Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5

KỈ NIỆM MÙA HÈ

Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.

Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo, trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.

Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận.

- Em xin lỗi. Chị chị có sao không?

Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:

- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này ! Diều này ! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.

Bỗng tôi nghe có tiếng con gái:

- Này, bạn!

Thì ra là một “đứa” con gái chạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:

- Gì?

- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.

Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng bạn ấy nói với thằng bé:

- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.

Tôi ân hận nghĩ:

- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên:.............
Lớp 5
 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề )
ĐỀ CHẴN
Điểm KT đọc
Điểm KT viết
Điểm TV
Lời phê của giáo viên
GV chấm ký 
A. KIỂM TRA ĐỌC 	
II. Đọc hiểu: (30 phút) 	 	 Đọc hiểu:  	Đọc thành tiếng: 
* Đọc thầm: 
	KỈ NIỆM MÙA HÈ
Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.
Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo, trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.
Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận.
- Em xin lỗi. Chị chị có sao không?
Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:
- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này! Diều này! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.
Bỗng tôi nghe có tiếng con gái:
- Này, bạn!
Thì ra là một “đứa” con gái chạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:
- Gì?
- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng bạn ấy nói với thằng bé:
- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.
Tôi ân hận nghĩ:
- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.
 Theo Nguyễn Thị Liên
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm các bài tập dưới đây.
Câu 1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì?
 A. Dán diều
 B. Thả diều 
 C. Ngắm diều
 D. Nghe sáo diều 
Câu 2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều? 
	A. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người.
	B. Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt.
 	C. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người.
	D. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt.
Câu 3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều? 
 	A. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan.
 	B. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé.
 	C. Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc.
	D. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé.
Câu 4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào? 
 	A. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về.
 	B. Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà.
 	C. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm.
	D. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm.
Câu 5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa? 
....
....
Câu 6. Trong câu: "Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió." Mỗi dấu phẩy có tác dụng gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
- Dấu phẩy (1):......
- Dấu phẩy (2):.
 - Dấu phẩy (3):.
Câu 7. Từ “gắt” trong câu “Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó.” đồng nghĩa với từ nào?
A. quát
B. xấu hổ
C. lo lắng
D. đau
Câu 8: Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu rõ cách liên kết trong hai câu văn đó.
 “Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận.” 
...................................................................................................................................................
Câu 9. Câu nào sau đây là câu ghép? 
 A. Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. 
 B. Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của thằng bé, định xé tan. 
 C. Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
 D. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi.
Câu 10. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau:
Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt.
...................................................................................................................................................
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên:.............
Lớp 5
 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề )
ĐỀ LẺ
Điểm KT đọc
Điểm KT viết
Điểm TV
Lời phê của giáo viên
GV chấm ký 
A. KIỂM TRA ĐỌC 	
II. Đọc hiểu: (30 phút) 	 	 Đọc hiểu:  	Đọc thành tiếng: 
* Đọc thầm: 
	KỈ NIỆM MÙA HÈ
Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.
Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo, trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.
Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận.
- Em xin lỗi. Chị chị có sao không?
Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:
- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này! Diều này! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.
Bỗng tôi nghe có tiếng con gái:
- Này, bạn!
Thì ra là một “đứa” con gái chạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:
- Gì?
- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng bạn ấy nói với thằng bé:
- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.
Tôi ân hận nghĩ:
- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.
 Theo Nguyễn Thị Liên
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm các bài tập dưới đây.
Câu 1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì?
 A. Nghe sáo diều
 B. Dán diều 
 C. Thả diều
 D. Ngắm diều 
Câu 2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều? 
	A. Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt.
	B. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt.
 	C. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người.
	D. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người.
Câu 3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều? 
 	A. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé.
 	B. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé.
 	C. Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc.
	D. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan. 
Câu 4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào? 
 	A. Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà.
 	B. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm. 
 	C. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm.
	D. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về.
Câu 5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa? 
....
....
Câu 6. Mỗi dấu phẩy trong câu: "Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió." có tác dụng gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
- Dấu phẩy (1):......
- Dấu phẩy (2):.
 - Dấu phẩy (3):.
Câu 7. Từ “gắt” trong câu “Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó.” đồng nghĩa với từ nào?
A. lo lắng
B. xấu hổ
C. quát
D. đau
Câu 8: Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu rõ cách liên kết trong hai câu văn đó.
 “Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận.” 
...................................................................................................................................................
Câu 9. Câu nào sau đây là câu ghép? 
Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của thằng bé, định xé tan. 
	B. Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu.
	C. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi.
	D. Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
Câu 10. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau:
Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt.
...................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - LỚP 5
Năm học: 2019 - 2020
KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm)
	Đọc 1 trong 3 đoạn sau và trả lời 1 câu hỏi.
SẮC TÍM BẰNG LĂNG
Cũng như những cánh phượng hồng, bằng lăng là loài hoa “nữ hoàng của mùa hạ”.
Hoa bằng lăng chỉ đẹp nhất khi khoe sắc tím trên cây cùng những chiếc lá xanh căng tràn sức sống.
Không biết sao cả tôi và bạn đều thích cái màu tím ấy, đó là màu thời gian xa xôi. Vì bằng lăng tím có bao giờ tím mãi, cứ đến hẹn lại lên, những cánh bằng lăng thi nhau nở bung một góc trời, nắng mưa qua ngày, sắc tím phai dần, phai dần theo thời gian. Đã không biết bao nhiêu buổi chiều tôi và bạn đứng ngẩn ngơ nhìn những bông hoa tím đang chuyển sang màu tím nhạt, rồi màu trắng
Câu hỏi 
1. Hoa bằng lăng đẹp nhất khi nào?
2. Vì sao màu bằng lăng được gọi là màu thời gian xa xôi?
TIẾNG VƯỜN
         Hoa nhài trắng xóa bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào, sực nức. Màu xanh của búp lá vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng hoa bưởi lại có những tua nhị vàng giữa lòng hoa như những bông thủy tiên thu nhỏ. Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị. Hương tỏa từ những cánh hoa, nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa đều có tiếng nói của riêng mình.
Câu hỏi 
1. Đoạn văn miêu tảvẻ đẹp những loài hoa nào?
2. Tác giả miêu tả hoa bưởi bằng những vẻ đẹp nào?
LỘC NÕN ĐẦU CÀNH
Xuân đã đến thật rồi. Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm, mùi hương nồng ấm, ngọt dịu của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng giấc say 
Ngoài kia, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Từ những thân cây mẹ, chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra nõn nà như tiếng trẻ thơ. Mùa xuân như có phép lạ, sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ.
Câu hỏi 
1. Dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận ra mùa xuân đến?
2. Tìm những hình ảnh miêu tả sức sống mạnh liệt của lộc non?
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KT CUỐI HỌC KÌ II
Môn Tiếng Việt - Lớp 5
Năm học 2019 - 2020
A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : (3 điểm) 
	- Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 115 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm
	- Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm.
SẮC TÍM BẰNG LĂNG
1. Hoa bằng lăng đẹp nhất khi nào?
Hoa bằng lăng đẹp nhất khi khoe sắc tím trên cây cùng những chiếc lá xanh
2. Vì sao màu bằng lăng được gọi là màu thời gian xa xôi? 
Vì màu tím bằng lăng chẳng bao giờ tím mãi, cứ phai nhạt dần theo thời gian.
TIẾNG VƯỜN
Đoạn văn miêu tảvẻ đẹp những loài hoa nào?
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của hoa nhài, hoa bưởi.
Tác giả miêu tả hoa bưởi bằng những vẻ đẹp nào?
Hoa bưởi kết từng chùm, cánh trắng, có tua nhị vàng giữa lòng hoa như hoa thủy tiên, có hương thơm.
LỘC NÕN ĐẦU CÀNH
Dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận ra mùa xuân đến? 
Thoang thoảng khói hương trầm của ngày Tết cổ truyền. Những tia nắng xuân đầu tiên nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật.
	2. Tìm những hình ảnh miêu tả sức sống mạnh liệt của lộc non?
Chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra nõn nà. Sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu
Đề chẵn
Đề lẻ
Điểm
1
Khoanh vào ý C
Khoanh vào ý D
0,5 điểm
2
Khoanh vào ý D
Khoanh vào ý B
0,5 điểm
3
Khoanh vào ý B
Khoanh vào ý A
0,5 điểm
4
Khoanh vào ý D
Khoanh vào ý B
0,5 điểm
5
 Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác.
1 điểm
6
- Dấu phẩy (1): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ (hoặc các trạng ngữ) trong câu.
- Dấu phẩy (2): Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Dấu phẩy (3): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Trả lời đúng 2 trong 3 ý: 0,5 điểm
1 điểm
7
Khoanh vào ý A
Khoanh vào ý C
0,5 điểm
8
Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ
“cậu bé” thay thế cho “một em nhỏ”
0,5 điểm
0,5 điểm
9
Khoanh vào ý C
Khoanh vào ý D
0,5 điểm
10
Chủ ngữ: CN1: Tôi , CN2: cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ 
Vị ngữ: VN1: giật mình, VN2: va vào mặt.
1 điểm
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2019 - 2020
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả:  (2 điểm) Thời gian: 15 phút 
 Nghe - viết: GV đọc cho học sinh viết.
CÂY CƠM NGUỘI
Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây. Tháng mười, khi hoa sữa tỏa hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất. Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu, màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non như màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm, nắng xuân sớm.
 (Băng Sơn)
II. Tập làm văn: (8 điểm) Thời gian: 35 phút
Đề bài: Trong những năm được học tập dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều người bạn thân thiết. Hãy tả một người bạn mà em gắn bó và yêu quý nhất.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
 1điểm
Tốc độ đạt yêu cầu
Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ
Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp 
Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm
Viết đúng chính tả: 1 điểm
Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-6 lỗi: 0,5 điểm, có trên 6 lỗi: 0 điểm
II . Tập làm văn: 8 điểm
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1 
0,5 
0
1
Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu được người bạn thân thiết của em.
- Giới thiệu được đó là người bạn thân thiết với em trong những năm ở tiểu học.
- Giới thiệu được người bạn định tả.
Không có phần mở bài 
2a
Thân bài
(4 điểm)
Tả người theo trình tự hợp lý (1,5 điểm)
- Miêu tả được đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của người bạn thân, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả
- Miêu tả được một số đặc điểm ngoại hình của bạn một cách hợp lý.
- Miêu tả ngoại hình còn ít, sơ sài, chưa rõ ràng.
Không có nội dung miêu tả ngoại hình 
2b
Tả tính tình của bạn hoặc kỷ niệm với người bạn thân (1,5 điểm)
- Tả chi tiết tính nết tiêu biểu, kỷ niệm gắn bó sâu sắc với người bạn thân theo trình tự hợp lí., các chi tiết miêu tả thể hiện rõ điểm nổi bật ở người bạn thân của em
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả hợp lý, lô gic, câu văn có hình ảnh.
- Tả tính nết hoặc kỷ niệm gắn bó với bạn theo trình tự hợp lí, các chi tiết miêu tả còn kể lể, chung chung.
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả tương đối hợp lý, lô gic, có hình ảnh.
- Tả tính nết người bạn thân hoặc kỷ niệm gắn bó
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả còn lộn xộn, không theo trình tự hợp lí.
Không đạt các yêu cầu đã nêu
2c
Cảm xúc
(1 điểm)
Thể hiện được tình cảm chân thành và có kỉ niệm sâu sắc với bạn 
Thể hiện được tình cảm với bạn
Chưa thể hiện được rõ tình cảm với người bạn vừa tả
Không đạt yêu cầu đã nêu.
3
Kết bài (1 điểm)
- KB nêu cảm nghĩ về người bạn thân vừa tả, tình cảm gắn bó, yêu mến người bạn đó.
Có phần kết bài nêu cảm nghĩ về người bạn vừa tả
Không có phần kết bài
4
Chữ viết, chính tả
(0,5 điểm)
Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng. 
- Có từ 0-3 lỗi chính tả
Chữ viết ko đúng kiểu, đúng cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 5 lỗi chính tả
5
Dùng từ, đặt câu
(0,5 điểm)
Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu.
Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt câu.
6
Sáng tạo
(1 điểm)
- Bài viết có ý độc đáo.
- Biết sử dụng các BPNT, câu văn có hình ảnh
Đạt 1 trong 2 yêu cầu đã nêu.
Không đạt hai yêu cầu đã nêu.
Ninh Hiệp ngày 19 tháng 6 năm 2020
Hiệu trưởng duyệt đề
Trần Thị Minh Hiên

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5.doc