Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thanh Thủy (Có đáp án)

Câu 5: Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là Trợ từ?

A-Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

B- Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run lên theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

C-Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.

D- Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ!

Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có chứa Thán từ?

A-Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.

B- Con gái tôi vẽ đây ư?

C- Quyển sách này là của bạn An.

D- Số phận lão Hạc đáng thương thay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Thanh Thủy (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Họ và tên: Trần Thị Thanh Thủy
Trường THCS Phùng Chí Kiên
Phòng Giáo dục- đào tạo TP Nam Định ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I 
Trường THCS Phùng Chí Kiên (Năm học 2018-2019) 
 MÔN: NGỮ VĂN lớp 8
 Thời gian làm bài : 90 phút
 (Không kể thời gian giao đề) 
I-Trắc nghiệm:( 2,0đ) Chép lại đáp án đúng:
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau: học sinh, sinh viên, giáo viên, nghề nghiệp, công nhân, nông dân, kĩ sư”
 A-Môn học C- Nghề nghiệp
 B-Tính cách D- Nghệ thuật
Câu 2: Các từ “buồn, vui, phấn khởi, sung sướng, rầu rĩ, sợ hãi ” thuộc trường từ vựng nào?
A-Trường từ vựng hoạt động của người C-Trường từ vựng trạng thái của người
B-Trường từ vựng chỉ ngoại hình của người D-Trường từ vựng tính cách của người
Câu 3: Dòng nào sau đây chỉ có từ tượng hình:
A- móm mém, hu hu, xồng xộc, vật vã C- soàn soạt, rón rén, lẻo khoẻo, lộp bộp
B- xồng xộc, vật vã, ư ử, rũ rượi D- khúc khuỷu, lấm tấm, rũ rượi, xộc xệch
Câu 4: Dòng nào sau đây chỉ có từ tượng thanh:
A-lộp bộp, ha hả, hu hu, tích tắc C- lộp bộp, tích tắc, leng keng, soàn soạt 
B-lộp bộp, ha hả, lò dò, lom khom D- leng keng, lất phất, ào ào, chập chững
Câu 5: Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là Trợ từ?	
A-Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
B- Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run lên theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
C-Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
D- Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ!
Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có chứa Thán từ?
A-Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
B- Con gái tôi vẽ đây ư?
C- Quyển sách này là của bạn An.
D- Số phận lão Hạc đáng thương thay.
Câu 7: Trong những câu sau, câu nào không sử dụng Tình thái từ?
A-Bác trai đã khá rồi chứ? C- Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
B-U bán con thật đấy ư? D- Hỡi ơi lão Hạc!
Câu 8: Khi sử dụng Tình thái từ cần chú ý điều gì?
A-Tính địa phương . C-Không được sử dụng biệt ngữ.
B-Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. D- Phải có sự kết hợp với các trợ từ.
II- Đọc- hiểu văn bản (3 điểm)
Dưới đây là trích đoạn trong văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng:
 “ Cô tôi chưa nói dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
 ( Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2017-trang 16 )
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích trên.
Câu 3: Nêu một vài suy nghĩ của em về chú bé Hồng qua đoạn trích trên? (Không quá 10 dòng giấy thi)
III- Phần Tập làm văn: (5.0 điểm)
Hãy kể lại một việc làm tốt khiến cha mẹ ( thầy cô) vui lòng.
Phòng Giáo dục- đào tạo TP Nam Định 
Trường THCS Phùng Chí Kiên 
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 8 TUẦN HỌC KÌ I( Năm học 2017-2018)
I/ Phần trắc nghiệm:(2đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
D
A
C
A
D
B
II/ Phần Đọc- hiểu ( 3đ)
Câu 1: ( 0.5đ)
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2: (0,5đ) HS có thể chỉ ra phép so sánh hoặc liệt kê
+ Nếu phép liệt kê: liệt kê các hình ảnh so sánh( hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ); liệt kê một loạt các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến
+ Nếu phép tu từ so sánh : Những cổ tục đã đày đoạ mẹ Hồng được ví với hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ.
Tác dụng:(0.5đ) Những cổ tục rất đáng sợ, có thể gây tổn hại cho con người-> diễn tả lòng căm giận đối với những cổ tục của xã hội phong kiến đồng thời diễn tả tình yêu thương mẹ mãnh liệt của cậu bé Hồng.
Câu 3: (1.5đ)
 Học sinh có thể tuỳ theo suy nghĩ của bản thân viết 1 đoạn hoặc gạch đầu dòng thể hiện được sự hiểu biết về chú bé Hồng qua đoạn trích.
III- Phần Tập làm văn: (5.0 điểm)
A-Mở bài: (0,5 ®)Giới thiệu được chủ đề: một việc làm tốt
( HS giới thiệu linh hoạt)
B- Thân bài: ( 4đ): Triển khai được các nội dung:
- Đó là việc làm gì?( 0.5đ)
- Ở đâu?( 0.5đ)
- Diễn ra thế nào?(2,5đ)
-Chú ý : + nội dung tư tưởng phải rõ ràng, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
 +Khi kể phải kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 + Chỉ kể 1 việc làm tốt, không được kể nhiều việc.
- Kết thúc ra sao?(0.5) Phần này có thể linh hoạt kể trong phần kết.
C- Kết bài: (0,5đ)
 -Bộc lộ suy ngẫm, ấn tượng sâu sắc về kỉ niệm mà mình vừa kể.	
*Cách cho điểm:
a- Điểm 5 – 4.5: đáp ứng các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức; có chỗ sâu sắc; kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, diễn đạt tốt.
b- Điểm 4.25 – 3.5: đáp ứng các yêu cầu cơ bản như trên; diễn đạt khá.
c- Điểm 3.25 – 2.5: đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức; diễn đạt bình thường.
d- Điểm 2.25 – 1.5: đáp ứng các yêu cầu của đề nhưng nội dung hời hợt, lí lẽ thiếu chặt chẽ; diễn đạt yếu.
e- Điểm 1.25- 0.75: có ý chạm vào yêu cầu của đề.
f- Điểm 0.5- 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Phòng Giáo dục- đào tạo TP Nam Định 
Trường THCS Phùng Chí Kiên 
BIÊN SOẠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KÌ I( 2017- 2018)
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng số
I.Tiếng Việt 
Nhận diện Từ tượng hình, từ tượng thanh, Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ
Hiểu rõ :Cấp độ khái quát cả nghĩa từ ngữ, Trường từ vựng, Tình thái từ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
5
1.25đ
12.5%
3
0.75đ
7.5%
8
2.0
20%
II. Đọc- hiểu
Nhận biết phương thức biểu đạt của đoạn trích.; 
Chỉ ra phân tích được 1 biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích
Vận dụng kiến thức và kĩ năng trình bày suy nghĩ về bé Hồng.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0.5đ
5%
1
1đ
10%
1
1.5đ
15%
3
3.0
30%
III. Tập làm văn
Vận dụng kiến thức kĩ năng để viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
5đ
50%
1
5.0
50%
Tổng số câu:
Tổng số điểm
Tỉ lệ:
6
2.25đ
22.5%
4
1.25đ
12.5%
1
1.5đ
15%
1
5đ
50%
12
10.0
100%

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_8_tuan_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2.doc