Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Thị Trấn (Có đáp án)

Câu 7. (0.5đ) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

 Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ”.

 A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

 B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

 C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là các ý liệt kê.

Câu 8.(0.5đ) Trong các từ ngữ sau, từ nào là từ láy?

 A. luồn lách B. vùng vằng C. vùng vẫy D. vùng vậy

 

docx9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Thị Trấn (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II - LỚP 4
Năm học: 2018-2019
TT
Chủ đề
Mức
1
Mức
2
Mức
3
Mức
4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, đặc điểm chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
- Giải thích được chi tiết trong bài để rút ra thông tin từ bài đọc.
- Nhận xét được hình ảnh, chi tiết có trong bài đọc. 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài. Liên hệ bài đọc với thực tế cuộc sống xung quanh học sinh.
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
Câu 1+2
Câu 3
Câu4
Câu 5
Câu 6
Số điểm
1
0,5
0,5
1
1
4
2
Kiến thức Tiếng Việt
- Nhận diện được ba kiểu câu đã học. 
- Nhận biết đúng các loại từ loại: Từ láy, ĐT, TT, DT và bộ phận trạng ngữ trong câu.
- Xác định được các biện pháp nghệ thuật có trong bài văn, nêu ví dụ cụ thể ( Nghệ thuật nhân hóa...)
- Học sinh viết được đoạn văn miêu tả với các câu kể và chuyển được câu kể đó thành câu văn giàu cảm xúc của mình trước cảnh đẹp thực tế mà mình được chiêm ngưỡng trong cuộc sống hàng ngày.
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Số điểm
0,5
0,5
1
1
3
Tổng số câu
3
3
2
2
10
Tổng số điểm
1,5
1,5
2
2
7
 PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2018-2019
 TRƯỜNG TH THỊ TRẤN Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 4. 
 Thời gian: 40 phút 
 Họ và tên học sinh : ..................................................................................................... Lớp 4......................
Điểm
Nhận xét của giáo viên:
GV chấm
 PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm)
 PHẦN II: ĐỌC HIỂU, TỪ VÀ CÂU: ( 7 điểm): 
NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN
 Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”
Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:
 - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!
 - Ý ba cháu thế nào?
 - Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”
 Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư.
 Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.”
 Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”
 Đọc thầm bài văn “ Nếu ước mơ đủ lớn” và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng của các câu (câu 1,2,3,7,8) dưới đây:
Câu 1.(0.5đ) Cô bé buồn phiền vì điều gì?
 A. Không đủ sức khỏe các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường.
 B. Không đủ tiền để tham gia khoá huấn luyện của đội bóng quốc gia.
 C. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất.	
Câu 2. (0.5đ) Trước khi qua đời bố cô bé đã nói với cô điều gì?
 A. Cần phải biết khắc phục nhược điểm của bản thân và theo đuổi ước mơ của mình.
 B. Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc.
 C. Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.
Câu 3.(0.5đ) Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” ý nói gì?
 A. Đừng ước mơ như ba! 
 B. Đừng chết theo ba!
 C. Đừng từ bỏ ước mơ!
Câu 4. (0.5đ) Nhờ biết ước mơ, cô bé trong câu chuyện đạt được điều gì?
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
Câu 5. (1đ) Em hãy kể một ước mơ của em và cho biết em đã làm gì và sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
Câu 6. (1đ) Theo em, ước mơ thế nào là đủ lớn?
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. (0.5đ) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
 Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ”.
 A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
 B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
 C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là các ý liệt kê.
Câu 8.(0.5đ) Trong các từ ngữ sau, từ nào là từ láy?
 A. luồn lách B. vùng vằng C. vùng vẫy D. vùng vậy 
Câu 9. (1đ) Đặt câu kể Ai thế nào? có trạng ngữ chỉ thời gian. Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu em vừa đặt.
................................................................................................
...
 Câu 10. (1đ) Những ngày nghỉ lễ trong năm, em thường được bố mẹ đưa đi tham quan, du lịch ở các bãi biển, các vùng sông nước hoặc ở những cánh rừng, những thác nước để ngắm cảnh thiên nhiên đẹp. Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 6-7 câu) miêu tả cảm xúc của mình về cảnh đẹp của một dòng sông, một bãi biển hay một cánh rừng, một con thác nước, của đất nước ta?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 4. 
 Thời gian: 40 phút 
 Họ và tên học sinh : ..................................................................................................... Lớp 4......................
Điểm
Nhận xét của giáo viên:
GV chấm
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN: ( 10 điểm): 
 Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Bài làm
PHÒNG GD & ĐT QUỲ HỢP
 Trường TH Thị Trấn
 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II 
LỚP 4. NĂM HỌC: 2018-2019
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
 - HS bắt thăm trong phiếu và HS đọc được khoảng 90 tiếng/phút, đọc rành mạch trôi chảy, diễn cảm. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm ( 1 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm)
 II. Đọc - hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu ( 7 điểm)
 1. Trắc nghiệm: 3 điểm
 Câu 1, 2, 3, , 7, 8 là câu trắc nghiệm và HTK
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 7
Câu 8
Đáp án
a
c
d
b
b
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4: (0,5đ) Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học và hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc.
 2. Tự luận: 4 điểm
Câu5. (1 điểm): Gợi ý:
 Ước mơ đủ lớn là một ước mơ có ý nghĩa, mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và nhiều người khác, đồng thời phải là ước mơ cho người ta phấn đấu không ngừng, cố gắng hết mình, vượt qua mọi khó khăn để đạt được.
Câu6. (1 điểm): Tham khảo:
 Em ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành phi công, được lái chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời. Em luôn phấn đấu học thật giỏi và chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe tốt ngay từ bây giờ.
câu9. (1 điểm): HS đặt đúng câu được 0,5 điểm. xác định đúng các bộ phận của câu được 0,5 điểm
Câu 10. (1 điểm): Những ngày nghỉ lễ trong năm, em thường được bố mẹ đưa đi tham quan, du lịch ở các bãi biển, các vùng sông nước hoặc ở những cánh rừng, những thác nước để ngắm cảnh thiên nhiên đẹp. Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 3, 4 câu) miêu tả cảm xúc của mình về cảnh đẹp của một dòng sông, một bãi biển hay một cánh rừng, một con thác nước của đất nước ta?
 Ví dụ: 
 Nhân được nghỉ ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày 10 tháng 3 Âm lịch năm 2018. Em cùng bố về chơi ở quê nội thuộc Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bố đã đưa em ra Sông Lam. Em được soi mình vào dòng nước trong vắt, hiền hòa. Dòng sông xanh Lam in bóng em dưới nước như những tia nắng ban mai ánh vàng dát ngọc. Em đưa tay xuống khoát nước cảm giác mát lạnh, ngọt ngào lan tỏa khắp cơ thể. Bên bờ sông từng hàng cây cổ thụ đung đưa những cơn gió mát êm đềm như lời ru của mẹ. Đoàn thuyền trên sông đang lướt sóng lăn tăn trông thật mềm mại, uyển chuyển ...
 Ghi chú: 
 (Đây là một câu hỏi mở nên đoạn văn viết tả cảnh đẹp cũng mở. Vì vậy tùy vào nội dung, cách dùng từ, đặt câu, những cảm xúc chân thật, trong câu văn miêu tả về Biển, sông, hồ, ao, suối, cánh rừng, con thác nước đúng với thực tế trong cuộc sống hàng ngày mà học sinh đã được chiêm ngưỡng khi đi tham quan du lịch cùng bố mẹ thì GV vẫn cho điểm tối đa. Tùy trường hợp về ý nghĩa, nội dung, cách sử dụng câu, từ ngữ trong câu văn mà GV trừ điểm)
III. Tập làm văn: 10 điểm
 Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em yêu thích
 A. Điểm chính tả trong bài tập làm văn (2 điểm): Trong tập làm văn HS viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (2 điểm)
- Viết đúng chính tả trong làm bài tập làm văn ( Không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
 - Viết sai từ, tiếng, dấu thanh (Mỗi lần mắc trên 5 lỗi trừ 0,15 điểm). Tùy vào mức độ sai sót lỗi chính tả trong bài tập làm văn mà GV trừ điểm.
 B. Điểm bài tập làm văn ( 8 điểm):
 1. Mở bài: HS biết viết đoạn mở bài ngắn gọn, xúc tích giới thiệu về tên một con vật mà HS yêu thích. 
 ( Mở bài gián tiếp) ( 1 điểm)
Thân bài: ( 4 điểm)
Nội dung: 
 - HS tả theo từng bộ phận của con vật theo đúng trình tự: tả được bao quát; tả được từng bộ phận của con mà HS yêu thích theo trình tự hợp lý. 
- HS tả hoạt động của con vật với những thói quen, tính cách riêng biệt của nó và nêu được lợi ích con vật và biết nêu thực tế cách chăm sóc và yêu thương con vật mà HS yêu thích ( 1, 5 điểm)
 b. Kĩ năng: Cách sử dụng từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu chính xác, hợp lý ( 1, 5 điểm)
 c. Cảm xúc: Sử dụng một số hình ảnh nhân hóa, so sánh làm câu văn hay, giàu cảm xúc ( 1 điểm)
Kết bài: ( 1 điểm): HS kết bài ngắn gọn xúc tích, nêu lên được tình cảm của HS với con vật mà HS yêu thích.
Dùng từ, đặt câu ( 1 điểm): Dùng từ đặt câu hay, xúc tích gây ấn tượng riêng của con vật yêu thích mà HS tả.
Sáng tạo ( 1 điểm): Câu văn hay, có những phát hiện mới lạ về cách tả con vật mà HS yêu thích.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018.docx