Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 11 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

pdf3 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 11 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI THÁNG 11 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 
 Môn : Ngữ văn 6 
 Thời gian làm bài : 120 phút 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm) 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
 MẸ 
 Con về thăm mẹ chiều mưa, 
 Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên. 
 Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên. 
 Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời. 
 Con đi đánh giặc một đời, 
 Mà không che nổi một nơi mẹ nằm. 
 (Tô Hoàn) 
Câu 1(0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? 
Câu 2(0,5 điểm): Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả 
điều gì? 
Câu 3(1,5 điểm): Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? 
Câu 4(1,5 điểm): Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? 
II.Viết (16,0 điểm) 
Câu 1. (4,0 điểm) : Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm 
nhận của em sau khi đọc xong bài thơ. 
Câu 2( 10,0 điểm): Em đã từng trải qua rất nhiều trải nghiệm, mỗi trải nghiệm đều mang lại 
cho em nhiều ấn tượng không bao giờ quên được. Hãy kể lại một trải nghiệm của em với 
người thân trong gia đình . 
 ............Hết ............ 
 Họ và tên...................................................................SBD....................... HƯỚNG DẪN CHẤM 
 Phần Câu Nội dung Điểm 
 Câu 1 Thể thơ của bài thơ trên: Lục bát 0,5 
 Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” 
 Câu 2 0,5 
 diễn tả cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ. 
 Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình từ đó đưa ra 
 luận điểm để bảo vệ cho quan điểm riêng đó. Có thể dựa vào những 
 gợi ý dưới đây: 
 - Hai câu cuối như một niềm ân hận và cao hơn nữa là một sự thức 
PHẦN I: tỉnh của lương tri. 
 Câu 3 1,5 
 ĐỌC - Người con thương mẹ, giật mình mà nói vậy chứ đâu chỉ có lỗi của 
 HIỂU anh. 
 (4 điểm) - Câu thơ nhắc nhở chúng ta rằng hạnh phúc của con người thiết 
 thực, cụ thể, có khi tưởng là nhỏ bé nhưng thật ra lớn lao vô cùng. 
 Có khi ai đó mơ ước những cái cao xa trên chín tầng mây mà quên 
 đi mái nhà còn dột của người mẹ chiến sĩ 
 Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình từ đó đưa ra 
 luận điểm để bảo vệ cho quan điểm riêng đó. Có thể dựa vào những 
 Câu 4 gợi ý dưới đây 1,5 
 - Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến. 
 - Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ. 
 - Cần đem lại hạnh phúc, ấm no cho con người khi đất nước độc lập. 
PHẦN 1.Yêu cầu về kĩ năng: 
II: VIẾT - HS biết viết một đoạn văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi 0,5 
(16,0 chảy, giàu cảm xúc, thể hiện chất văn, biết cách dùng từ đặt câu, 
điểm) không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả,... 
 - Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học.. 
 2.Yêu cầu về kiến thức: 
 HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song cần đảm bảo được các ý 5,5 
 cơ bản sau: 
 * Về nghệ thuật: 
 - Thể thơ lục bát mượt mà, trữ tình. 
 Câu 1 - Các từ ngữ giàu hình ảnh "nhà dột", "gió lùa bốn bên", "những 
 (6,0 đ) đêm trắng trời"... 
 * Về nội dung 
 + Hai câu đầu giới thiệu hoàn cảnh, hoàn cảnh lại thật trớ trêu: mẹ ở 
 nhà một mình, mưa đêm nhà dột, gió lùa bốn bên. Trông nhờ vào 
 con, đứa con độc nhất thì nó lại đi xa. 
 + Hai câu tiếp nói lên nỗi vất vả của mẹ: Bao nhiêu hạt thẳng hạt 
 xiên/ Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời. 
 Hạt mưa cũng vô tình thôi nhưng trong văn cảnh của cặp lục bát 
 này, tất cả như cố ý làm khổ mẹ. Chữ “nhằm” nghe thật xót. 
 “Nhằm” vào mẹ đã xót lại còn nhằm vào mẹ những đêm trắng trời 
 thì xót đau biết nhường nào! Đêm trắng vò võ nhớ con, lại bị mưa 
 hắt vào người, vào mặt thì khổ quá còn gì! + Đến cặp lục bát cuối, tác giả mới nói cho ta biết đứa con về thăm 
 mẹ là bộ đội: Con đi đánh giặc suốt đời/ Vẫn không che nổi một nơi 
 mẹ nằm Đó là tình thương mẹ của đứa con ở độ cao trào. Đó là 
 một lời nhận lỗi về mình mà thật ra là trách nhiệm của toàn xã hội. 
 .... 
 a, Đảm bảo cấu trúc, thể loại của một bài văn tự sự đời thường: Bài 
 0,5 
 viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, sắp xếp hệ thống mạch lạc, chính xác. 
 b, Xác định đúng yêu cầu bài viết: kể lại một trải nghiệm với người 
 0,5 
 thân trong gia đình. 
 c. Kể lại một trải nghiệm với một người thân trong gia đình: 
 HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu 
 Câu 2 cầu sau: 
 (10 đ) 
 - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 
 - Giới thiệu được trải nghiệm sẽ kể. 8,0 
 - Những sự việc chính trong trải nghiệm: bắt đầu, diễn biến, kết thúc 
 - Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân 
 d. Chính tả, ngữ pháp 
 0,5 
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 
 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 
(Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên trong quá trình chấm bài cần linh hoạt cho điểm với 
những bài sáng tạo, chữ viết đẹp, có tố chất văn chương, trình bày khoa học,...) 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_thang_11_ngu_van_lop_6_nam_hoc_202.pdf