Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án)

“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn cản dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.”

 (Trích: Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngữ văn 6, tập 1)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

b. Tìm các danh từ và động từ có trong câu in đậm.

c. Liệt kê các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích.

d. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) cảm nhận về nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh trong đoạn trích.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1. (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.
“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. 
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn cản dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.”
 (Trích: Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngữ văn 6, tập 1)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
b. Tìm các danh từ và động từ có trong câu in đậm.
c. Liệt kê các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích. 
d. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) cảm nhận về nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh trong đoạn trích.
Câu 2. (5 điểm)
Có một lần em thức giấc giữa đêm và nghe được lời tâm sự của cuốn sách bị vẽ bẩn, vứt lăn lóc trên nền nhà. Hãy kể lại cho mọi người cùng nghe nhé!
--- HẾT ----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh: .......... Số báo danh: .......
PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HKI
 NĂM HỌC 2019 – 2020
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
 THỜI GIAN: 90 PHÚT.
1. Ma trận đề
Nội dung
Kiểm tra đánh giá
Mức độ cần đạt

Tổng số
 Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng
cao
Đọc – hiểu
Ngữ liệu:
01 đoạn văn tự sự
- Xác định phương thức biểu đạt.
- Xác định danh từ trong câu văn trích dẫn

 - Nắm được ý nghĩa của chi tiết trong đoạn trích..

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.
 


Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,5
20 %
1
1,5
10 %
1
2,0
20%

5
5,0
50 %
Làm văn

Văn tự sự



Viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.


Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ



1
5,0
50 %
1
5,0
50 %

Tổng toàn bài
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,5
20 %
1
1,5
10 %
 1
 2,0
 20%
1
5,0
50 %
6
10
100 %

2.Đề ra: 
Câu 1. (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
“Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. 
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn cản dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.”
 (Trích: Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngữ văn 6, tập 1)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
b. Tìm các danh từ và động từ có trong câu in đậm.
c. Liệt kê các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích. 
d. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) cảm nhận về nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh trong đoạn trích.
Câu 2. (5 điểm)
Có một lần em thức giấc giữa đêm và nghe được lời tâm sự của cuốn sách bị vẽ bẩn, vứt lăn lóc trên nền nhà. Hãy kể lại cho mọi người cùng nghe nhé!
 --------------HẾT--------------------
3.Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
Câu 1. (5 điểm)
Ý
 Yêu cầu kiến thức, kĩ năng
Điểm
a
Phương thức biểu đạt chính là tự sự
0,5
b
Học sinh xác định được:
- Danh từ gồm: thần, mưa, gió, giông bão, đất trời, nước sông, Sơn Tinh.
- Động từ gồm: hô, gọi, làm, rung chuyển, dâng, đánh.

0,5
0,5
c
Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích: 
+ Sơn Tinh và Thủy Tinh là 2 vị thần.
+ Thủy Tinh sử dụng phép thần thông “hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh”
+ Sơn Tinh “dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn cản dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu”.
1,5
d
* Kĩ năng: biết viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
* Kiến thức: Học sinh tùy ý lựa chọn nhân vật, cũng như thể hiện cảm nhận của bản thân về Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh. Song về cơ bản có thể theo các hướng sau: 
- Cả hai nhân vật đều có tài năng kì lạ.
- Trận so tài giữa cả hai diễn ra quyết liệt -> kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua. -> Học sinh thích nhân vật nào/ ấn tượng về ai thì thể hiện cảm nghĩ riêng của các em..
(Lưu ý: Khi chấm câu này giáo viên cần linh hoạt vì đây là dạng câu hỏi mở, không chỉ có một đáp án duy nhất. Chấp nhận cách cảm nhận riêng của các em, miễn là hợp lí) 
0,5
1,5

Câu 2: (5 điểm) Có một lần em thức giấc giữa đêm và nghe được lời tâm sự của cuốn sách bị vẽ bẩn, vứt lăn lóc trên nền nhà. Hãy kể lại cho mọi người cùng nghe nhé!
Ý
 Yêu cầu kiến thức và kĩ năng
Điểm
a
 * Kĩ năng:
 - Biết viết bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng, có cấu trúc đầy đủ ba phần, rút ra được ý nghĩa/ bài học cụ thể.
- Diễn đạt mạch lạc, sáng rõ, đúng yêu cầu ngữ pháp Tiếng Việt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
1,0

 *Kiến thức: 

b
Xác định được vấn đề tự sự: Lời tâm sự của cuốn sách bị vẽ bẩn, vứt lăn lóc trên nền nhà.
0,5
c
 Do yêu cầu đề kể chuyện tưởng tượng, học sinh có thể làm bài theo nhiều cách song cần biết xây dựng nhân vật, chuỗi sự việc dựa trên cơ sở sự thật. (cuốn sách gì, của ai, bị vẽ như thế nào...; thời gian...)
 Sau đây là một hướng triển khai: 
 MB: Giới thiệu được tình huống diễn ra sự việc.
 TB: Kể chi tiết diễn biến sự việc, có thể theo hướng: Em nghe được những lời tâm sự gì của cuốn sách, với ai? (Có thể là về việc bị ai vẽ bẩn, làm rách, làm sao mà thường nằm lăn lóc trên nền nhà...-> cảm xúc của cuốn sách khi bản thân không được giữ gìn cẩn thận...; lời an ủi của các nhân vật cùng tham gia...). Lời tâm sự đó gợi trong em suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì cho bản thân?....
 KB: Cảm nghĩ chung của người viết về câu chuyện.
(*Lưu ý: Với đề ra theo hướng mở, giáo viên chấm cần linh hoạt, khuyến khích những bài viết sáng tạo có hướng đi riêng, miễn là triển khai thuyết phục.)
3,5
0,5
2,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.doc