Đề kiểm tra 45’ môn Hình học lớp 11 - Chương I (theo chương trình nâng cao)

10.Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

 A)Hợp thành của hai phép tịnh tiến là một phép tịnh tiến.

B) Hợp thành của hai phép đối xứng trục là một phép đối xứng trục.

C) Hợp thành của một phép đối xứng tâm và một phép đối xứng trục là một phép đối xứng trục.

D) Hợp thành của một phép quay và một phép tịnh tiến là một phép tịnh tiến.

11.Cho đường tròn (O,R).Có bao nhiêu phép vị tự tâm O biến (O,R) thành chính nó?

 A) Không có phép nào. B) Có một phép duy nhất

 C) Chỉ có hai phép. D)Có vô số phép.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra 45’ môn Hình học lớp 11 - Chương I (theo chương trình nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ KIỂM TRA 45’
MÔN HÌNH HỌC LỚP 11-CHƯƠNG I
(Theo chương trình nâng cao)
I.Trắc nghiệm khách quan:Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả đã cho
1.Cho hai đường thẳng song song a và b.Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến a thành b?
 A)Không có phép tịnh tiến nào. B)Có duy nhất một phép tịnh tiến.
 C)Chỉ có hai phép tịnh tiến. D)Có vô số phép tịnh tiến.
2.Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho = (2;1) và M(-1;-3).Tọa độ của M’ là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo là:
 A) (-1;2) B) (1;-2) C) (2;-1) D) (-2;1)
3.Trong các hình sau,hình nào có một tâm đối xứng?
Đường tròn. B) Đường Elip. C) Hai đường thẳng song song. D) Đường thẳng.
4.Hình vuông có mấy trục đối xứng?
 A) 1. B) 2. C) Vô số. D) 4.
5.Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
 A)Tam giác đều có tâm đối xứng. B)Tứ giác có tâm đối xứng. 
 C)Hình thang cân có tâm đối xứng. D)Hình bình hành có tâm đối xứng. 
6.Cho hai đường thẳng bất kì d và d’.Có bao nhiêu phép quay biến d thành d’?
 A)Không có phép quay nào. B)Có duy nhất 1 phép quay
 C) Chỉ có 2 phép quay. D)Có vô số phép quay.
7.Cho tam giác đều ABC,với O là tâm đường tròn ngoại tiếp.Phép quay nào dưới đây biến tam giác ABC thành chính nó?
 A) Q(O,) B) Q(O,) C) Q(O,) D) Q(O,)
8.Hợp thành của hai phép đối xứng tâm là phép nào sau đây?
 A)Phép đối xứng trục. B) Phép đối xứng tâm.
 C) Phép quay. D) Phép tịnh tiến.
9.Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho đường tròn ©: và điểm I(2;1). Phép đối xứng qua tâm I biến đường tròn © thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau:
 A). B) .
 C) . D) .
10.Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
 A)Hợp thành của hai phép tịnh tiến là một phép tịnh tiến.
Hợp thành của hai phép đối xứng trục là một phép đối xứng trục.
Hợp thành của một phép đối xứng tâm và một phép đối xứng trục là một phép đối xứng trục.
Hợp thành của một phép quay và một phép tịnh tiến là một phép tịnh tiến.
11.Cho đường tròn (O,R).Có bao nhiêu phép vị tự tâm O biến (O,R) thành chính nó?
 A) Không có phép nào. B) Có một phép duy nhất
 C) Chỉ có hai phép. D)Có vô số phép.
12.Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
Hai đường thẳng bất kì luôn đồng dạng.
Hai đường tròn bất kì luôn đồng dạng.
Hai hình vuông bất kì luôn đồng dạng.
Hai hình chữ nhật bất kì luôn đồng dạng.
II.Phần tự luận (7 điểm)
BàiI(4điểm) Cho hai điểm A,B và đường tròn (O ) không có điểm chung với đường thẳng AB.Qua mỗi điểm M chạy trên (O ) dựng hình bình hành MABN.Chứng minh rằng điểm N thuộc một đường tròn xác định.
BàiII (3 điểm): Cho đường tròn (O,R) đường kính AB.Một đường tròn (O’,R’) tiếp xúc với (O,R) và AB lần lượt tại C và D.Đường thẳng CD cắt (O,R) tại I. Chứng minh rằng I là trung điểm của cung AB.
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm khách quan:Mỗi câu 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
D
B
D
D
D
B
D
A
A
C
D
II.Phần tự luận
BàiI: không đổi (1đ)
 Phép tịnh tiến theo biến M thành N (1,5đ)
 Vì M chạy trên (O ) nên N chạy trên (O’) là ảnh của (O ) qua .(1,5đ)
BàiII:-C là tâm vị tự của (O ) và (O’) (1đ)
 - D thuộc (O’),I thuộc (O ),C,D,I thẳng hàng
 nên biến O thành O’,I thành D.(1đ)
 -OI song song với O’D nên OI vuông góc với AB (0,5đ)
 -Kết luận: I là trung điểm của cung AB (0,5đ)

File đính kèm:

  • docHH11 Tiet 14 KTra 1t e.doc