Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4
A. Bài kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm)
Đoạn thứ nhất:
NGƯỜI MANG HẠT GIỐNG MỚI
Vào thế kỉ thứ XVI, ở làng Phù Xa, tỉnh Sơn Tây (cũ) có ông Phùng Khắc Khoan là người học rộng tài cao, rất chăm lo đến việc giúp dân làm ăn. Thời kì làm quan trong triều, có lần ông đi sứ Trung Quốc. Trên đường đi từ biên giới đến kinh đô Trung Quốc, ông thường tìm hiểu cách làm ăn của dân chúng. Dạo ấy, trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn, chỗ nào ông cũng thấy người ta trồng một thứ cây màu xanh ngắt. Dò hỏi mãi ông mới biết đó là cây “ngọc mễ” (tức là gạo ngọc), một loại hạt to gấp mười lần hạt gạo, dùng để ăn thay gạo rất ngọt miệng.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt lớp 4 Năm học 2019 – 2020 A. Bài kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm) Đoạn thứ nhất: NGƯỜI MANG HẠT GIỐNG MỚI Vào thế kỉ thứ XVI, ở làng Phù Xa, tỉnh Sơn Tây (cũ) có ông Phùng Khắc Khoan là người học rộng tài cao, rất chăm lo đến việc giúp dân làm ăn. Thời kì làm quan trong triều, có lần ông đi sứ Trung Quốc. Trên đường đi từ biên giới đến kinh đô Trung Quốc, ông thường tìm hiểu cách làm ăn của dân chúng. Dạo ấy, trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn, chỗ nào ông cũng thấy người ta trồng một thứ cây màu xanh ngắt. Dò hỏi mãi ông mới biết đó là cây “ngọc mễ” (tức là gạo ngọc), một loại hạt to gấp mười lần hạt gạo, dùng để ăn thay gạo rất ngọt miệng. Câu hỏi: Trên đường đi từ biên giới đến kinh đô Trung Quốc, ông Phùng Khắc Khoan thấy điều gì lạ ở nước này? Đoạn thứ hai: BÔNG NGŨ SẮC Bông có năm màu thường thấy là: xanh - đỏ - trắng - vàng - cam. Một lần cùng người bạn học cũ, nay là giáo sư triết học tại Đức, đến trung tâm thương mại quốc tế của Đức, cả hai chúng tôi sững sờ trước một vạt bông ngũ sắc rực rỡ trong vườn ngự uyển của Nữ hoàng. Ở Huế, ngũ sắc mọc hoang ở vệ đường, suốt dọc đường tàu xuyên Việt, cơ man nào là bông ngũ sắc. Mấy mươi năm xa, chúng tôi không thể nào quên và thấy bông của chúng nở đầy kí ức. Câu hỏi: Điều gì khiến tác giả và người bạn giáo sư sững sờ khi ở nước Đức? Đoạn thứ ba: CHIỀU NGOẠI Ô Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. Câu hỏi : Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2019 – 2020 A. Phần kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 80 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm - Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm. + Trả lời câu hỏi đoạn 1: Trên đường đi từ biên giới đến kinh đô Trung Quốc, ông Phùng Khắc Khoan thấy lạ ở nước này Có một loài cây lạ màu xanh ngắt trồng khắp các sườn đồi, núi. + Trả lời câu hỏi đoạn 2: Điều gì khiến tác giả và người bạn giáo sư sững sờ khi ở nước Đức là thấy một vạt bông ngũ sắc trong vườn ngự uyển của Nữ hoàng. + Trả lời câu hỏi đoạn 3: Điều làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN Họ và tên: ....................................... Lớp: 4 ...... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2019 – 2020 Điểm đọc Điểm viết Điểm TV chung Lời phê của giáo viên Chữ kí GV ...................................................................... ...................................................................... ĐỀ CHẴN A. KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: .......... Đọc thầm: QUÀ SINH NHẬT Kỉ niệm sinh nhật bé Thủy, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi. Ôi! Bao nhiêu là đồ chơi. Gấu bông, ô tô, xếp hình... Bé dừng lại một chút ở cửa hàng búp bê. Cô búp bê trông xinh quá, bím tóc được tết nơ đỏ xanh, cặp má phúng phính đỏ hồng. Bé Thủy chưa biết chọn đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích. Đi đến góc phố, bé Thủy thấy một bà cụ tóc bạc đứng bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng. Bé kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu: - Cháu mua búp bê cho bà đi. Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thủy thầm nghĩ “Có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này”. Chợt bé Thủy chỉ vào búp bê có cái váy khâu bằng vải vụn màu xanh, mặt độn bông, hai mắt được chấm mực không đều nhau nói với mẹ: - Mẹ mua cho con con búp bê này đi! Trên đường về, mẹ hỏi Thủy: - Sao con lại mua con búp bê này? Bé chúm chím cười: - Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời rét vậy mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui. Theo Vũ Nhật Chương Dựa vào nội dung câu chuyện, làm theo yêu cầu của bài tập: 1. Bé Thủy đã chọn mua món quà gì? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A. Một chú gấu bông B. Búp bê trong cửa hàng C. Búp bê của bà cụ D. Đồ chơi xếp hình 2. Những cô búp bê trong câu chuyện có đặc điểm gì? (Nối từng ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B để được ý đúng). A B Búp bê trong cửa hàng khâu bằng vải vụn sơ sài bím tóc được tết nơ đỏ xanh Búp bê của bà cụ hai má phúng phính đỏ hồng hai mắt chấm mực không đều nhau 3. Điền vào ô trống Đ trước ý đúng, S trước ý sai. a. Mẹ mua cho bé Thủy nhiều món quà mà bé thích. b. Bé Thủy thích mua những món quà đẹp và sang trọng. c. Ngày bé Thủy đi mua quà, thời tiết rất lạnh. d. Bé Thủy thương bà cụ bán hàng vì bà giống như bà nội của bé. 4. Vì sao bé Thủy lại chọn mua búp bê vải của bà cụ? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A. Vì bé thấy búp bê của bà cụ đẹp nhất ở phố đó. B. Vì bé thấy búp bê của bà có vẻ khác lạ. C. Vì bé không biết chọn mua đồ chơi nào khác. D. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. 5. Viết 2 câu nói lên suy nghĩ của em về bé Thủy trong câu chuyện trên. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 6. Theo em, mẹ bé Thủy sẽ nói với bé Thủy điều gì sau khi nghe câu trả lời của bé Thủy ở cuối câu chuyện? ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 7. Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ chỉ đồ chơi? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A. ô tô, búp bê, bộ xếp hình, gấu bông, cái diều, dây nhảy. B. ô tô, búp bê, bộ xếp hình, gấu bông, thả diều, dây nhảy. C. ô tô, búp bê, bộ xếp hình, gấu bông, cái diều, nhảy dây. D. ô tô, búp bê, chơi xếp hình, gấu bông, cái diều, dây nhảy. 8. Gạch 1 gạch dưới các tính từ có trong câu văn sau. Cô búp bê trông xinh quá, bím tóc được tết nơ đỏ xanh, cặp má phúng phính đỏ hồng. 9. Mỗi câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì? (Điền tiếp câu trả lời vào chỗ chấm) a) Sao con lại mua con búp bê này? - Dùng để ..................................................................... b) Mẹ mua cho con con búp bê này được không ạ? - Dùng để ............................................. c) Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? - Dùng để ............................................... d) Con búp bê này đáng yêu quá mẹ nhỉ? - Dùng để ............................................................ 10. Đặt một câu kể miêu tả con búp bê của em hoặc một con búp bê em đã từng nhìn thấy, trong câu có sử dụng từ láy hoặc 1 trong 2 biện pháp so sánh, nhân hóa em đã học. ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN Họ và tên: ....................................... Lớp: 4 ...... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2019 – 2020 Điểm đọc Điểm viết Điểm TV chung Lời phê của giáo viên Chữ kí GV ...................................................................... ...................................................................... ĐỀ LẺ A. KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: .......... Đọc thầm: QUÀ SINH NHẬT Kỉ niệm sinh nhật bé Thủy, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi. Ôi! Bao nhiêu là đồ chơi. Gấu bông, ô tô, xếp hình... Bé dừng lại một chút ở cửa hàng búp bê. Cô búp bê trông xinh quá, bím tóc được tết nơ đỏ xanh, cặp má phúng phính đỏ hồng. Bé Thủy chưa biết chọn đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích. Đi đến góc phố, bé Thủy thấy một bà cụ tóc bạc đứng bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng. Bé kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu: - Cháu mua búp bê cho bà đi. Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thủy thầm nghĩ “Có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này”. Chợt bé Thủy chỉ vào búp bê có cái váy khâu bằng vải vụn màu xanh, mặt độn bông, hai mắt được chấm mực không đều nhau nói với mẹ: - Mẹ mua cho con con búp bê này đi! Trên đường về, mẹ hỏi Thủy: - Sao con lại mua con búp bê này? Bé chúm chím cười: - Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời rét vậy mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui. Theo Vũ Nhật Chương Dựa vào nội dung câu chuyện, làm theo yêu cầu của bài tập: 1. Bé Thủy đã chọn mua món quà gì? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A. Một chú gấu bông B. Búp bê trong cửa hàng C. Đồ chơi xếp hình D. Búp bê của bà cụ 2. Những cô búp bê trong câu chuyện có đặc điểm gì? (Nối từng ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B để được ý đúng). A B Búp bê trong cửa hàng bím tóc được tết nơ đỏ xanh khâu bằng vải vụn sơ sài Búp bê của bà cụ hai má phúng phính đỏ hồng hai mắt chấm mực không đều nhau 3. Điền vào ô trống Đ trước ý đúng, S trước ý sai. a. Mẹ chỉ mua cho bé Thủy một món quà mà bé thích. b. Bé Thủy thích mua những món quà đẹp và sang trọng. c. Ngày bé Thủy đi mua quà, thời tiết ấm áp. d. Bé Thủy thương bà cụ bán hàng vì bà giống như bà nội của bé. 4. Vì sao bé Thủy lại chọn mua búp bê vải của bà cụ? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A. Vì bé thấy búp bê của bà cụ đẹp nhất ở phố đó. B. Vì bé thấy búp bê của bà có vẻ khác lạ. C. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. D. Vì bé không biết chọn mua đồ chơi nào khác. 5. Viết 2 câu nói lên suy nghĩ của em về bé Thủy trong câu chuyện trên. ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 6. Theo em, mẹ bé Thủy sẽ nói với bé Thủy điều gì sau khi nghe câu trả lời của bé Thủy ở cuối câu chuyện? ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 7. Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ chỉ đồ chơi? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A. ô tô, búp bê, bộ xếp hình, gấu bông, thả diều, dây nhảy. B. ô tô, búp bê, bộ xếp hình, gấu bông, cái diều, dây nhảy . C. ô tô, búp bê, bộ xếp hình, gấu bông, cái diều, nhảy dây. D. ô tô, búp bê, chơi xếp hình, gấu bông, cái diều, dây nhảy. 8. Gạch 1 gạch dưới các tính từ có trong câu văn sau. Cô búp bê trông xinh quá, bím tóc được tết nơ đỏ xanh, cặp má phúng phính đỏ hồng. 9. Mỗi câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì? Điền tiếp câu trả lời vào chỗ chấm. a) Sao con lại mua con búp bê này? - Dùng để ..................................................................... b) Mẹ mua cho con con búp bê này được không ạ? - Dùng để ............................................. c) Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? - Dùng để ................................................ d) Con búp bê này đáng yêu quá mẹ nhỉ? - Dùng để ............................................................ 10. Đặt một câu kể miêu tả con búp bê của em hoặc một con búp bê em đã từng nhìn thấy, trong câu có sử dụng từ láy hoặc 1 trong 2 biện pháp so sánh, nhân hóa em đã học. ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2019 – 2020 A. Phần kiểm tra đọc (10 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu Đề chẵn Đề lẻ Điểm 1 Khoanh vào ý C Khoanh vào ý D 0,5 điểm 2 - Nối đúng cả 4 ý cho 0,5 điểm - Nối sai 1-2 ý cho 0,25 điểm - Nối sai 3-4 ý cho 0 điểm 0,5 điểm 3 - Điền đúng cả 4 ý cho 0,5 điểm - Điền sai 1-2 ý cho 0,25 điểm - Điền sai 3-4 ý cho 0 điểm 0,5 điểm Câu a, b: S – Câu c, d: Đ Câu a, d: Đ – Câu b, c: S 4 Khoanh vào ý D Khoanh vào ý C 0,5 điểm 5 - HS viết đúng 2 câu nói lên suy nghĩ của bản thân về bé Thủy trong câu chuyện trên – mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. * Ví dụ: Thủy là một cô bé tốt bụng. Cô ấy yêu thương và giúp đỡ bà cụ bán búp bê. - Nội dung câu đúng là suy nghĩ của bản thân học sinh về bé Thủy nhưng khi viết đầu câu không viết hoa, cuối câu thiếu dấu chấm cho 0,75 điểm. - Nội dung câu không phải là suy nghĩ của bản thân học sinh về bé Thủy cho 0 điểm. 1 điểm 6 HS trả lời đúng 2 ý – Mỗi ý cho 0,5 điểm. Khen bé Thủy là cô bé tốt bụng (nhân hậu) Đồng ý mua con búp bê của bà cụ cho bé Thủy 1 điểm 7 Khoanh vào ý A Khoanh vào ý B 0,5 điểm 8 - HS gạch đúng 4 tính từ: xinh, đỏ xanh, phúng phính, đỏ hồng - HS gạch thiếu 1-3 tính từ cho 0,25 điểm 0,5 điểm 9 HS trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm a) Dùng để hỏi điều mình chưa biết b) Dùng để thể hiện yêu cầu, mong muốn c) Dùng để thể hiện sự khẳng định d) Dùng để thể hiện thái độ khen 1 điểm 10 - HS đặt đúng 1 câu kể miêu tả con búp bê của bản thân hoặc một con búp bê đã từng nhìn thấy, trong câu có sử dụng từ láy hoặc 1 trong 2 biện pháp so sánh, nhân hóa đã học – cho 1 điểm - HS đặt đúng 1 câu kể miêu tả con búp bê của bản thân hoặc một con búp bê đã từng nhìn thấy, trong câu không sử dụng từ láy hoặc 1 trong 2 biện pháp so sánh, nhân hóa đã học – cho 0,5 điểm - HS đặt câu không miêu tả con búp bê của bản thân hoặc một con búp bê đã từng nhìn thấy – cho 0 điểm. - Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm - trừ 0,25 điểm 1 điểm TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 4 Năm học: 2019-2020 B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả (15 phút) GV đọc cho học sinh viết: Quà sinh nhật Kỉ niệm sinh nhật bé Thủy, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi. Ôi! Bao nhiêu là đồ chơi. Gấu bông, ô tô, xếp hình... Bé dừng lại một chút ở cửa hàng búp bê. Cô búp bê trông xinh quá, bím tóc được tết nơ đỏ xanh, cặp má phúng phính đỏ hồng. Bé Thủy chưa biết chọn đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích. II. Tập làm văn: (35 phút) Đề bài: Nhân dịp sinh nhật hoặc dịp lễ Nô - en vừa qua, em được bố, mẹ, người thân hoặc bạn bè tặng cho một món quà. Đó là một đồ vật hoặc đồ chơi xinh xắn. Em hãy tả lại món quà đó. TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2019 – 2020 B. Phần kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) 1 điểm Tốc độ đạt yêu cầu Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm Viết đúng chính tả: 1 điểm Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-6 lỗi: 0,5 điểm, có trên 6 lỗi: 0 điểm II. Tập làm văn (8 điểm) TT Điểm thành phần Mức điểm 2 1 0,5 0 1 Mở bài (1 điểm) - Giới thiệu được tên đồ vật hoặc đồ chơi sẽ tả. - Nêu được đồ vật hoặc đồ chơi đó có được trong dịp nào (sinh nhật hay Nô - en)? - Giới thiệu được tên đồ vật hoặc đồ chơi sẽ tả. Không có phần mở bài 2a Thân bài (4điểm) Tả bao quát (1điểm) - Miêu tả được các đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật hoặc đồ chơi được tả. - Các chi tiết miêu tả thể hiện rõ nét hình ảnh của đồ vật hoặc đồ chơi được tả. - Miêu tả được các đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc. của đồ vật hoặc đồ chơi được tả. - Các chi tiết miêu tả còn chung chung. Không tả các đặc điểm bao quát về hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật hoặc đồ chơi được tả. 2b Tả chi tiết (2điểm) - Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ dùng được tả theo trình tự hợp lí. - Các chi tiết miêu tả thể hiện rõ nét hình ảnh của đồ vật hoặc đồ chơi được tả. - Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật hoặc đồ chơi được tả theo trình tự hợp lí. - Các chi tiết miêu tả còn kể lể, chung chung. - Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật hoặc đồ chơi được tả. - Các chi tiết còn lộn xộn, không theo trình tự hợp lí. Không tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật hoặc đồ chơi được tả. 2c Tả hoạt động hoặc nêu ích lợi của đồ vật hoặc đồ chơi được tả (1điểm) Tả được hoạt động tiêu biểu của đồ vật hoặc đồ chơi được tả (nếu có) hoặc nêu được lợi ích của đồ vật hoặc đồ chơi đó một cách chi tiết, hợp lí. Tả được hoạt động tiêu biểu của đồ vật hoặc đồ chơi được tả (nếu có) hoặc nêu được lợi ích của đồ vật hoặc đồ chơi đó. Nội dung miêu tả còn chung chung, sơ sài. Không tả hoạt động hoặc nêu ích lợi của đồ vật hoặc đồ chơi đó 3 Kết bài (1 điểm) Có phần kết bài bằng một hoặc vài câu nêu tình cảm, ý thức giữ gìn đồ dùng đó. Không có phần kết bài 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng. - Có từ 0-3 lỗi chính tả. Chữ viết không đúng kiểu, đúng cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 5 lỗi chính tả 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu. Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt câu. 6 Sáng tạo (1 điểm) - Bài viết có ý độc đáo. -Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, câu văn có hình ảnh Đạt 1 trong 2 yêu cầu đã nêu. Không đạt hai yêu cầu đã nêu. Ninh Hiệp ngày 25 tháng 12 năm 2019 Hiệu trưởng duyệt đề Trần Thị Minh Hiên
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4.docx