Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 8 - Đỗ Thị Thu Thủy (Có đáp án)

Câu 12: Đầu thế kỉ XX, châu Âu hình thành hai khối quân sự kình địch nhau là:

A. khối đế quốc phát xít và khối đế quốc dân chủ. B. khối đế quốc phát xít và khối liên minh.

C. khối Liên minh và khối Hiệp ước. D. khối Hiệp ước và khối các nước trung lập.

Câu 13: Thái tử Áo - Hung bị ám sát bởi

A. một phần tử khủng bố ở Xéc-bi. B. một phần tử khủng bố ở Nga.

C. một phần tử khủng bố ở Pháp. D. một phần tử khủng bố ở Anh.

Câu 14: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu ở hai mặt trận chính là

A. Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. B. Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Tây.

C. Mặt trận phía Tây và Mặt trận phía Nam. D. Mặt trận phía Tây và Mặt trận phía Tây Nam.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử Lớp 8 - Đỗ Thị Thu Thủy (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHUT MÔN LỊCH SỬ 8
Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị Thu Thủy
Trường THCS Phùng Chí Kiên
THIẾT LẬP MA TRẬN.
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
2
1
1
2. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX .
2
3
1
3. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918).
3
2
4. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917-1921). 
1
1
1
5. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
3
1
2
1
6. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939).
1
3
2
3
TN
TL
Số câu:
12
12
4
4
2
Tổng số câu:
32 (75%-NB, TH; 25%- VD)
2
Số điểm: 8,0 = 80%
80%
20%
*Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm là: 0,25 điểm.
BẢNG MÔ TẢ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
-Trình bày được các lí do các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
- Nêu được nước đầu tiên tiến hành xâm lược Trung Quốc.
- Hiểu được những năm 1840-1842 ở TQ diễn ra sự kiện gì.
- Đánh giá được tính chất của Cách mạng Tân Hợi
Số câu
Số điểm
Số câu: 2
Số điểm: 0, 5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
2. . Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX .
- Nêu được nguyên nhân Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị.
- Trình bày được nội dung của cải cách Minh Trị.
- Lí giải được vào năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã đề ra cải cách.
- Phân tích được những tác động của cải cách Minh Trị.
- giải thích được lí do kinh tế Nhật phát triển cuối thế kỉ XIX.
- Đánh giá được sự kiện nào chứng tỏ Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Số câu
Số điểm
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
3.  Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918).
- Nắm được nguyên nhân bùng nổ CTTGT1.
- Biết được đầu thế kỉ XX thế giới hình thành 2 phe đế quốc kình địch nhau.
- Nêu được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến CTTGT1.
- Phân tích được chiến tranh TG thứ nhất diễn ra trên các mặt trận nào.
- Hiểu được thời điểm kết thúc chiến tranh TG thứ nhất.
số câu số điểm
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
4.Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917-1921). 
- Nêu được hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng Tháng Hai.
- Trình bày được nội dung ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Phân tích được đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười Nga.
Số câu: 
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
5. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
- Nêu được sự phát triển vượt trội của nền kinh tế Mĩ sau CTTGT1.
- Nắm được lĩnh vực đầu tiên bị khủng hoảng ở Mĩ.
- Trình bày được những gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ  đã đè nặng lên tầng lớp nào nhất.
- Nêu được sự phát triển kinh tế của Mĩ những năm 20 thế kỉ XX.
- Phân tích được ai là người thực hiện chính sách mới ở Mĩ.
- Lí do vì sao nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
- Phân biệt được đâu không phải là tác dụng của chính sách mới ở Mĩ.
Số câu
Số điểm
Số câu: 3
Số điểm: 0, 75
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
6. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939).
-  Nêu được sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Nhật Bản.
- Phân tích được đặc điểm của kinh tế Nhật Bản sau CTTGT1.
- Lí giải được trong thập niên 30 của TK XX. ở Nhật không diễn ra sự kiện gì.
- Phân tích được lí do bành trướng Trung Quốc đầu tiên trong quá trình chạy đua vũ trang của Nhật.
-Liên hệ được  sự động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nước Nhật.
- Lí giải được tác dụng của phong trào đấu tranh của quần chúng ở Nhật Bản.
- giải thích được lí do để đưa nước Nhật thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền đã làm gì.
- Lí giải được lí do để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền NB tiến hành bành trướng TG.
- Đánh giá được quá trình chạy đua vũ trang đã biến Nhật thành lò lửa chiến tranh ở châu Á- TBD.
Tổng số câu
Tổng số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 3
Số điểm:0,75
 Số câu: 2
Số điểm:0,5
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Tổng
Số câu: 12
Số điểm: 3,0
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
Số câu: 12
Số điểm: 3,0
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN.
A. TRẮC NGHIỆM: ( 8 điểm) Hãy chọn một phương án đúng nhất và ghi kết quả vào bài thi.
Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân xâm chiếm Trung Quốc của các nước đế quốc?
A. Trung Quốc là một nước lớn.                  B. Trung Quốc có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Trung Quốc có nền văn hóa rực rỡ.        D. Có chế độ phong kiến phát triển mạnh.
Câu 2: Nước mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX là
A. Anh.                                B. Pháp.                                  C. Mĩ.                               D. Đức.
Câu 3: Năm 1840-1842 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện nào?
A. Chiến tranh Trung-Nhật.                                                B. Chiến tranh thuốc phiện.
C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.                                          D. Cuộc vận động Duy tân.
Câu 4: Cách mạng Tân Hợi là
A. một cuộc cách mạng tư sản.                                          B. một cuộc cách mạng vô sản.
C. một cuộc cách mạng dân chủ vô sản.                            D. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 5: Trước tình hình các nước tư bản phương Tây ngày càng can thiệp vào Nhật Bản buộc Nhật phải:
A. Duy trì chế độ phong kiến mục nát.                               B. Tiến hành cuộc nội chiến.
C. Canh tân để phát triển đất nước.                                    D. Nhờ các nước bên ngoài viện trợ.
Câu 6: Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã
A. tiến hành chiến tranh xâm lược nước Nga.                   B. thực hiện một cuộc đảo chính.
C. thực hiện chính sách" bế quan tỏa cảng".                      D. thực hiện cuộc Duy tân Minh Trị.
Câu 7: Nội dung chính trong cuộc Duy tân Minh Trị là:
A. cải cách trên lĩnh vực chính trị.                                     B. cải cách trên lĩnh vực quân sự.
C. cải cách trên tất cả các lĩnh vực.                                    D. cải cách trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 8: Kết quả có ý nghĩa nhất khi Nhật thực hiện cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Nhật Bản trở  thành đồng minh của các nước đế quốc.
B. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
C. Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế phát triển.
D. Nhật Bản học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các nước phương Tây. 
Câu 9: Vì sao kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỉ XIX?
A. Nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được sau chiến tranh Trung - Nhật.
B. Vì Nhật Bản tiến hành các cuộc cải cách tiến bộ về kinh tế.
C. Nhật Bản có nhiều đồng minh giúp đỡ về kinh tế.
D. Nhật Bản buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến thu được nhiều lợi nhuận.
Câu 10: Sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?
A. Nhật Bản phát triển kinh tế cao nhất châu Á.
B. Nhật Bản trở thành đồng minh của các nước đế quốc.
C. Nhật đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng.
D. Phong trào công nhân ở Nhật Bản phát triển.
Câu 11: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.        
B. Giải quyết mâu thuẫn giữa các nước để chia lại thị trường thế giới.          
C. Để giành giật ngôi vị bá chủ thế giới giữa các nước đế quốc.
D. Tìm kiếm đồng minh để phát triển kinh tế của các nước đế quốc.
Câu 12: Đầu thế kỉ XX, châu Âu hình thành hai khối quân sự kình địch nhau là:
A. khối đế quốc phát xít và khối đế quốc dân chủ.      B. khối đế quốc phát xít và khối liên minh.
C. khối Liên minh và khối Hiệp ước.                       D. khối Hiệp ước và khối các nước trung lập. 
Câu 13: Thái tử Áo - Hung bị ám sát bởi
A. một phần tử khủng bố ở Xéc-bi.                              B. một phần tử khủng bố ở Nga.
C. một phần tử khủng bố ở Pháp.                                 D. một phần tử khủng bố ở Anh.
Câu 14: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu ở hai mặt trận chính là
A. Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam.       B. Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Tây.
C. Mặt trận phía Tây và Mặt trận phía Nam.      D. Mặt trận phía Tây và Mặt trận phía Tây Nam.
Câu 15: Ngày 11/11/1918 diễn ra sự kiện lịch sử nào?
A. Đức đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới kết thúc.
B. Liên quân Anh, Pháp, Mĩ tấn công trên khắp các mặt trận.
C. Quân Anh, Pháp bắt đầu phản công ở mặt trận phía Tây.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nhà nước Xô viết rút khỏi chiến tranh.
Câu 16: Sau Cách mạng tháng Hai, chính quyền được thành lập ở nước Nga là
A. chính phủ lâm thời tư sản.
B. nền chuyên chính của giai cấp vô sản.
C. chính phủ liên hiệp của quý tộc phong kiến và tư sản.
D. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
Câu 17: Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga?
A. Cách mạng đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền.
C. Đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu.
D. Đưa nước Nga được xếp vào các nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thì
A. nền kinh tế Mĩ bị thiệt hại nặng nề.                      
B. nền kinh tế bị lâm vào khủng hoảng sâu sắc. 
C. nước Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
D. nước Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
Câu 19: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ năm 1929 bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực tài chính-ngân hàng.                                                       B. Lĩnh vực công nghiệp.
C. Lĩnh vực nông nghiệp.                                                                   D. Lĩnh vực thương mại.
Câu 20: Gánh nặng của cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào sau đây?
A. Công nhân                     B. Nông dân                          C. Tư sản.                         D. Tiểu tư sản
Câu 21: Ai là người đã thực hiện " Chính sách mới" đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong những năm 1929-1933?
A. Ai-xen-hao.                   B. Ních-xơn.                      C. Ken-nơ-đi.                      D. Ru-dơ-ven. 
Câu 22: Đâu không phải là tác dụng của "Chính sách mới" ở Mĩ?
A. cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ.                
B. giúp nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
C. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp thế giới.   
D. Giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động.
Câu 23: Vì sao nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933)?
A. Nhờ dựa vào những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
B. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
C. Nhờ chú trọng phát triển những ngành công nghiệp then chốt.
D. Nhờ thực hiện Chính sách mới.
Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
A. Bị tàn phá, thiệt hại nặng nề.                          B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc.                       D. Thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì.
Câu 25: Tháng 7/1922, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì?
A. Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập.                           B. Cuộc " bạo động lúa gạo" bùng nổ.
C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.          D. Diễn ra trận động đất lớn.
Câu 26: Trong thập niên 30, ở Nhật Bản không diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Quá trình thiết lập chế độ phát xít.          B. Các phong trào đấu tranh của nhân nhân lan rộng.
C. Những cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.    D. Xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.
Câu 27: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã
A. đem lại cho Nhật Bản rất nhiều nguồn lợi.
B. giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.
C. Đưa Nhật bước sang thời kì phát triển phồn vinh.
D. đưa Nhật Bản sang thời kì phục hồi các nền kinh tế.
Câu 28: Để đưa nước Nhật thoát khỏi cuộc khủng hoảng giới cầm quyền đã
A. Tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng.
B. Cải cách về kinh tế.
C. Cải cách hệ thống chính trị.
D. Cải cách tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 29: Tác dụng lớn nhất của cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản là:
A. Giành được chính quyền dân chủ nhân dân.
B. Thúc đẩy phong trào chống phát xít ở châu Á.
C. Làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.
D. Đem lại ruộng đất cho dân cày.
Câu 30: Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?
A. Để phô trương sức mạnh về quân sự.             B. Để tăng cường thêm cho ngân sách quân sự.
C. Chạy đua cùng phe Đồng minh.                     D. Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Câu 31: Quá trình chạy đua vũ trang đã biến nhật thành
A. một lò lửa chiến tranh ở châu Á-Thái Bình Dương              
B. một nước cường quốc về quân sự.
C. một nước nông nghiệp phát triển.                                         
D. một nước có nền khoa học - kĩ thuật tiên tiến nhất thế giới.
Câu 32: Mở đầu cho quá trình bành trướng Nhật Bản đã tiến hành.
A. Xâm lược Triều tiên.                                       B. Xâm lược Việt Nam.
C. Xâm lược Trung Quốc.                                    D. Xâm lược Nga.
B. TỰ LUẬN: (2 điểm)
Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. ( 1 điểm)
Câu 2: Sự phát triển của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX như thế nào?.( 1 điểm)
 Đáp án: 
Câu 1. (1 điểm)
Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi vận mệnh đất nước và con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
* Đối với thế giới:
- Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước ...
Câu 2. (1 điểm)
 Nước Mĩ trong thập niên 20 của Thế kỉ XX.
* Kinh tế:
- Kinh tế phát triển nhanh, là trung tâm công nghiệp, tài chính thương mại thế giới.
- Công nghiệp: Sản lượng tăng 69%, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ôtô, dầu lửa 
- Nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_lich_su_lop_8_do_thi_thu_thuy_co_dap.doc
Bài giảng liên quan