Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng Việt Lớp 4
A. Bài kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm)
Đoạn thứ nhất: CHIẾC ÁO MỚI NGÀY XUÂN
Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Từ 27 Tết, tôi cứ chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc linh tinh mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới được mẹ móc gọn gàng phơi trên dây. Vui như thể cái áo cũng đang mỉm cười với mình, đang hát với mình Đêm Giao thừa mẹ bảo mặc áo mới trước giờ bố thắp hương. Tôi cầm chiếc áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc lên người mà vừa không nỡ. Từ khi mặc áo mới tôi chỉ ngửi thấy trên cơ thể mình một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui trong trẻo thuở lên mười.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học 2020 – 2021 A. Bài kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm) Đoạn thứ nhất: CHIẾC ÁO MỚI NGÀY XUÂN Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Từ 27 Tết, tôi cứ chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc linh tinh mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới được mẹ móc gọn gàng phơi trên dây. Vui như thể cái áo cũng đang mỉm cười với mình, đang hát với mìnhĐêm Giao thừa mẹ bảo mặc áo mới trước giờ bố thắp hương. Tôi cầm chiếc áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc lên người mà vừa không nỡ. Từ khi mặc áo mới tôi chỉ ngửi thấy trên cơ thể mình một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui trong trẻo thuở lên mười. Vũ Thị Huyền Trang Câu hỏi: Khi nhận được chiếc áo mới, tác giả đã vui mừng như thế nào? Đoạn thứ hai: CÁI GIÁ SÁCH Xtác-đi không giàu, cậu ấy không thể mua nhiều sách, nhưng cậu ấy bảo quản, giữ gìn sách cẩn thận. Khi bố cậu thấy cậu ham mê sách liền mua cho cậu một cái giá nhiều tầng rất xinh bằng gỗ hồ đào, có rèm xanh và đem đặt vào đó tất cả sách, thuê đóng bìa theo màu mà cậu thích. Khi kéo rèm lên, người ta thấy ba hàng sách hiện ra đủ các màu sắc, rất thứ tự, tên sách óng vàng in trên gáy. Trên đó có rất nhiều sách: truyện trẻ em, truyện du lịch, có thơ. Xtác-đi rất thạo cách sắp xếp các quyển sách theo màu sắc, quyển trắng cạnh quyển đỏ, màu vàng cạnh màu đen, màu trắng cạnh màu xanh, đứng xa mà nhìn thì thật là hài hòa. Theo A-mi-xi Câu hỏi: Giá sách của Xtác-đi được tác giả miêu tả như thế nào? Đoạn thứ ba: NHỮNG Ô CỬA SỔ Có ai đó ví ô cửa tựa con mắt của ngôi nhà, sao mà đúng vậy. Theo những chặng đường đời, đôi mắt ấy đã ghi dấu bao kỉ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành. Và giờ đây, bên vuông cửa nhà mình tôi phóng tầm mắt ra hồ nước mênh mông to rộng nhất thành phố. Xa xa là mái chèo nhẹ nhàng khua nước, cả chiếc thuyền rộng to lớn trang hoàng lộng lẫy, đang đưa du khách chiêm ngưỡng cỏ cây hoa lá và cả những công trình kiến trúc ven hồ. Tất cả khối hình được khắc họa dưới bóng hoàng hôn rực rỡ đầy mỹ cảm. Sưu tầm Câu hỏi : Bên vuông cửa nhà mình, tác giả nhìn thấy những gì? TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2020-2021 B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả (15 phút) GV đọc cho học sinh viết: Tiếng sáo diều Chiều chiều, tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, tôi được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có một bản nhạc của nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Theo Nguyễn Anh Tuấn II. Tập làm văn: (35 phút) Đề bài: Mỗi đồ vật trong gia đình (hoặc đồ chơi) luôn gắn bó với em từng ngày. Em hãy tả lại một đồ vật trong gia đình (hoặc một đồ chơi) em mà em yêu thích nhất. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN Họ và tên: ....................................... Lớp: 4 ...... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2020 – 2021 Điểm đọc Điểm viết Điểm TV chung Lời phê của giáo viên Chữ kí GV ...................................................................... ...................................................................... ĐỀ CHẴN A. KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: .......... Đọc thầm: ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN Ngày xưa, một cậu bé luôn mặc cảm tự ti vì trên lưng cậu có hai vết sẹo rất rõ do cậu bị bệnh bẩm sinh và phải trải qua cuộc phẫu thuật rất vất vả. Cậu bé luôn cảm thấy xấu hổ và rất sợ bị bạn bè phát hiện. Vào giờ thể dục, cậu bé trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy vết sẹo. Thời gian dài trôi qua, rồi cái gì đến cũng phải đến. “Ôi, gớm quá!”, “A, quái vật!”. Cậu bé vừa khóc, vừa chạy vào trong lớp, trốn tránh tất cả. Đến giờ thể dục ngày hôm sau, các bạn nhỏ khác lại ngây thơ thốt lên những lời vô tâm. Ngay lúc ấy, cô giáo vô tình đi ngang, các bạn nhỏ vây quanh lấy cô và nói về vết sẹo. Cô giáo tiến đến gần cậu bé, đặt nhẹ tay lên bờ vai gầy nhỏ ấy, mỉm cười nói: - Cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gỡ đôi cánh của mình nhưng cũng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và để lại hai vết như thế này. - Vậy đó là cánh của thiên thần hả cô? - Đúng đó các con ạ! – Cô giáo mỉm cười. Năm tháng dần trôi, người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn hơn nhiều, cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm tin mới. Lên cấp ba, cậu mạnh dạn tham gia giải bơi lội cấp thành phố và đoạt ngôi á quân. Bởi cậu tin rằng vết sẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương. Theo QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước ý đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập: 1. Các bạn của cậu bé đã làm gì khi thấy hai vết sẹo của cậu bé? A. Hỏi vì sao cậu có hai vết sẹo. B. Sờ tay vào hai vết sẹo. C. Trêu chọc, gọi cậu là quái vật. D. Cảm thông và luôn yêu quý cậu bé. 2. Cô giáo đã giải thích như thế nào về vết sẹo của cậu bé? A. Đó là hai vết sẹo do bạn nhỏ bị mổ. B. Đó là hai vết sẹo còn lại của đôi cánh thiên thần. C. Đó là hai vết sẹo do cậu bé chơi vô ý bị ngã. D. Đó là hai vết sẹo do bạn nhỏ bị bẩm sinh và phải mổ. 3. Cô giáo đã kể cho cả lớp nghe câu chuyện về đôi cánh thiên thần nhằm mục đích gì? A. Đem lại niềm tin cho cậu bé. B. Để các bạn không trêu chọc cậu bé nữa. C. An ủi cậu bé khỏi buồn chán và tự ti. D. Cả 2 ý A, B đều đúng. 4. Nếu em có mặt khi các bạn đang dè bỉu, trêu chọc bạn nhỏ, em sẽ nói gì với các bạn? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 5. Tìm từ có tiếng chí điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp: Thương nhân dân sống trong cảnh lầm than, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Khánh là người bạn của tôi. 6. Câu nào dưới đây có từ ước mơ là động từ? A. Đó là những ước mơ cao đẹp. B. Mai luôn ước mơ trở thành cô giáo C. Ước mơ ấy thật viển vông D. Ai cũng cần có ước mơ 7. Dựa vào tác dụng của mỗi trò chơi (rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, trí thông minh, lòng dũng cảm), hãy gạch bỏ tên một trò chơi không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: A. nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, cờ tướng, đá cầu. B. cờ vua, ném vòng vào cổ chai, cờ tướng, xếp hình. C. kéo co, đấu vật, lò cò, đá bóng. D. đu quay, cầu trượt, đi tàu hỏa trên không, cờ tướng. 8. Gạch 1 gạch dưới các tính từ có trong câu văn sau. Khi đã lớn, cậu bé vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm tin mới. 9. Dòng nào dưới đây gồm 2 câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người? Lửa thử vàng, gian nan thử sức./ Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo./ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. Thua keo này, bày keo khác./ Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li. Có công mài sắt, có ngày nên kim./ Thẳng như ruột ngựa. 10. Đặt một câu hỏi phù hợp với tình huống sau: Trong cửa hàng bán sách, em muốn cô bán hàng cho xem một quyển truyện. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN Họ và tên: ....................................... Lớp: 4 ...... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2020 – 2021 Điểm đọc Điểm viết Điểm TV chung Lời phê của giáo viên Chữ kí GV ...................................................................... ...................................................................... ĐỀ LẺ A. KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: .......... Đọc thầm: ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN Ngày xưa, một cậu bé luôn mặc cảm tự ti vì trên lưng cậu có hai vết sẹo rất rõ do cậu bị bệnh bẩm sinh và phải trải qua cuộc phẫu thuật rất vất vả. Cậu bé luôn cảm thấy xấu hổ và rất sợ bị bạn bè phát hiện. Vào giờ thể dục, cậu bé trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy vết sẹo. Thời gian dài trôi qua, rồi cái gì đến cũng phải đến. “Ôi, gớm quá!”, “A, quái vật!”. Cậu bé vừa khóc, vừa chạy vào trong lớp, trốn tránh tất cả. Đến giờ thể dục ngày hôm sau, các bạn nhỏ khác lại ngây thơ thốt lên những lời vô tâm. Ngay lúc ấy, cô giáo vô tình đi ngang, các bạn nhỏ vây quanh lấy cô và nói về vết sẹo. Cô giáo tiến đến gần cậu bé, đặt nhẹ tay lên bờ vai gầy nhỏ ấy, mỉm cười nói: - Cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gỡ đôi cánh của mình nhưng cũng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và để lại hai vết như thế này. - Vậy đó là cánh của thiên thần hả cô? - Đúng đó các con ạ! – Cô giáo mỉm cười. Năm tháng dần trôi, người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn hơn nhiều, cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm tin mới. Lên cấp ba, cậu mạnh dạn tham gia giải bơi lội cấp thành phố và đoạt ngôi á quân. Bởi cậu tin rằng vết sẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương. Theo QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước ý đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập: 1. Các bạn của cậu bé đã làm gì khi thấy hai vết sẹo của cậu bé? A. Hỏi vì sao cậu có hai vết sẹo. B. Trêu chọc, gọi cậu là quái vật. C. Sờ tay vào hai vết sẹo. D. Cảm thông và luôn yêu quý cậu bé. 2. Cô giáo đã giải thích như thế nào về vết sẹo của cậu bé? A. Đó là hai vết sẹo do bạn nhỏ bị mổ. B. Đó là hai vết sẹo do cậu bé chơi vô ý bị ngã. C. Đó là hai vết sẹo còn lại của đôi cánh thiên thần. D. Đó là hai vết sẹo do bạn nhỏ bị bẩm sinh và phải mổ. 3. Cô giáo đã kể cho cả lớp nghe câu chuyện về đôi cánh thiên thần nhằm mục đích gì? A. Đem lại niềm tin cho cậu bé. B. Để các bạn không trêu chọc cậu bé nữa. C. Cả 2 ý A, B đều đúng. D. An ủi cậu bé khỏi buồn chán và tự ti. 4. Nếu em có mặt khi các bạn đang dè bỉu, trêu chọc bạn nhỏ, em sẽ nói gì với các bạn? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 5. Câu nào dưới đây có từ ước mơ là động từ? A. Đó là những ước mơ cao đẹp. B. Ai cũng cần có ước mơ C. Ước mơ ấy thật viển vông D. Mai luôn ước mơ trở thành cô giáo 6. Dựa vào tác dụng của mỗi trò chơi (rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, trí thông minh, lòng dũng cảm), hãy gạch bỏ tên một trò chơi không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: A. nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, cờ tướng, đá cầu. B. cờ vua, ném vòng vào cổ chai, cờ tướng, xếp hình. C. kéo co, đấu vật, lò cò, đá bóng. D. đu quay, cầu trượt, đi tàu hỏa trên không, cờ tướng. 7. Tìm từ có tiếng chí điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp: a) Thương nhân dân sống trong cảnh lầm than, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Khánh là người bạn của tôi. 8. Dòng nào dưới đây gồm 2 câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người? Lửa thử vàng, gian nan thử sức./ Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo./ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. Thua keo này, bày keo khác./ Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li. Có công mài sắt, có ngày nên kim./ Thẳng như ruột ngựa. 9. Gạch 1 gạch dưới các tính từ có trong câu văn sau. Khi đã lớn, cậu bé vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm tin mới. 10. Đặt một câu hỏi phù hợp với tình huống sau: Trong cửa hàng bán sách, em muốn cô bán hàng cho xem một quyển truyện. TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học 2020 – 2021 A. Phần kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 80 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm - Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm. + Trả lời câu hỏi đoạn 1: Khi nhận được chiếc áo mới, tác giả đã chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. + Trả lời câu hỏi đoạn 2: Giá sách của Xtác-đi được tác giả miêu tả như: giá có nhiều tầng rất xinh bằng gỗ hồ đào, có rèm xanh. + Trả lời câu hỏi đoạn 3: Bên vuông cửa nhà mình, tác giả nhìn thấy: mái chèo nhẹ nhàng khua nước, chiếc thuyền rộng to lớn trang hoàng lộng lẫy, đang đưa du khách chiêm ngưỡng cỏ cây hoa lá và cả những công trình kiến trúc ven hồ. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu Đề chẵn Đề lẻ Điểm 1 Khoanh vào ý C Khoanh vào ý B 0,5 điểm 2 Khoanh vào ý B Khoanh vào ý C 0,5 điểm 3 Khoanh vào ý D Khoanh vào ý C 0,5 điểm 4 HS viết đúng 1-2 câu nói của bản thân theo yêu cầu VD: Các bạn không được trêu chọc bạn ấy. Hoặc: Hãy để bạn ấy được yên. Nếu không tớ sẽ mách cô giáo. Nếu sai chính tả, không có dấu câu trừ 0,25 mỗi lỗi 1 điểm 5 HS điền đúng từ: quyết chí, chí thân (1 điểm, mỗi từ đúng ghi 0,5 điểm) Khoanh vào ý D - 0,5 điểm 6 Khoanh vào ý B- 0,5 điểm HS gạch các từ: a) cờ tướng, b) ném vòng vào cổ chai, c) lò cò, d) cờ tướng 1 điểm 7 HS gạch các từ: a) cờ tướng, b) ném vòng vào cổ chai, c) lò cò, d) cờ tướng 1 điểm HS điền đúng từ: quyết chí, chí thân (1 điểm, mỗi từ đúng ghi 0,5 điểm) 8 HS gạch đúng 2 tính từ: thầm, mới – 0,5 điểm Khoanh vào ý A - 0,5 điểm 9 Khoanh vào ý A- 0,5 điểm HS gạch đúng 2 tính từ: thầm, mới – 0,5 điểm 10 - HS đặt đúng 1 câu hỏi dùng để yêu cầu, đề nghị, biết giữ phép lịch sự với người trên - cho 1 điểm VD: Cô có thể cho cháu xem quyển truyện kia được không ạ? - HS đặt đúng 1 câu hỏi dùng để yêu cầu, đề nghị, chưa giữ phép lịch sự với người trên - cho 0,5 điểm VD: Cô có thể cho cháu xem quyển truyện kia được không? - Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm hỏi - trừ 0,25 điểm 1 điểm B. Phần kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) 1 điểm Tốc độ đạt yêu cầu Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm Viết đúng chính tả: 1 điểm Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-6 lỗi: 0,5 điểm, có trên 6 lỗi: 0 điểm II. Tập làm văn (8 điểm) TT Điểm thành phần Mức điểm 2 1 0,5 0 1 Mở bài (1 điểm) - Giới thiệu được tên đồ vật sẽ tả. - Nêu được đồ vật đó có được trong dịp nào? Vào thời gian nào? - Giới thiệu được tên đồ vật sẽ tả. Không có phần mở bài 2a Thân bài (4điểm) Tả bao quát (1điểm) - Miêu tả được các đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật được tả. - Các chi tiết miêu tả thể hiện rõ nét hình ảnh của đồ vật được tả. - Miêu tả được các đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc. của đồ vật được tả. - Các chi tiết miêu tả còn chung chung. Không tả các đặc điểm bao quát về hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật được tả. 2b Tả chi tiết (2điểm) - Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật được tả theo trình tự hợp lí. - Các chi tiết miêu tả thể hiện rõ nét hình ảnh của đồ vật được tả. - Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật được tả theo trình tự hợp lí. - Các chi tiết miêu tả còn kể lể, chung chung. - Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật được tả. - Các chi tiết còn lộn xộn, không theo trình tự hợp lí. Không tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật được tả. 2c Tả hoạt động hoặc nêu ích lợi của đồ vật được tả (1điểm) Tả được hoạt động tiêu biểu của đồ vật được tả (nếu có) hoặc nêu được lợi ích của đồ vật đó một cách chi tiết, hợp lí (có thể hiện tình cảm gắn bó của bản thân) Tả được hoạt động tiêu biểu của đồ vật được tả (nếu có) hoặc nêu được lợi ích của đồ vật. Nội dung miêu tả còn chung chung, sơ sài. Không tả hoạt động hoặc nêu ích lợi của đồ vậtđó 3 Kết bài (1 điểm) Có phần kết bài bằng một hoặc vài câu nêu tình cảm, ý thức giữ gìn đồ vật đó. Không có phần kết bài 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng. - Có từ 0-3 lỗi chính tả. Chữ viết không đúng kiểu, đúng cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 5 lỗi chính tả 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu. Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt câu. 6 Sáng tạo (1 điểm) - Bài viết có ý độc đáo. -Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, câu văn có hình ảnh Đạt 1 trong 2 yêu cầu đã nêu. Không đạt hai yêu cầu đã nêu. Ninh Hiệp, ngày 24 tháng 12 năm 2020 HIÊU TRƯỞNG DUYỆT Trần Thi Minh Hiên
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_tieng_viet_lop_4.docx