Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 12 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

pdf5 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 12 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KHÁO SÁT HỌC SINH GIỎI THÁNG 12 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 
 Môn : Ngữ văn 6 
 Thời gian làm bài : 120 phút 
 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 “Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương” ư ? Một điều nghe qua có vẻ 
 đơn giản; nhưng cái khó là làm sao chúng ta biết được mình đã gây tổn thương cho 
 người khác, đặc biệt là khi họ không bị tổn hại gì về thân thể. Không giao tiếp bằng 
 mắt với người bạn nói chuyện hay đang được giới thiệu, không đáp lại khi ai đó cần 
 bạn trả lời một câu hỏi, không đếm xỉa đến người đang nói trong cuộc thảo luận - tất 
 cả hành vi này đều gây tổn thương. Coi nhẹ lời gợi ý của bạn thân về công việc cả hai 
 đang tham gia thực hiện có thể gây bất lợi cho mối quan hệ cũng như lòng nhiệt tình 
 của người ấy. Một trong những hình thức gây tổn thương phổ biến và rõ ràng nhất là 
 không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó với bạn. Một số người nói 
 rằng, bị lờ đi như thế khiến họ cảm thấy đau đớn không kém gì bị xâm phạm thân thể. 
 (Trích “ Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay”- Ca-ren Ca-xây ) 
 Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? 
 Câu 2 (0,5 điểm). Ý kiến nêu ra trong đoạn trích trên là gì? 
 Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ ra những hành vi gây tổn thương cho người khác mà đôi khi ta 
 không nhận ra được tác giả nêu trong bài viết ? Việc dẫn ra những hành vi ấy có tác 
 dụng gì? 
 Câu 4 (1,5 điểm). Qua đoạn văn, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
 II. VIẾT (16,0 điểm) 
 Câu 1 (6,0 điểm): Từ phần đọc - hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình 
 bày ý kiến của mình về vai trò của việc biết lắng nghe người khác. 
 Câu 2 (10,0 điểm): 
 Trong giấc mơ em đã được gặp gỡ và trò chuyện với một nhân vật trong truyện 
 truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. Em hãy tưởng tượng và kể lại giấc mơ kì thú ấy. 
 -------------------HẾT-------------------- 
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM 
I. ĐỌC HIỂU 4,0 
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận 0,5 
Câu 2 Ý kiến nêu ra trong đoạn trích: Đừng làm tổn thương người khác 0,5 
Câu 3 - Những hành vi gây tổn thương người khác mà tác giả nêu ra trong 0,75 
 bài viết: 
 + Không giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện hay đang được 
 giới thiệu. 
 + Không đáp lại khi ai đó cần bạn trả lời một câu. 
 + Không đếm xỉa đến người đang nói trong cuộc thảo luận. 
 - Tác dụng: Những hành vi tác giả nêu ra là những dẫn chứng, 0,75 
 những biểu hiện cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ những tổn 
 thương mình có thể gây ra cho người khác đôi khi chính mình cũng 
 không nhận ra. Điều đó cho thấy làm tổn thương người khác có nhiều 
 dạng. Nó không chỉ là gây tổn hại về thân thể mà còn tổn hại về tinh 
 thần, tình cảm. 
Câu 4 HS nêu được bài học cho bản thân: Học sinh có nhiều cách trả lời 
 khác nhau song cần đảm bảo một số ý sau: 
 - Không nên có những hành vi khiếm nhã khiến người khác bị tổn 
 thương. 
 - Cần suy nghĩ thật kĩ trước khi nói hoặc thực hiện một hành động 
 nào đó với ai. 
 - Cần lắng nghe người khác nói để thể hiện sự tôn trọng họ và để 
 hiểu tâm tư, tình cảm của họ. 
 1,5 
 - Làm tổn thương người khác không đơn thuần chỉ là sự đánh đập 
 làm tổn hại về thân thể mà còn ở những hành vi, thái độ, lời nói làm 
 tổn hại về tinh thần 
 - Lên án, phê phán những việc làm, hành động, lời nói, hành vi 
 khiếm nhã, thô tục với người khác. 
 (HS phải nêu được ít nhất 02 bài học khác nhau; mỗi ý cho 0,75 
 điểm).Ngoài ra các em có thể rút ra những bài học khác miễn là hợp 
 lí, phù hợp chuẩn mực đạo đức. 
II. VIẾT 16,0 
 Viết đoạn văn khoảng (khoảng 200 chữ) bày ý kiến của em về vai 6,0 
Câu 1 trò của việc biết lắng nghe người khác. 
 * Yêu cầu về kĩ năng: 
 - HS biết viết một đoạn văn nghị luận có bố cục rõ ràng, có lí lẽ, dẫn 
 chứng thuyết phục, mạch văn lưu loát, hành văn trôi chảy, không 0,5 
 mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 
 - Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học. 
 * Yêu cầu về kiến thức: 
 HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song phải đảm bảo được các ý 
 cơ bản sau: 
 * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của việc biết lắng 0,5 
 nghe người khác. 
 * Giải thích vấn đề: Biết lắng nghe người khác 0,5 - Lắng nghe là quá trình tiếp nhận thông tin một cách chủ động. Biết 
 lắng nghe là luôn tập trung vào nội dung mà người nói đưa ra, hiểu 
 những gì mà người khác muốn nói tới, tập trung suy nghĩ, tư duy. 
 * Vai trò : 4,0 
 - Ở bất kì đâu, trong bất cứ công việc nào của cuộc sống con người 
 cũng cần vận dụng khả năng nghe để làm việc, học tập hiệu quả và 
 hoàn thiện bản thân. Biết lắng nghe thì con người sẽ thấu hiểu, sẽ vận 
 dụng tốt trong mọi mặt đời sống. 
 - Người biết lắng nghe người khác sẽ là người luôn khiêm tốn học 
 hỏi, tự hoàn thiện bản thân và tiến bộ nhanh. 
 - Lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng của mỗi cá nhân với người khác. 
 Vì vậy nó không chỉ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với 
 con người mà còn nhận được sự yêu quý, tôn trọng, sẻ chia của 
 người khác với mình. 
 Ví dụ: 
 + Ở nhà, con cháu biết lắng nghe những lời dạy bảo của ông bà, cha 
 mẹ, anh chị em trong gia đình thì sẽ làm tốt những công việc nhà, 
 biết cách học tập ở nhà, cư xử lễ phép, đúng mực 0,5 
 + Ở trường, học sinh biết lắng nghe lời thầy cô giảng dạy thì sẽ hiểu 
 bài sâu sắc. Khi đã hiểu bài rồi thì việc làm bài tập trở nên dễ dàng. 
 Hơn thế khi nhập tâm những lời khuyên bảo của thầy cô thì học sinh 
 sẽ không vi phạm nội quy của trường cũng như của lớp; luôn thân ái, 
 đoàn kết với bạn bè; góp phần tạo nề nếp tốt trong lớp, trong nhà 
 trường. 
 + Ở ngoài xã hội: Cùng với sự quan sát thì mỗi người biết lắng nghe 
 sẽ học hỏi được nhiều điều hay, học được những kĩ năng sống cần 
 thiết, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. 
 * Khẳng định ý kiến và rút ra bài học: Biết lắng nghe người khác có 
 rất nhiều lợi ích nhất là với lứa tuổi học sinh. Mỗi người cần phải chú 
 ý lắng nghe ý kiến của người khác thay vì nghe hời hợt, nghe câu 
 được câu chăng để tự học hỏi, tự hoàn thiện mang lại hiệu quả trong 
 học tập, làm việc 
 (HS có thể diễn đạt theo các khác nhưng đảm bảo nội dung vẫn 
 cho điểm theo hướng dẫn) 
 * Hướng dẫn cho điểm 
 - Điểm 5,0 - 6,0: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, hành văn trôi 
 chảy, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.. 
 - Điểm 3,5 - 4,75: Bài viết đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, trong 
 bài mắc một, hai lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 2,0 - 3,25: Bài viết đảm bảo 2/3 các yêu cầu trên. 
 - Điểm 0,25 - 1,75: Bài viết có nội dung sơ sài, còn mắc nhiều lỗi 
 chính tả, diễn đạt. 
 - Điểm 0: Bài viết không liên quan gì tới đề hoặc không viết bài. 
 Trong giấc mơ em đã được gặp gỡ và trò chuyện với một nhân 
Câu 2 vật trong truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. Em hãy 10,0 
 tưởng tượng và kể lại giấc mơ kì thú ấy. 
 1. Yêu cầu về kĩ năng: 
 0,5 
 - Học sinh biết viết một bài văn tự sự- kể chuyện tưởng tượng có xen lẫn miêu tả và biểu cảm. 
 - Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. 
 sáng tạo về cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một nhân vật trong một 
 truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích nào đó. Đảm bảo chuẩn 
 chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
 - Diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch đẹp; có tố chất văn chương. 
 - Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự có đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết 
 bài. 
 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh làm bài đúng thể loại, kiểu bài; có 
 thể tưởng tượng theo cách của riêng mình để tạo ra được cuộc gặp 
 gỡ, trò chuyện với nhân vật thật ấn tượng. Song về cơ bản phải làm 
 nổi bật được sự việc quan trọng có trong truyện đồng thời cũng làm 
 nổi bật ý nghĩa của truyện. 
 - Có thể tham khảo dàn ý sau: 
 Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ được gặp gỡ, trò chuyện với một nhân 
 vật nào đó trong truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích ( là nhân 1.0 
 vật nào, trong truyện gì). 
 Thân bài: 8,0 
 - Tưởng tượng không gian, địa điểm nơi em gặp gỡ nhân vật là ở 
 đâu? Cảnh ở đó có gì nổi bật? Em gặp nhân vật trong hoàn cảnh 
 nào?. Nhân vật hiện lên ra sao? (ngoại hình, tiếng nói, nét mặt, thái 2,0 
 độ, điệu bộ, cử chỉ..) 
 - Tưởng tượng cuộc trò chuyện (Có lời thoại giữa em và nhân vật cụ 5,0 
 thể, ấn tượng) 
 - Có thể có lời khuyên của em với nhân vật hoặc ngược lại 1,0 
 Lưu ý: Nội dung cuộc trò chuyện không được nói lại những điều đã 
 có sẵn trong sách vở mà phải hướng vào những vấn đề của cuộc 
 sống, hướng em và mọi người đến những giá trị nhân văn. 
 Kết bài: 1,0 
 - Tình huống làm cắt đứt giấc mơ. 
 - Suy nghĩ về giấc mơ đó 
* CÁCH CHO ĐIỂM: 
- Điểm 9-10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và 
phương pháp. Vận dụng tốt kĩ năng làm bài kể chuyện tưởng tượng, trình bày đẹp, 
diễn đạt tốt, bố cục rõ ràng, bài có cảm xúc và sáng tạo. 
- Điểm 7-8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đề, bài làm đúng phương pháp. 
Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, có cảm xúc. Còn mắc một số lỗi nhỏ 
về chính tả, ngữ pháp. 
- Điểm 5-6: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đề, bài làm đúng phương pháp. 
Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, có cảm xúc nhưng đôi chỗ kể chưa 
sáng tạo. Có chỗ còn viết lan man. Còn mắc một số lỗi về chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3-4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng đúng phương pháp về 
kiểu bài kể chuyện tưởng tượng . Có đoạn kể lan man, diễn đạt lủng củng 
- Điểm 1-2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng đúng phương pháp về 
kiểu bài kể chuyện tưởng tượng . Nhiều đoạn kể lan man, thậm chí lạc đề. Diễn đạt 
lủng củng 
- Điểm 0: Bài viết không liên quan gì đến đê bài hoặc bỏ giấy trắng . 
( Trên đây chỉ là định hướng, trong quá trình chấm giáo viên cần vận dụng biểu 
điểm linh hoạt cho điểm với những bài sáng tạo, chữ viết đẹp, có tố chất văn 
chương ) 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_thang_12_ngu_van_lop_6_nam_hoc_202.pdf