Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 12 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 12 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI - THÁNG 12 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Vết nứt và con kiến Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại dây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó làm tôi bất chợt nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trình quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thể hiện đặc trưng của thể loại văn học nào? Câu 2 (0,5 điểm).Trong văn bản,con kiến đã làm gì để vượt qua vết nứt? Câu 3 (1,5 điểm). Nêu ý nghĩa của "chiếc lá" và "vết nứt" trong câu chuyện? Câu 4 (1,5 điểm). Em hãy nêu bài học sau khi đọc xong văn bản? II. VIẾT (16,0 điểm) Câu 1(6,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày cảm nhận của em về bài thơ Trưa hè Trưa hè gió thổi Hoa phượng lung lay Cánh hoa rụng bay Tiếng ve ca rộn Nghe như tiếng đàn Trưa hè liên hoan Hoa bay, ve hát. ( Trần Đăng Khoa) Câu 2(10,0 điểm): Phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong truyện sau: Sợi dây thun Mẹ tôi có thói quen cất giữ những sợi dây thun khi mua bịch nước mía,bịch chè mỗi lúc đi chợ về.Tôi ngạc nhiên lắm cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không vứt nó đi. Một sợi dây thun thì làm được gì. Mẹ tôi còn dặn có sợi dây thun nào thì đưa cho mẹ cất. Đôi khi tôi lại quên lời mẹ,vứt sợi dây thun vào đống rác trước nhà.Thấy vậy mẹ nhặt lại và cất vào một chỗ. - Con không nên phí phạm vậy, con không dùng lúc này nhưng có thể vài bữa nữa con cần tới. - Lúc đó,tôi cũng chỉ ậm ừ cho xong chuyện. Rồi một hôm, khi những đứa con gái trong xóm tôi được ba mẹ mua chonhững sợi dây để chơi nhảy dây, tôi cũng xin tiền mẹ mua.Thật bất ngờ,mẹ tôi lấy một bịch dây thun mà tôi biết đó là những dây mà mẹ đã cất giữ trong năm qua.Tôi có một chùm dây thun dài để chơi nhảy dây, khi đó tôi mới biết ý nghĩa của việc tiết kiệm từng vật nhỏ nhất. Hôm qua mẹ vào chăm con gái, dây buộc tóc của mẹ đột ngột đứt, tôi đưa ngay cho mẹ sợi dây thun mà tôi đã cất giữ. Mẹ nhìn tôi mỉm cười. Có những việc đơn giản nhưng đó là sợi dây tình cảm của con người. (Nguồn-Hiền Phạm, =====Hết===== Họ và tên: .Phòng kiểm tra SBD .. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU 4,0 Câu 1 Thể loại:Truyện ngắn 0,5 Câu 2 Con kiến đã đặt chiếc lá qua ngang vết nứt,sau đó bò lên chiếc lá để 0,5 vượt qua. Câu 3 Ý nghĩa của: - Vết nứt: Những khó khăn, trở ngại, thách thức,những biến cố có thể 0,75 xảy ra đến với con người bất kì lúc nào mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống.Đó là quy luật tất yếu. -Chiếc lá:Cách giải quyết thông minh,giúp ta vượt qua khó khăn trở ngại. 0,75 Câu 4 HS nêu được bài học có ý nghĩa với bản thân phù hợp với nội dung câu chuyện, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. -Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào . -Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì nhẫn nại, đốimặt với thử thách,không nên chỉ mới gặp trở ngại đãvội vàng bỏ cuộc. 1,5 -Để theo đuổi được mục đích của bản thân,phải luôn nỗ lực,sáng tạo, để khắc phục hoàn cảnh. -Phải biết biến những trở ngại khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội,thành kinh nghiệm,thành hành trang quý giá cho ngày mai. ......... (HS phải nêu được ít nhất 02 bài học khác nhau; mỗi ý cho 0,75 điểm.) II. VIẾT 16,0 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày cảm nhận của em về bài thơ 6,0 Câu 1 "Trưa hè" của Trần Đăng Khoa. *Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết viết một đoạn văn biểu cảm có bố cục rõ ràng, ngôn từ chọn lọc, mạch văn lưu loát, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi diễn 0,5 đạt, lỗi chính tả. - Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học. *Yêu cầu về kiến thức: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: * Xác định đúng nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ cần biểu 0,5 cảm. * Triển khai hợp lý các ý. Đây là một gợi ý: - Bài thơ "Trưa hè" của nhà thơ trần Đăng Khoa đãghi lại khoảnh 2.5 khắc sôi nổi của cảnh vật trong một buổi trưa hè ở làng quê. Qua cách khám phá và thể hiện tài hoa của nhà thơ,bức tranh trưa hiện lên thật ấn tượng. + Những cánh hoa phượng đỏ thắm lung lay và rụng bay trước gió được nhà thơ so sánh thật thú vị "Như bướm lượn đầy vườn". Hình ảnh này làm cho người đọc hình dung những chú bướm với sắc màu đỏ thắm đang bay lượn dập dờn trước gió -> gợi lên khung cảnh đầy thơ mộng,yên bình biết bao. + Trong không gian yên tĩnh của trưa hè, tiếng ve- dàn đồng ca mùa hạ cất lên bản tình ca sôi động được nhà thơ so sánh độc đáo "Nghe như tiếng đàn". Tiếng ve ca vang giữa trưa hè như những tiếng đàn trong một buổi tiệc liên hoan-> khiến lòng người cảm thấy hân hoan, sảng khoái, thư thái. => Nhờ có hoa bay, ve hát mà bức tranh buổi trưa hè trở nên sinh động, có hồn, khiến cho con người có cảm giác an yên, dễ chịu trước cái nắng chói chang của ngày hè. - Người yêu thơ sẽ còn mãi ấn tượng với bài thơ "Trưa hè" ở những 1.0 hình ảnh ảnh nhân hóa, so sánh độc đáo, gợi nhiều liên tưởng thú vị... - Bài thơ nhỏ nhắn xinh xắn của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã giúp 1.0 chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh trưa hè ở làng quê Việt Nam: yên bình, thơ mộng, sinh động.... * Sáng tạo: Cách diễn tả độc đáo,có cảm nhận riêng. 0,5 (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo nội dung vẫn cho điểm theo hướng dẫn) * Hướng dẫn cho điểm - Điểm 5,0 - 6,0: bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc. - Điểm 3,5 - 4,75: Bài viết đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, trong bài mắc một, hai lỗi diễn đạt. - Điểm 2,0 - 3,25: bài viết đảm bảo 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25 - 1,75: bài viết có nội dung sơ sài, còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: bài viết không liên quan gì tới đề hoặc không viết bài. Câu 2 : Phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong truyện: Sợi dây Câu 2 10,0 thun 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết viết một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một truyện:có bố cục đầy đủ, hoàn chỉnh,làm nổi bật được đặc điểm 0,5 nhân vật. -Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, - Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, có tố chất văn chương. - Đảm bảo cấu trúc bài văn có đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh xác định đúng vấn đề và phạm vi phân tích, có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các nội dung sau: a. Mở bài: -Giới thiệu được tác phẩm, nhân vật. 0,5 - Nêu ấn tượng chung về nhân vật cần phân tích : Người mẹ trong câu chuyện. b. Thân bài * Nêu và phân tích những đặc điểm của nhân vật: - Người mẹ chịu khó,vun vén và tiết kiệm. +Mỗi khi đi chợ mua bịch nước mía,bịch chè, người mẹ đều cất giữ những sợi dây thun lại. 2,0 +Người mẹ còn dặn con có sợi dây thun nào thì đưa cho mẹ cất. +Có lần con vứt sợi dây vào thùng rác,người mẹ nhặt lên và cất giữ. ( Phân tích dẫn chứng) - Người mẹ có kinh nghiệm cuộc sống và cách dạy con nhẹ nhàng sâu sắc . + Khi con vứt sợi dây thun đi,người mẹ không hề la mắng mà nhẹ nhàng ân khuyên bảo. +Khi con xin tiền mẹ để mua dây thun, người mẹ đã lấy những dây mình cất giữ kết thành một chùm dây dài để chơi cùng các bạn. Lúc 3,0 đó con mới hiểu được ý nghĩa của sự tiết kiệm. +Khi người mẹ vào thăm con gái, dây buộc tóc của mẹ bị đứt,đứa con đã đưa cho mẹ sợi dây thun. Lúc này người mẹ mới nhẹ nhàng nói " Có những việc đơn giản nhưng đó là sợi dây tình cảm của con người". ( Phân tích dẫn chứng) * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Nhà văn đã xây dựng nhân vật bằng những việc làm cụ thể và những lời khuyên nhẹ nhàng,ân cần và sâu sắc của người mẹ. Đồng thời từ những kinh nghiệm quý báu trong thực tế cuộc sống của mình. Chính điều đó đã làm cho mẹ trở thành tấm gương sáng về đức tiết kiệm và 1,5 cách dạy con nhẹ nhàng, ân cần và hiệu quả. Hình ảnh người mẹ cũng là tư tưởng sáng tác của nhà văn. - Cách kể chuyện đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lắng đọng một bài học trong lòng người đọc. -Chọn ngôi kể thứ nhất thể hiện được tâm tư, tình cảm của nhân vật... *Ý nghĩa của hình tượng nhân vật:Người mẹ không chỉ là người chịu khó vun vén, tiết kiệm mà còn cho con thấy giá trị của sự tiết kiệm,không lãng phí và dạy con cần có đức tính tiết kiệm không phải bằng những lời giáo huấn lý thuyết mà bằng kinh nghiệm thực tế cuộc sống mà người mẹ từng trải qua. Điều đó đã khiến người con thay đổi 1,5 từ chỗ"thắc mắc mẹ cất những sợi dây thun làm gì" tới" sợi dây thun tôi đã cất giữ". Mẹ dạy con bằng tấm gương việc làm có ý nghĩa của mẹ. Đó là cách dạy con hiệu quả nhất. c. Kết bài -Khẳng định lại nhân vật. 0,5 - Rút ra bài học cho bản thân hoặc lời khuyên cho mọi người. 3. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ 0,5 Tổng điểm 20,0
File đính kèm:
de_khao_sat_hoc_sinh_gioi_thang_12_ngu_van_lop_7_nam_hoc_202.pdf