Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 1. (5,0 điểm)

Lúc 7h hai xe cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96km đi ngược chiều nhau, vận tốc xe đi từ A là 36km/h; vận tốc xe đi từ B là 28km/h.

a) Tính quãng đường chuyển động của mỗi xe sau 30 phút?

b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

b) Hỏi sau bao lâu 2 xe cách nhau 32km?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND HUYỆN NHO QUAN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2018-2019
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm 5 câu, trong 01 trang)
Câu 1. (5,0 điểm)
Lúc 7h hai xe cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96km đi ngược chiều nhau, vận tốc xe đi từ A là 36km/h; vận tốc xe đi từ B là 28km/h.
a) Tính quãng đường chuyển động của mỗi xe sau 30 phút?
b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
b) Hỏi sau bao lâu 2 xe cách nhau 32km?
Câu 2. (3,0 điểm)
Dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 200kg lên cao 4m với vận tốc 0,2m/s trong thời gian 1 phút 40giây. Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là 80%.
a) Tính chiều dài và lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng?
b) Công suất nâng vật?
c) Khi vật chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng cần một lực hãm bằng bao nhiêu để vật chuyển động đều. Biết lực ma sát lúc kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng và lúc vật chuyển động xuống là không đổi.
Câu 3. (4,0 điểm)
	Ống thủy tinh hình chữ U có các nhánh hình trụ, dài, thành mỏng, chia vạch đặt thẳng đứng, chứa nước. Người ta đổ dầu có khối lượng riêng D2 vào nhánh B, chiều cao cột dầu là h2 = 10cm và độ chênh lệch hai mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh là 2cm. Cho khối lượng riêng của nước D1 = 1000kg/m3.
	a) Tính khối lượng riêng D2 của dầu?
	b) Đổ tiếp một chất lỏng có khối lượng riêng D3 nhỏ hơn khối lượng riêng của nước vào nhánh A. Khi cột chất lỏng có chiều cao h3 = 5cm thì mặt thoáng của nó có độ cao chênh lệch với mặt thoáng của dầu là ∆h = 0,5cm. Tính khối lượng riêng D3 của chất lỏng?
Câu 4. (5,0 điểm)
Thả một quả cầu kim loại có khối lượng 105gam ở 1420C vào bình đựng 0,1 kg nước ở 200C. Sau khi đạt cân bằng nhiệt, nhiệt độ hệ là 420C. 
a) Xác định nhiệt dung riêng của kim loại?
b) Đổ thêm 0,1kg nước ở 200C vào bình. Sau khi đạt cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ là bao nhiêu?
Bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình và cho môi trường; nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ
Câu 5. (3,0 điểm)
 Hai gương phẳng G1, G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a) Hãy vẽ và nêu cách vẽ tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua gương G1, G2 rồi quay trở lại S?
b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S?
--------HẾT----------
UBND HUYỆN NHO QUAN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2018 – 2019
MÔN: VẬT LÝ
 (Hướng dẫn gồm 04 trang)
Câu
Hướng dẫn
Điểm
1
(5,0 điểm)
a)(1,0 điểm)
+ Quãng đường xe thứ nhất đi được sau 0,5h là:
SA = v1.t’ = 36.0,5 = 18 (km)
0,5
+ Quãng đường xe thứ hai đi được sau 0,5h là:
SB = v2.t’ = 28.0,5 = 14 (km)
0,5
b) (2,0 điểm)
+ Quãng đường người thứ nhất đi được cho đến khi gặp người thứ hai là:
S1 = v1.t
0,5
+ Quãng đường người thứ hai đi được cho đến khi gặp người thứ nhất là:
S2= v2.t
0,5
+ Khi 2 người gặp nhau ta có phương trình:
S1 + S2 = S
 v1.t + v2.t = S
 36t + 28t = 96
 t = 1,5(h)
0,5
Hai người gặp nhau lúc: 7 + 1,5 = 8,5 (h)
Nơi gặp nhau cách A: S1 = v1.t = 36.1,5 = 54 (km)
0,5
b)(2,0 điểm)
* Trường hợp 1: Cách nhau 32km trước khi gặp nhau:
Gọi t1 là thời gian hai người cách nhau 32km trước khi gặp nhau ta có:
S1’ + S2’ = S - ∆S
0,5
Hay v1.t1 + v2t1 = S - ∆S
t1 = = 1 (h)
0,5
* Trường hợp 2: Cách nhau 32km sau khi đã gặp nhau:
Gọi t2 là thời gian hai người cách nhau 32km trước khi gặp nhau ta có:
S1’’ + S2’’ = S + ∆S
0,5
Hay v1.t2 + v2t2 = S + ∆S
t2 = = 2(h)
Vậy sau 1h và 2h kể từ lúc xuất phát 2 xe cách nhau 32km
0,5
2
(3,0 điểm)
a) (1,5 điểm)
+ Trọng lượng của vật : 
 P = 10 . m = 10.200= 2000 ( N )
0,25
+ Quãng đường vật dịch chuyển bằng chiều dài mặt phẳng nghiêng :
 l = v . t = 0,2 . 100 = 20 (m)
0,25
+ Công có ích là: 
 Ai = P . h = 2000 . 4 = 8000 ( J )
0,25
+ Công toàn phần : 
 H = 10000(J)
0,25
+ Lực kéo vật :
Atp = F.l => F = = 500 (N)
0,5
b) (0,5 điểm)
+ Công suất nâng vật
P = = 100 (W)
0,5
c) (1,0 điểm)
Các lực làm cho vật chuyển động xuống dưới là trọng lực; vật chuyển động lên trên là Lực ma sát và lực hãm.
Ta có:
AFms + AFh = Ai
Hay Atp – A1 + AFh = Ai
0,5
Hay 10000 – 8000 + Fh.l = 8000
20Fh = 6000
Fh = 300 (N)
0,5
3
(4,0 điểm)
a) (2,0 điểm)
Xét áp suất gây bởi cột dầu lên điểm N trên mặt phân cách dầu - nước và áp suất gây bởi cột nước lên điểm M trong nước bên nhánh A ngang bằng điểm N.
0,5
Do M, N thuộc cùng một mặt phẳng nằm ngang của cùng một chất lỏng nên:
pM = pN
d1.h1 = d2.h2
10D1h1 = 10D2.h2
D1h1 = D2.h2
0,5
Vì d2 h1 => h1 = h2 - ∆h’
0,5
D1 (h2 - ∆h’) = D2h2
D2 = = = 800 (kg/m3)
0,5
b) (2,0 điểm)
Xét 2 trường hợp: Trường hợp mặt thoáng chất lỏng cao hơn mặt thoáng dầu và trường hợp mặt thoáng chất lỏng thấp hơn mặt thoáng dầu. 
Cả 2 trường hợp mặt phân cách chất lỏng - nước cao hơn mặt phân cách dầu - nước.
Chọn điểm P trên mặt phân cách dầu -nước và điểm Q bên nhánh A ngang bằng điểm P; khối lượng riêng và chiều cao cột chất lỏng là D3 và h3 . Áp suất gây cột dầu lên điểm P và áp suất gây bởi cột chất lỏng và cột nước lên Q bằng nhau: 
D2.h2 = D3.h3 + D1.h1à D3 = (D2.h2 - D1.h1)/h3.
0,5
+Trường hợp mặt thoáng chất lỏng cao hơn mặt thoáng dầu: Thay các dữ kiện: h2=10cm, h1=10+0,5-5 =5,5 (cm), h3 = 5cm; D1 =1000kg/m3, D2 =800kg/m3
à Tính ra D3 = 500 kg/m3.
0,75
+Trường hợp mặt thoáng chất lỏng thấp hơn mặt thoáng dầu: Thay các dữ kiện: h2=10cm, h1=10-0,5-5 = 4,5 (cm), h3 = 5cm; D1 =1000kg/m3, D2 =800kg/m3
à Tính ra D3 = 700 kg/m3.
0,75
4
(5,0 điểm)
a) (2,5 điểm)
+ Quả cầu toả nhiệt : Q1 = m1c1(t1 - t)
0,5
+ Nước thu nhiệt: Q2 = m2c2(t - t2)
0,5
+ Phương trình cân bằng nhiệt: 
Q1 = Q2Û m1c1(t1 - t) = m2c2(t - t2)
0,5
0,5
+ Thay số: (J/kg.độ)
0,5
b) (2,5 điểm)
Gọi t3 là nhiệt độ khi đạt cân bằng nhiệt (Thả quả cầu nặng 105gam ở 1420C vào 0,2kg nước ở 200C ):
+ Nhiệt lượng tỏa ra của quả cầu là:
Q3 = m1C1(t1 – t’)
0,5
+ Nhiệt lượng thu vào của nước là:
Q4 = m.C2(t’ – t2)
0,5
+ Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Q3 = Q4
m1C1(t1 – t’) = m.C2(t’ – t2)
0,5
+ Thay số: 0,105.880(142 – t’) = 0,2.4200.(t’ – 20)
0,5
t’ ≈32,090C
0,5
5
(3,0 điểm)
a) (1,5 điểm)
Hình vẽ:
Vẽ đúng hình
1,0
 + Lấy S1 đối xứng với S qua G1
 + Lấy S2 đối xứng với S qua G2
 + Nối S1 và S2 cắt G1 tại I cắt G2 tại J 
 + Nối S, I, J, S và đánh hớng đi ta đợc tia sáng cần vẽ. 
0,5
b) (1,5 điểm)
Ta phải tính góc ISR.
 + Kẻ pháp tuyến tại I và J cắt nhau tại K 
 + Trong tứ giác IKJO có 2 góc vuông I và J 
 và có góc O = 600 
Do đó góc còn lại IKJ = 1200
0,25
Suy ra: Trong JKI có : I1 + J1 = 600
0,25
Mà các cặp góc tới và góc phản xạ I1 = I2 ; J1 = J2
0,25
 Từ đó: => I1 + I2 + J1 + J2 = 1200
0,25
Xét SJI có tổng 2 góc : I + J = 1200 => IS J = 600
0,25
Do vậy : góc ISR = 1200 ( Do kề bù với ISJ )
0,25
 Chú ý:
+ Học sinh giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
+ Điểm của từng câu không được thay đổi. Điểm chi tiết có thể thay đổi nhưng phải được thống nhất trong toàn bộ hội đồng chấm.
+ Điểm toàn bài không làm tròn.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_8_nam_ho.doc