Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22
1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả:
Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả:
Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.
2. Nối từ ngữ chỉ người tri thức (cột A) và hoạt động phù hợp của họ (cột B)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 3 Tuần 22 I – Bài tập về đọc hiểu Cầu treo Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu. Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên: – Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo. Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện. (Theo Tường Vân) (1) Brao: tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len (châu Âu) (2) Tuýt: tên một con sông ở Ai-xơ-len Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt? a- Dòng sông quá rộng và sâu b- Không thể xây được trụ cầu c- Không đủ vật liệu làm trụ cầu 2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì? a- Quan sát hai cành cây b- Quan sát con nhện chạy c- Quan sát tấm mạng nhện 3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện? a- Người kĩ sư tài năng b- Con nhện và cây cầu c- Một phát minh vĩ đại 4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo? a- Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có b- Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn c- Vì ông đã tìm ra cái mới, cách giải quyết hiệu quả, trên cơ sở tiếp thu cái đã có. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả: Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao. b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả: Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất. 2. Nối từ ngữ chỉ người tri thức (cột A) và hoạt động phù hợp của họ (cột B) 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại: a) Ở trường em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích b) Hai bên hè phố nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc c) Trên đỉnh núi cao lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió. d) Ngoài ruộng những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt. 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về cô giáo (thầy giáo) của em với những công việc trên lớp của thầy (cô) Gợi ý: a) Cô giáo (thầy giáo) của em tên là gì? Dạy em từ năm lớp mấy? b) Trên lớp, cô giáo (thầy giáo) làm những việc gì? Thái độ của cô giáo (thầy giáo) đối với em và các bạn ra sao? c) Tình cảm của em và các bạn đối với cô giáo (thầy giáo) thế nào? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo (thầy giáo)?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_22.docx