Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng Việt Lớp 5

Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ

 Nhìn hoa gạo đỏ rực như lửa, như đang xua tan cái rét nàng Bân, Ly thốt lên: “Ước gì mùa nào cũng được thấy màu hoa đỏ ấm áp này nhỉ?” Nghe thấy thế, các loài cây bèn rủ nhau cùng tiếp đuốc.

 Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng hoa vông rực đỏ. Và khi tu hú gọi mùa vải chín đỏ thắm vòm cây, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông bồng bềnh cháy rực suốt hè. Những chùm lộc vừng đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng vắt từ cuối hạ cho tới gần cuối thu.

 Rồi thu sang cùng gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè nhưng những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi vẫn giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại làm Ly rưng rưng cảm động.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra cuối học kì I Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ấm áp này nhỉ?” Nghe thấy thế, các loài cây bèn rủ nhau cùng tiếp đuốc.
	Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng hoa vông rực đỏ. Và khi tu hú gọi mùa vải chín đỏ thắm vòm cây, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông bồng bềnh cháy rực suốt hè. Những chùm lộc vừng đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng vắt từ cuối hạ cho tới gần cuối thu.
	Rồi thu sang cùng gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè nhưng những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi vẫn giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại làm Ly rưng rưng cảm động.
	Và đông tới, gió bấc hun hút kéo theo cái lạnh buốt đến tận xương, chú mèo mướp cuộn tròn bên bếp lửa, gà mẹ “cục cục” ủ ấm đàn con cạnh cái cối xay. Ngồi bên bàn học nhìn qua cửa sổ, Ly thấy bầu trời xám xịt như bừng sáng. Ly đứng hẳn lên, tay vẫn cầm cuốn sách. Kìa, hoa đỏ. Ly rối rít gọi ông bà, bố mẹ ra xem. Mọi người ồ lên: “Lá bàng đỏ đẹp quá!”. Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ, rơi xuống cạnh lọ mực và cây thước. Ngoài kia, cây bàng xòe những cành mang đầy lá đỏ như muốn nói: “Tặng bạn đấy, Ly ạ!”.
	 Theo Phạm Hải Lê Châu
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:
1. Trong bài văn trên, những loài hoa nào mang sắc đỏ chạy tiếp đuốc?
	A. Hoa gạo, vải, lựu, phượng, vông, dong riềng.
	B. Hoa gạo, lựu, phượng, vông, cúc, lộc vừng. 
	C. Hoa gạo, lộc vừng, lựu, phượng, vông, dong riềng.
	D. Hoa gạo, lựu, bàng, dong riềng, vông, lộc vừng.
2. Trong bài, mỗi loài hoa sau đây có đặc điểm gì? (Hãy nối từng ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B để được ý đúng.)
A
B
1. Hoa gạo
bồng bềnh cháy rực suốt hè.
2. Hoa vông
đỏ rực như lửa, như đang xua tan cái rét làng Bân.
3. Hoa phượng
rực đỏ theo đường làng.
 4. Hoa lộc vừng
đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng.
3. Điều gì khiến Ly rưng rưng cảm động lúc thu sang?
 A. Tiết trời dễ chịu với gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè.
 B. Những vạt dong riềng đỏ thắm tươi như những chiếc khăn quàng đỏ.
 C. Hoa gạo, hoa phượng, hoa vông càng đỏ thắm lúc thu sang. 
 D. Những vạt dong riềng vẫn giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại. 
4. Trong bài văn, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? ( Viết câu trả lời của em vào dòng dưới đây.)......................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
5. Vì sao tác giả lại đặt tên bài là: “Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ”?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Các từ được gạch chân trong câu “Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ.” thuộc từ loại gì?
A. Danh từ.	 B. Tính từ.	 C. Động từ.	 D. Quan hệ từ
7. Câu văn: “Khi tu hú gọi mùa vải chín đỏ thắm vòm cây, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông bồng bềnh cháy rực suốt hè.”, có mấy quan hệ từ?
A. Bốn quan hệ từ: Đó là: .........................................................................................
B. Ba quan hệ từ: Đó là: ...........................................................................................
C. Hai quan hệ từ: Đó là: ..........................................................................................
D. Một quan hệ từ: Đó là: .........................................................................................
8. Từ lửa ở cụm từ “đỏ rực như lửa” và từ lửa ở cụm từ “lửa lựu” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là hai từ đồng nghĩa.
B. Đó là hai từ đồng âm.
C. Đó là hai từ trái nghĩa.
 D. Đó là một từ nhiều nghĩa. 
9. Gạch chân và ghi chú dưới chủ ngữ và vị ngữ của câu văn sau:
	 Màu đỏ của những vạt dong riềng giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa 
phượng, hoa vông truyền lại.
10. Đặt một câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa về một loài hoa có sắc đỏ. 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên: .......................................
Lớp: 5 ......
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2020 - 2021
Điểm KT đọc
Điểm KT viết
Điểm TV
Lời phê của giáo viên
GV chấm 
(ký tên)
	ĐỀ LẺ
A. KIỂM TRA ĐỌC 	
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (35 phút) ĐH: .......... ĐT: ..........
Đọc thầm:
Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ
	Nhìn hoa gạo đỏ rực như lửa, như đang xua tan cái rét nàng Bân, Ly thốt lên: “Ước gì mùa nào cũng được thấy màu hoa đỏ ấm áp này nhỉ?” Nghe thấy thế, các loài cây bèn rủ nhau cùng tiếp đuốc.
	Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng hoa vông rực đỏ. Và khi tu hú gọi mùa vải chín đỏ thắm vòm cây, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông bồng bềnh cháy rực suốt hè. Những chùm lộc vừng đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng vắt từ cuối hạ cho tới gần cuối thu.
	Rồi thu sang cùng gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè nhưng những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi vẫn giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại làm Ly rưng rưng cảm động.
	Và đông tới, gió bấc hun hút kéo theo cái lạnh buốt đến tận xương, chú mèo mướp cuộn tròn bên bếp lửa, gà mẹ “cục cục” ủ ấm đàn con cạnh cái cối xay. Ngồi bên bàn học nhìn qua cửa sổ, Ly thấy bầu trời xám xịt như bừng sáng. Ly đứng hẳn lên, tay vẫn cầm cuốn sách. Kìa, hoa đỏ. Ly rối rít gọi ông bà, bố mẹ ra xem. Mọi người ồ lên: “Lá bàng đỏ đẹp quá!”. Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ, rơi xuống cạnh lọ mực và cây thước. Ngoài kia, cây bàng xòe những cành mang đầy lá đỏ như muốn nói: “Tặng bạn đấy, Ly ạ!”.
	 Theo Phạm Hải Lê Châu
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:
1. Trong bài văn trên, những loài hoa nào mang sắc đỏ chạy tiếp đuốc?
	A. Hoa gạo, lộc vừng, lựu, phượng, vông, dong riềng.
	B. Hoa gạo, vải, lựu, phượng, vông, dong riềng.
	B. Hoa gạo, lựu, phượng, vông, cúc, lộc vừng. 
	D. Hoa gạo, lựu, bàng, dong riềng, vông, lộc vừng.
2. Trong bài, mỗi loài hoa sau đây có đặc điểm gì? (Hãy nối từng ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B để được ý đúng.)
A
B
1. Hoa vông 
a. bồng bềnh cháy rực suốt hè.
2. Hoa gạo
b. đỏ rực như lửa, như đang xua tan cái rét làng Bân.
3. Hoa lộc vừng
c. rực đỏ theo đường làng.
4. Hoa phượng
d. đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng.
3. Điều gì khiến Ly rưng rưng cảm động lúc thu sang?
 A. Tiết trời dễ chịu với gió heo may, không còn cái nắng rực rỡ, nồng nàn của mùa hè.
 B. Những vạt dong riềng vẫn giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại. 
 C. Hoa gạo, hoa phượng, hoa vông càng đỏ thắm lúc thu sang.
 D. Những vạt dong riềng đỏ thắm tươi như những chiếc khăn quàng đỏ.
4. Trong bài văn, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? (Hãy viết câu trả lời của em vào dòng dưới đây):......................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
5. Vì sao tác giả lại đặt tên bài là: “Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ”?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Các từ được gạch chân trong câu “Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ.” thuộc từ loại gì?
A. Quan hệ từ 	B. Tính từ.	C. Động từ.	D. Danh từ.
7. Câu văn: “Khi tu hú gọi mùa vải chín đỏ thắm vòm cây, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông bồng bềnh cháy rực suốt hè.”, có mấy quan hệ từ?
A. Một quan hệ từ: Đó là: .........................................................................................
B. Hai quan hệ từ: Đó là: ..........................................................................................
C. Ba quan hệ từ: Đó là: ...........................................................................................
D. Bốn quan hệ từ: Đó là: .........................................................................................
8. Từ lửa ở cụm từ “đỏ rực như lửa” và từ lửa ở cụm từ “lửa lựu” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa. 
B. Đó là hai từ đồng nghĩa.
C. Đó là hai từ đồng âm.
D. Đó là hai từ trái nghĩa.
9. Gạch chân và ghi chú dưới chủ ngữ và vị ngữ của câu văn sau:
	Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ, rơi xuống cạnh lọ mực và cây 
thước.
10. Đặt một câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa về một loài hoa có sắc đỏ. 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 5
Năm học: 2020 - 2021
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời 1 câu hỏi: (3 điểm)
Triền đê tuổi thơ
	Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. 
Theo Nguyễn Hoàng Đại
Câu hỏi:  
1/ Tại sao bạn nhỏ coi con đê là bạn?
2/ Nêu nội dung của đoạn văn.
Mùa đông trên rẻo cao
 	Mùa đông đã về thực sự rồi.Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Theo Ma Văn Kháng 
Câu hỏi:  
1/ Mùa đông trên rẻo cao có những đặc điểm gì?
2/ Nội dung của đoạn văn là gì?
Cánh diều tuổi thơ
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
	Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng.
 Theo Tạ Duy Anh
Câu hỏi:
Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Nêu ý chính của đoạn văn.
Rừng phương Nam
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái. 
Những con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì?
Nêu nội dung của đoạn văn trên.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 5
Năm học: 2020 - 2021
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 
I. Chính tả (15 phút) GV đọc cho học sinh viết: 
Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ
	Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng hoa vông rực đỏ. Và khi tu hú gọi mùa vải chín đỏ thắm vòm cây, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ đầy sắc thắm của hoa gạo, hoa vông bồng bềnh cháy rực suốt hè. Những chùm lộc vừng đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng vắt từ cuối hạ cho tới gần cuối thu.
	Theo Phạm Hải Lê Châu
II. Tập làm văn: (35 phút)
 Đề bài: 
	Trong 5 năm dưới mái trường Tiểu học, có biết bao thầy cô, bạn bè đã đồng hành cùng eṃ. Em hãy tả lại một bạn mà em ấn tượng nhất trong những năm học Tiểu học.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I
Môn Tiếng Việt - Lớp 5
Năm học 2020 - 2021
A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : (3 điểm) 
	- Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm
	- Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm.
Đoạn văn 1: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
1/ Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan,.... 
2/ Đoạn văn nói lên tình cảm và những kỷ niệm gắn bó với con đê, với quê hương của tác giả.
Đoạn văn 2: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
1/ Mây xuống thấp hơn, chốc chốc lại có một đợt mưa bụi, trên sườn đồi xuất hiện từng vạt hoa cải vàng hoe, con suối nước đã khô phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi, lá trên các cây cơi đã rụng gần hết. 
2/ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên nơi vùng cao vào mùa đông.
Đoạn văn 3: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
1/ Cánh diều mềm mại như cánh bướm; tiếng sáo diều vi vu trầm bổng; có sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè.
2/ Ý chính của đoạn văn là: Nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
Đoạn văn 4: RỪNG PHƯƠNG NAM
1/ Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động
2/ Ý chính của đoạn văn là: Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của đất rưng phương Nam.
II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)
Câu
Đề chẵn
Đề lẻ
Điểm
1
Khoanh vào ý C
Khoanh vào ý A
0,5 điểm
2
Nối 1b- 2c- 3a- 4d
Nối 1c- 2b- 3d- 4a
1 điểm
3
Khoanh vào ý D
Khoanh vào ý B
0,5 điểm
4
HS nêu được 1 hình ảnh mình yêu thích (0.5đ) và giải thích được lí do (0.5đ)
VD: Em thích nhất hình ảnh: " Những chùm lộc vừng đỏ thắm như kết đèn cho hội hoa đăng vắt từ cuối hạ cho tới gần cuối thu."
 Vì hình ảnh này sử dụng nghệ thuật so sánh cho thấy vẻ đẹp rất riêng về màu sắc và hình dáng của hoa lộc vừng. 
( HS nêu được các hình ảnh tương tự, hiểu nội dung hợp lý, diễn đạt rõ ràng cho đủ điểm)
1 điểm
5
Trả lời đúng 2 ý: Vì mỗi mùa đều có sắc đỏ riêng của hoa,của lá; các loài hoa đỏ nối tiếp nhau nở suốt bốn mùa: 1 điểm; trả lời đúng 1 trong 2 ý: 0,5 điểm; không đúng ý: 0 điểm.
1 điểm
6
Khoanh vào ý C
Khoanh vào ý B
0,5 điểm
7
Khoanh vào ý B
Nêu được đúng, đủ 3 quan hệ từ: thì, như, của
Khoanh vào ý C
Nêu được đúng, đủ 3 quan hệ từ: thì, như, của
0.5 điểm
8
Khoanh vào ý D
Khoanh vào ý A
0,5 điểm
9
Gạch dưới và ghi chú đúng chủ ngữ và vị ngữ: 0.5 điểm, đúng chủ ngữ hoặc vị ngữ: 0.25 điểm, không đúng cả chủ ngữ và vị ngữ: 0 điểm
Đề chẵn: Màu đỏ của những vạt dong riềng / giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa
 CN VN
 gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại. 
Đề lẻ: Một chiếc lá bàng đỏ thắm / xoay tròn bay qua cửa sổ, rơi
 CN VN
 xuống cạnh lọ mực và cây thước.
0,5 điểm
10
Viết được một câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng ngữ pháp về một loài hoa đỏ: 0,5 điểm. Sử dụng được 1 biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa hợp lý: 0,5 điểm.
không đúng yêu cầu: 0 điểm.
1 điểm
B. Bài kiểm tra viết
Chính tả (2 điểm)
1 điểm
Tốc độ đạt yêu cầu
Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ
Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp 
Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm
Viết đúng chính tả: 1 điểm
Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-6 lỗi: 0,5 điểm, có trên 6 lỗi: 0 điểm
Tập làm văn: 8 điểm
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1 
0,5 
0
1
Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu được một người bạn mà em yêu quý nhất thời học tiểu học
- Giới thiệu được người định tả
Không có phần mở bài
2a
Thân bài
(4 điểm)
Tả người theo trình tự hợp lý (1,5 điểm)
- Miêu tả được đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của bạn một cách hợp lý, sinh động, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả
- Miêu tả được một số đặc điểm ngoại hình của bạn một cách hợp lý
- Miêu tả ngoại hình còn ít, sơ sài, chưa rõ ràng
Không có nội dung miêu tả ngoại hình
2b
Chọn tả được những nét tiêu biểu về tính cách của bạn thông qua các hoạt động, các mối quan hệ tiêu biểu (1,5 điểm)
- Miêu tả được tính cách của bạn đó thể hiện rõ qua việc làm, lời nói, cử chỉ của bạn với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh ở trường, ở nhà: ý thức, thành tích học tập, tham gia các hoạt động trường lớp; giúp đỡ thầy cô, bạn bè,.
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả hợp lý, lô gic, câu văn có hình ảnh
- Miêu tả được tính cách của bạn đó thể hiện rõ qua việc làm, lời nói, cử chỉ của bạn với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh ở trường, ở nhà: ý thức, thành tích học tập, tham gia các hoạt động trường lớp; giúp đỡ thầy cô, bạn bè,.
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả tương đối hợp lý, lô gic, có hình ảnh.
- Tả được một số nét về tính cách
Không đạt các yêu cầu đã nêu
2c
Cảm xúc
(1 điểm)
Thể hiện được tình cảm chân thành, sự khâm phục khi miêu tả
Thể hiện được tình cảm khi miêu tả
Chưa thể hiện được rõ tình cảm khi quan sát họ làm việc.
Không đạt yêu cầu đã nêu.
3
Kết bài (1 điểm)
- KB nêu cảm nghĩ về người chọn tả tả, tình cảm yêu mến (quý trọng, khâm phục) với người đó.
Có phần kết bài nêu cảm nghĩ về người được tả
Không có phần kết 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_tieng_viet_lop_5.doc