. Tính khối lượng riêng của khối gỗ nói trên.
	3. Muốn khối gỗ chìm hoàn toàn trong dầu ta phải đặt một quả cân lên khối gỗ có khối lượng ít nhất là bao nhiêu?
Câu 3 (5,0 điểm)
	1. Để đun sôi 2 lít nước ở nhiệt độ 200C, người ta dùng một ấm nhôm có khối lượng 500g. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước nói trên. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/Kg.K, 4200J/Kg.K.
	2. Sau đó, người ta đổ một lượng nước sôi ở trên vào một thùng đã chứa nước ở nhiệt độ 25oC thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong thùng là 70oC. Nếu chỉ đổ lượng nước sôi nói trên vào thùng này nhưng không chứa gì thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Biết rằng lượng nước sôi gấp hai lần lượng nước trong thùng. 
 Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu 4 (3,5 điểm). Khi xây tường thành, để đưa một vật nặng lên độ cao 2m, người công nhân đã dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 20m và phải thực hiện công là 3000J. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%.
1. Tính trọng lượng của vật.
2. Tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát.
Câu 5 (3,0 điểm). Hai gương phẳng (G1; G2) giống nhau được ghép với nhau 
tạo thành góc (hình 2) và OM1 = OM2. Trong khoảng giữa hai gương 
O
α
(G1)
(G2)
M1
M2
.S
Hình 2
gần O có một điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S chiếu vuông góc vào G1 
sau khi phản xạ ở G1 thì chiếu vào G2, sau khi phản xạ ở G2 thì tiếp tục
chiếu vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa. Tia phản xạ cuối cùng 
vuông góc với M1M2. Nêu cách vẽ và tính góc.
----------HẾT----------
UBND HUYỆN NHO QUAN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 8
Năm học: 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÝ
Câu
Nội dung
Điểm
1
(4,5đ)
1. (2,5đ)
Từ A đến vị trí gặp nhau, xe máy đi hết khoảng thời gian t giây; ô tô đi mất thời gian là t – 30 (giây)
Quãng đường xe máy đi được: S1 = AB = v1t 
Quãng đường ô tô đi được: S2 = AB = v2(t - 30)
Hai xe gặp nhau ta có: v1t = v2(t - 30) 
10t = 15(t - 30)
Tính đúng t = 90 giây
2. (2,0đ)
Đổi đúng đơn vị: 72km/h = 20m/s
Quãng đường BC ô tô đi được 
S3 = BC = tBCv2’ = 20.20 = 400m
Vận tốc trung bình của ôtô trên đoạn đường AC là:
 Vtb = 
Tính đúng vtb = 16,25m/s
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 0,5
2
(4,0đ)
Đổi đúng các đơn vị
1. Thể tích phần chìm:
V1 = S.h = S.(a-h) = 0,152.(0,15-0,05) = 2,25.10-3 (m3)	
 Lực đẩy Ac-si-met: FA = dd.V1= 8000. 2,25.10-3 = 18 (N)	
2. Khi vật nổi: Pg = FA dg.V = FA 
3. Khi dầu vừa ngập hết gỗ:
0,5
0,5
 0,5
0,5
0,5
 0,5
0,5
0,5
3
(5,0 đ)
1. (1,5đ)
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào
Q1 = m1c1(t2 –t1) = 0,5.880.(100 – 20) = 35200J
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q2 = m2c2(t2 –t1) = 2.4200.(100 – 20) = 672000J
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là:
Q = Q1 + Q2 = 707200J 
2. (3,5đ)
Gọi khối lượng nước nguội là m, khối lượng nước sôi là 2m, nhiệt dung riêng của nước là c, nhiệt lượng cung cấp cho thùng để nhiệt độ của thùng tăng thêm 10C là q .
Khi đổ nước sôi vào thùng đã chứa nước ở nhiệt độ 250C ta có phương trình cân bằng nhiệt: 
2.m.c.(100-70) = c.m.(70-25)+q.(70 - 25) (1)	
Khi đổ nước sôi vào thùng không chứa nước ta có:
 2.m.c.(100-t) = q.(t - 25) (2)	Từ (1) suy ra: q = c.m.	
 Thay q vào (2) ta được t 
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
4
(3,5đ)
1. (1,5đ)
Công có ích: A1 = P.h 
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
H = A1/A = P.h/A
Trọng lượng của vật:
P = A.H/h = 3000.0,8/2 = 1200N
2. (2,0 đ)
Công có ích: A1 = P.h = 1200.2 = 2400J
Công để thắng lực ma sát:
A’ = A – A1 = 3000 – 2400 = 600J
Độ lớn lực ma sát
A’ = F.S => F = A’/S = 600/20 = 30N
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
5
(3,0đ)
O
I2
I1
I3
M1
K
N2
N1
M2
(G1)
(G2)
S
+ Vẽ hình đúng 
+ Nêu cách vẽ
- Vẽ tia phản xạ SI1 vuông góc với (G1)
- Tia phản xạ là I1SI2 đập vào (G2)
- Dựng pháp tuyến I2N1 của (G2), vẽ tia phản xạ I2I3 	 
- Dựng pháp tuyến I3N2 của (G1)	
- Vẽ tia phản xạ cuối cùng I3K
+ Tính góc a
Dễ thấy góc I1I2N1 = a ( góc có cạnh tương ứng vuông góc) 
=> góc I1I2I3 = 2a
Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: 
ÐKI3 M1 = ÐI2I3O = 900 - 2a => ÐI3 M1K = 2a
M1OM cân ở O => a + 2a + 2a = 5a = 1800 => a = 360
Vậy a = 360
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
Chú ý:
+ Học sinh giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
+ Điểm của từng câu không được thay đổi. Điểm chi tiết có thể thay đổi nhưng phải được thống nhất trong toàn bộ hội đồng chấm.
+ Điểm toàn bài không làm tròn.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_lop_8_nam_ho.doc