Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3

Vườn hoa của chú Khổng Lồ

Chú Khổng Lồ có một vườn hoa to rất đẹp. Chú xây một bức tường thật cao để không cho các bạn nhỏ vào chơi.

Mùa xuân đến, hoa trong vườn nở rộ, bãi cỏ xanh non mỡ màng, nhưng lại rất vắng vẻ. Các loài hoa nói với nhau: “Chú Khổng Lồ thật ích kỉ. Từ nay chúng ta không nở hoa cho chú ta xem nữa”. Thế là vườn hoa chỉ còn gió bấc lạnh lẽo và tuyết rơi đầy vườn.

Bỗng một buổi sáng sớm, chú Khổng Lồ nghe thấy tiếng chim hót véo von và ngửi thấy mùi hoa thơm. Thì ra các bạn nhỏ đã vào vườn hoa qua một lỗ nhỏ ở chân tường. Các bạn nô đùa rất vui vẻ. Những bông hoa lại khoác trên mình những bộ áo nhiều màu sặc sỡ, tỏa hương ngào ngạt.

Chú Khổng Lồ rất hối hận về sự ích kỉ của mình. Từ đó, vườn hoa lại có mùa xuân, hoa thơm và tiếng cười.

 Theo NGỌC KHÁNH dịch

 

doc6 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên:..
Lớp: 3
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Năm học: 2019 - 2020
Điểm đọc
Điểm viết
Điểm TV 
Lời phê của giáo viên
Chữ kí 
GV 
...
......
A. KIỂM TRA ĐỌC
I . Đọc hiểu: ( 30 phút )	 ĐH:	 ĐT:
Đọc thầm bài sau:
Vườn hoa của chú Khổng Lồ
Chú Khổng Lồ có một vườn hoa to rất đẹp. Chú xây một bức tường thật cao để không cho các bạn nhỏ vào chơi.
Mùa xuân đến, hoa trong vườn nở rộ, bãi cỏ xanh non mỡ màng, nhưng lại rất vắng vẻ. Các loài hoa nói với nhau: “Chú Khổng Lồ thật ích kỉ. Từ nay chúng ta không nở hoa cho chú ta xem nữa”. Thế là vườn hoa chỉ còn gió bấc lạnh lẽo và tuyết rơi đầy vườn.
Bỗng một buổi sáng sớm, chú Khổng Lồ nghe thấy tiếng chim hót véo von và ngửi thấy mùi hoa thơm. Thì ra các bạn nhỏ đã vào vườn hoa qua một lỗ nhỏ ở chân tường. Các bạn nô đùa rất vui vẻ. Những bông hoa lại khoác trên mình những bộ áo nhiều màu sặc sỡ, tỏa hương ngào ngạt.
Chú Khổng Lồ rất hối hận về sự ích kỉ của mình. Từ đó, vườn hoa lại có mùa xuân, hoa thơm và tiếng cười.
 Theo NGỌC KHÁNH dịch 
* Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau: 
1/ Chú Khổng Lồ đã làm gì để các bạn nhỏ không vào vườn hoa chơi được?
Treo biển cấm các bạn nhỏ vào vườn.
Xây một bức tường thật cao bao quanh vườn.
Đào một rãnh nước xung quanh vườn.
2/ Vườn hoa trở nên như thế nào khi không có các bạn nhỏ vào chơi?
Chỉ có gió bấc lạnh lẽo và tuyết rơi đầy vườn.
Hoa nở rộ và chim hót véo von.
Chỉ còn bãi cỏ non mỡ màng, cảnh vật rất yên tĩnh.
3/ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Vườn hoa chỉ đẹp và đáng yêu khi mùa xuân đến.
Các bạn nhỏ rất thích chơi đùa ở vườn hoa.
Chia sẻ với mọi người thì mình mới có niềm vui.
4/ Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh em không có bạn bè?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
5/ Thay từ được in đậm trong câu sau bằng từ khác sao cho thích hợp:
 Mùa xuân đến, hoa trong vườn nở rộ, bãi cỏ xanh non mỡ màng.
 Mùa xuân đến, hoa trong vườn nở rộ, bãi cỏ xanh non .................
6/ Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”:
 a) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nở rộ.
 b) Một buổi sáng sớm, chú Khổng Lồ nghe thấy tiếng chim hót véo von và ngửi thấy mùi hoa thơm.
7/ Trong câu: “Những bông hoa lại khoác trên mình những bộ áo nhiều màu sặc sỡ, tỏa hương ngào ngạt.”, tác giả đã nhân hóa hoa bằng cách nào?
 a. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để nói về hoa. 
 b. Gọi hoa bằng từ ngữ vốn dùng để gọi người.
 c. Nói với hoa như nói với người.
8/ Câu “Chú Khổng Lồ rất hối hận về sự ích kỉ của mình.” thuộc mẫu câu nào?
 a. Ai là gì?
 b. Ai làm gì?
 c. Ai thế nào?
9/ Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy đúng?
 a. Tiếng hót, trong trẻo mê li làm chú Khổng Lồ bừng tỉnh giấc.
 b. Tiếng hót trong trẻo, mê li làm chú Khổng Lồ bừng tỉnh giấc.
 c. Tiếng hót trong trẻo mê li, làm chú Khổng Lồ bừng tỉnh giấc.
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN 
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Năm học: 2019 - 2020
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) 
+ Đoạn thứ nhất: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Hành trình của hạt mầm
Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời đổ mưa nhiều hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. 
Câu hỏi 1: Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy?
Câu hỏi 2: Hạt mầm đã phát triển, thay đổi như thế nào?
+ Đoạn thứ 2: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trăng
Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy róc rách dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
Câu hỏi 1: Trăng cuối tháng được miêu tả như thế nào? 
Câu hỏi 2:  Những sự vật nào trong đoạn văn được nhân hóa?
+ Đoạn thứ 3: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
Trái đất
Trái đất giống con tàu vũ trụ bay trong không gian. Nó quay quanh mặt trời với vận tốc khoảng 107.000km/giờ.
Buổi ban đầu, trái đất lạnh lẽo. Dần dần nó nóng lên đến nỗi kim loại và đá chảy ra. Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống. Núi lửa, động đất, thời tiết và con người đều làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau. 
Câu hỏi 1: Buổi ban đầu trái đất như thế nào?
Câu hỏi 2: Trái đất khác với các hành tinh khác ở điểm nào?
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Năm học: 2019 - 2020
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả (15 phút) : GV đọc cho HS viết bài: 
Vườn hoa của chú Khổng Lồ
Bỗng một buổi sáng sớm, chú Khổng Lồ nghe thấy tiếng chim hót véo von và ngửi thấy mùi hoa thơm. Thì ra các bạn nhỏ đã vào vườn hoa qua một lỗ nhỏ ở chân tường. Các bạn nô đùa rất vui vẻ. Những bông hoa lại khoác trên mình những bộ áo nhiều màu sặc sỡ, tỏa hương ngào ngạt.
II. Tập làm văn (25 phút) : 
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7- 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN 
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 CKII
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 ĐIỂM
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
	- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (70 tiếng/phút): 1 điểm. Đạt 1 trong 2 yêu cầu: 0,5 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. Đọc sai từ 6 – 10 tiếng: 0,5 điểm. Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm	
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời chưa thành câu hoặc thiếu ý: 0,5 điểm; Không trả lời được câu hỏi: 0 điểm
Gợi ý trả lời câu hỏi:
+ Đoạn thứ nhất: 
Câu hỏi 1: Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy?
 Trả lời: Những hạt mưa rơi xuống đất khiến cho hạt mầm thức dậy.
Câu hỏi 2: Hạt mầm đã phát triển, thay đổi như thế nào?
 Trả lời: Sau cơn mưa, hạt mầm cố gắng vươn lên được một chút và sau một tuần, hạt mầm đã trở thành một mầm cây.
+ Đoạn thứ 2: 
Câu hỏi 1: Trăng cuối tháng được miêu tả như thế nào ? 
 Trả lời: Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non.
Câu hỏi 2: Những sự vật nào trong đoạn văn được nhân hóa?
 Trả lời: Những sự vật được nhân hóa là hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy róc rách.
+ Đoạn thứ 3: 
Câu hỏi 1: Buổi ban đầu trái đất như thế nào?
 Trả lời: Buổi ban đầu, trái đất rất lạnh lẽo.
Câu hỏi 2: Trái đất khác với các hành tinh khác ở điểm nào?
 Trả lời: Trái đất là hành tinh có nước và sự sống.
II. Đọc hiểu ( 6 điểm)
+ Câu 1: b 
+ Câu 2 : a 
 + Câu 3: c
+ + Câu 4: Em sẽ rất buồn vì không có bạn để chơi cùng, không có bạn để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
 + Câu 5: Thay bằng từ: mơn mởn/ tươi tốt ...
 + Câu 6: Gạch dưới từ ngữ: Mùa xuân đến ; Một buổi sáng sớm 
 + Câu 7: a
+ Câu 8: c
+ Câu 9: b
(0,5 điểm) 
(0,5 điểm) 
(1 điểm) 
(1 điểm)
(0,5 điểm) 
(1 điểm)
(0,5điểm )
(0,5 điểm) (0,5 điểm) 
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 ĐIỂM
I. Chính tả: Nghe viết đoạn văn: 4 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu (70 chữ/15 phút) : 0,5 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 0,5 điểm
- Viết đúng chính tả: 2,5điểm. Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm (không trừ quá 2,5 điểm)
II. Tập làm văn (6 điểm)
 1. Nội dung (ý): 4 điểm 
 Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu (kể về một người lao động trí óc: thầy cô giáo, bác sĩ, nhà bác học, .). 
- Bài viết đủ số câu. 	 0,5 điểm
- Có câu mở đầu, câu kết thúc đoạn. 	 0,5 điểm
- Kể được công việc hàng ngày người lao động trí óc. 1,5 điểm
- Bài viết có cảm xúc, nêu được tình cảm của em với người em tả. 1,5 điểm 
 2. Kỹ năng: 2 điểm
 	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá 3 lỗi chính tả: 1điểm
- Câu văn đủ ý có sự liên kết, dùng từ ngữ hình ảnh hay: 	 1 điểm
* Tuỳ theo bài viết của HS, GV có thể cho điểm cho hợp lí.
Ninh Hiệp ngày 19 tháng 6 năm 2020
Hiệu trưởng duyệt đề
Trần Thị Minh Hiên

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3.doc