Đề kiểm tra đợt 4 Ngữ Văn Lớp 6 (Ôn tập mùa nghỉ học Covid-19)

a. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b. Nêu hiểu biết của em về phương thức biểu đạt ấy?

c. Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật so sánh mà tác giả sử dụng trong đoạn văn?

d. Viết đoạn văn có sử dụng phương thức biểu đạt ấy ( Chủ đề tự chọn) và trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh mà em đã học?

 

docx4 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra đợt 4 Ngữ Văn Lớp 6 (Ôn tập mùa nghỉ học Covid-19), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CÁC ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 (ĐỢT 4) – CÔ LÊ
ÔN TẬP MÙA NGHĨ HỌC COVID-19
ĐỀ 1: Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận...
Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? tác giả là ai? Nêu hiểu biết của em về tác giả đó?
Những địa danh nào được giới thiệu trong văn bản đó?
Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu khái niệm? 
Tác dụng khi sử dụng biện pháp nghệ thuật đó? 
Nếu được giới thiệu vùng đất Cà Mau cho khách du lịch, em sẽ giới thiệu như thế nào? Viết một đoạn văn miêu tả ngắn để giới thiệu về vùng đất ấy? ( Viết để thuyết phục họ đến với địa điểm hấp dẫn của vùng đất tận cùng phía nam của Tổ Quốc)
ĐỀ 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?
“Tre lũy làng thay lá Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên những ngọn tre thay lá , những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...
 Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng chồi lên, nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lẫn trong lẫn ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?... (Trích Lũy làng – theo Văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục, 1996)
Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Nêu hiểu biết của em về phương thức biểu đạt ấy?
Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật so sánh mà tác giả sử dụng trong đoạn văn?
Viết đoạn văn có sử dụng phương thức biểu đạt ấy ( Chủ đề tự chọn) và trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh mà em đã học?
ĐỀ 3: 
Câu 1: Chỉ ra trong những câu sau đâu là phó từ? Hãy cho biết phó từ đó bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
Chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường còn ra thế? (Nguyễn Minh Châu)
>
Chúng mình cùng nghe rồi lúc nào buồn ngủ thì ta ngủ (Nam Cao)
>
Ô, cô còn quên chiếc mùi xoa đây này (Nguyễn Thành Long)
>
Tôi trông anh hơi mệt, có lẽ cần ngủ sớm (Nam Cao)
>
Các cụ ai chẳng tham công tiếc việc (Tô Hoài)
>
Lần sau nếu xe dừng, cô đừng nhảy xuống như thế này nhé. (Nguyễn Minh Châu)
>
Về muộn mấy? Hẵng vào chơi cái đã nào. (Kim Lân)
>
Thế là tôi đã nhận ra được người thanh niên làm nghề cắt tóc đó. (Nguyễn Minh Châu)
>
Hồi này Hà béo ra và rất khỏe. (Triệu Bôn)
>
Biết tính bà, Soan không hỏi thêm (Tô Hoài)
>
Anh thổi tiêu đấy ư, em thích nghe lắm đấy nhé. (Nguyễn Khải)
>
Tay anh còn buốt nữa không? (Triệu Bôn)
>
Chuyện buồn nhắc lại nữa làm gì. (Nguyễn Địch Dũng)
>
Dạ, con mới về (Thanh Quế)
>
Hóa ra đơn vị của nó cũng đang di chuyển vào làm nhiệm vụ ở Quảng Bình (Bùi Hiển)
>
Câu 2: Cho câu ca dao: 
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu ca dao có nội dung gì ? 
Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Nêu cấu tạo của biện pháp so sánh đó và chỉ ra trong hai câu ca dao trên?
Đặt năm câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy?
Viết một bài văn ngắn, cảm nhận về công lao dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ đối với bản thân em?
ĐỀ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì ”
Đoạn văn nằm trong văn bản nào? Tên tác giả?
Tác phẩm đạt giải thưởng gì? 
Tóm tắt tác phẩm ( 7 đến 12 dòng)?
Tìm những động từ và tính từ miêu tả tâm trạng của người anh trong đoạn văn đó?
Hãy viết tiếp sau dấu chấm lửng (dấu ba chấm) câu: Vậy mà dưới mắt tôi thì  (người em dưới mắt anh thì sao?)
Viết một đoạn văn ngắn (không hạn chế số câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương?
Viết bài văn miêu tả (về em hoặc anh (chị) của mình) ?

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dot_4_ngu_van_lop_6_on_tap_mua_nghi_hoc_covid_19.docx