Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1+2 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

8. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm ?

 a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.

 b. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.

 c. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.

 . d. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước.

9. Hãy phân biệt nghĩa của từ dịch trong mỗi dòng sau:

- Dịch cái tủ lạnh sang bên trái.

Từ dịch có nghĩa là:.

- Gài ống nhựa vào vết mổ cho thoát dịch ra ngoài

Từ dịch có nghĩa là:.

10. Đặt 1 câu có từ "tay" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "tay" mang nghĩa chuyển ?

 

doc10 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1+2 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
GIỮA HỌC KÌ I
STT
Mạch kiến thức
Số câu, số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL


 1
Đọc hiểu văn bản:
Xác định được hình ảnh, chi tiết trong bài đọc, nêu đúng ý nghĩa của những hình ảnh chi tiết trong bài
- Hiểu được nội dung bài đọc
- Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc
- Nhận xét được một số hình ảnh chi tiết trong bài
Số câu
 2

 2


 1

 
 5
Câu số
1-2

3-4


 5


 
Số điểm 
1,0

1,0


1,0


3,0

 2
Kiến thức Tiếng Việt:
- Tìm các từ đồng nghĩa,trái nghĩa với từ đã cho. Phân biệt nghĩa các từ đồng âm, nhiều nghĩa
- Đặt câu được với các từ nhiều nghĩa, đồng âm
Số câu
 1
1

 1

 1

1
 5
Câu số
8
6

7

 9

10
 
Số điểm 
0,5
 1,0

0,75

1,0

0,75
4,0
 Tổng
Số câu
 3
1
 2
1

 2

 1
 10
Số điểm
1,5
1,0
1,0
0,75

2,0

0,75
7,0

Mã đề 1
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - LỚP 5
Năm học: 2018– 2019
Môn : Tiếng Việt 
(Thời gian: 60 phút)
A. PHẦN ĐỌC- HIỂU: ( 10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm)
Cho văn bản sau: 
HAI CÁI QUẠT
	Thằng Quạt Cọ làm gì có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương.
	Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến chỗ ổ diện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng bóng đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích.
	Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm : 
	-Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này, khéo bố con mình chết ngột mất. 
	Nghe bố con ông chủ nói vậy Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết “ nghi ngoe”.
	Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ông chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
 (Theo báo Thiếu niên Tiền phong)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở các câu 1,2,3,4 ,8
1. Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ ?
a. Cho rằng Quạt Cọ là đồ cơ hội, vô tích sự.
b. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ lười biếng.
c. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ hay trêu ghẹo người khác.
2. Khi về đến nhà, mồ hôi nhễ nhại chẳng kịp bỏ mũ, ông chủ đã chạy ngay đến ổ điện để làm gì?
a. Lau chùi hộp điện
b. Bật từng công tắc, hộp số
c. Tháo từng công tắc hộp số
3. Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ ?
a. Vì mất điện.
b. Vì Quạt Điện bị hỏng .
c. Vì Quạt Điện bị sợi dây cột chặt vào xà ngang.
4. Khi đã hiểu ra “ điều gì đó”, Quạt Điện định làm gì ?
a. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trong tay ông chủ định vứt đi.
b. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
c. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
6. Tìm từ đồng nghĩa với từ vô dụng. Đặt câu với 1từ em tìm được: 
7. Tìm 2 từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thương yêu, giữ gìn
- trái nghĩa với từ thương yêu:
.......................................................................................................
- trái nghĩa với từ giữ gìn:
........................................................................................................
8. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm ?
 a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.
 b. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.
	 c. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.
 . d. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước. 
9. Hãy phân biệt nghĩa của từ dịch trong mỗi dòng sau:
- Dịch cái tủ lạnh sang bên trái. 
Từ dịch có nghĩa là:..................................................................
- Gài ống nhựa vào vết mổ cho thoát dịch ra ngoài
Từ dịch có nghĩa là:..................................................................
10. Đặt 1 câu có từ "tay" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "tay" mang nghĩa chuyển ?
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm)
Nghe viết bài: Lương Ngọc Quyến - TV 5 Tập 1- trang 17 ).
II- Tập làm văn (8 điểm) 
 Đất nước Việt Nam ta có muôn ngàn cảnh đẹp khác nhau. Mỗi miền quê đều có những cảnh sắc riêng. Còn quê hương em có cảnh đẹp nào ấn tượng nhất? Em hãy tả lại cảnh đẹp đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (10 điểm)
 I. Đọc thành tiếng : (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau:
 1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
 2. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: (1 điểm)
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm )
 3. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (0,5 điểm)
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
 4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm )
II . Đọc hiểu: (7 điểm )
 Câu 1
Câu 2
 Câu 3
Câu 4
 Câu 8
A
0,5 đ
B
0,5 đ
A
0,5 đ
B
0,5 đ
C
0,5 đ
Câu 5: (1 đ) . Mỗi đồ vật có tác dụng tiện ích khác nhau. Chớ nên coi thường những đồ vật đơn giản, rẻ tiền.
Câu 6: (1 đ) : vô bổ, vô ích, vô tích sự,...
Đặt câu: VD: Mẹ em thường dặn em đừng chơi những trò chơi vô ích ảnh hưởng đến việc học.
Câu 7. (0,75 đ)
 - Trái nghĩa với từ thương yêu: hận thù, thù hận, căm ghét, căm giận, giận dữ, thù ghét, ghét bỏ, thù địch,...
- Trái nghĩa với từ giữ gìn: phá hoại, phá hỏng, phá phách, tàn phá, hủy hoại,..
Câu 9. (1 đ)- Từ dịch trong " Dịch cái tủ lạnh sang bên trái." (chuyển dời vị trí)(0,5đ)
- Từ dịch trong "Gài ống nhựa vào vết mổ cho thoát dịch ra ngoài"( một chất lỏng trong cơ thể) (0,5đ)
Câu 10. Đặt câu có từ tay mang nghĩa gốc:(0,75đ)
- Hôm qua em viết nhiều nên mỏi tay.
Đặt câu có từ tay mang nghĩa chuyển
- Bạn Bảo lớp em là một tay trống cừ phách
- Bạn Hương lớp em là một tay văn nghệ.
B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm )
I. Chính tả nghe - viết (2 điểm) (20 phút)
Viết và trình bài bài chính tả đúng quy định, chữ viết đều nét, ghi dấu thanh đúng quy tắc trong đoạn văn ( 2 điểm)
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. trừ 0,5 điểm toàn bài. 
2.Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
a. Yêu cầu của đề:
- Thể loại: Văn tả cảnh .
b. Thang điểm:
* Mở bài:(1 điểm): Giới thiệu cảnh đẹp? Địa điểm, mùa nào? 
* Thân bài:(4 điểm): 
*Kết bài: (1 điểm):
CHÚ Ý: +Bài viết có hình ảnh, dùng từ đặt câu hay, có cảm xúc, các đoạn văn phải gắn kết với nhau. Biết liên kết câu trong đoạn.(0.5 điểm)
 + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.(0.5 điểm)
 + Bài viết có sáng tạo. (1 điểm)
*Lưu ý : Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết  (có thể cho các mức dưới 8; 7,5 ; 6;.)
Mã đề 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - LỚP 5
Năm học: 2018– 2019
Môn : Tiếng Việt 
(Thời gian: 60 phút)
A. PHẦN ĐỌC- HIỂU: ( 10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm)
Cho văn bản sau: 
HAI CÁI QUẠT
	Thằng Quạt Cọ làm gì có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương.
	Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến chỗ ổ diện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng bóng đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích.
	Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm : 
	-Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này, khéo bố con mình chết ngột mất. 
	Nghe bố con ông chủ nói vậy Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết “ nghi ngoe”.
	Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ông chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
 (Theo báo Thiếu niên Tiền phong)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở các câu 1,2,3,4 ,8
1. Quạt Điện nghĩ gì về Quạt Cọ ?
a. Cho rằng Quạt Cọ là đồ cơ hội, vô tích sự.
b. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ lười biếng.
c. Cho rằng Quạt Cọ là kẻ hay trêu ghẹo người khác.
2. Vì sao bố con ông chủ lại cần đến Quạt Cọ ?
a. Vì mất điện.
b. Vì Quạt Điện bị hỏng .
c. Vì Quạt Điện bị sợi dây cột chặt vào xà ngang.
3. Khi về đến nhà, mồ hôi nhễ nhại chẳng kịp bỏ mũ, ông chủ đã chạy ngay đến ổ điện để làm gì?
a. Lau chùi hộp điện
b. Bật từng công tắc, hộp số
c. Tháo từng công tắc hộp số
4. Khi đã hiểu ra “ điều gì đó”, Quạt Điện định làm gì ?
a. Bước xuống, giằng lấy Quạt Cọ trong tay ông chủ định vứt đi.
b. Ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
c. Cho gió mạnh như bão để thổi bay Quạt Cọ.
5. Tìm từ đồng nghĩa với từ vô dụng. Đặt câu với 1từ em tìm được: 
6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
7. Tìm 2 từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thương yêu, giữ gìn
- trái nghĩa với từ thương yêu:
.......................................................................................................
- trái nghĩa với từ giữ gìn:
........................................................................................................
8. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm ?
 a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.
 b. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. 
	 c. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.
 d. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước. 
9. Đặt 1 câu có từ "tay" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "tay" mang nghĩa chuyển ?
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
10. Hãy phân biệt nghĩa của từ dịch trong mỗi dòng sau:
- Dịch cái tủ lạnh sang bên trái. 
Từ dịch có nghĩa là:..................................................................
- Gài ống nhựa vào vết mổ cho thoát dịch ra ngoài
Từ dịch có nghĩa là:..................................................................
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm)
Nghe viết bài: Lương Ngọc Quyến - TV 5 Tập 1- trang 17 ).
II- Tập làm văn (8 điểm) 
 Đất nước Việt Nam ta có muôn ngàn cảnh đẹp khác nhau. Mỗi miền quê đều có những cảnh sắc riêng. Còn quê hương em có cảnh đẹp nào ấn tượng nhất? Em hãy tả lại cảnh đẹp đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (10 điểm)
 I. Đọc thành tiếng : (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau:
 1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
 2. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: (1 điểm)
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm )
 3. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (0,5 điểm)
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
 4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : (1điểm)
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm )
II . Đọc hiểu: (7 điểm )
 Câu 1
Câu 2
 Câu 3
Câu 4
 Câu 8
A
0,5 đ
A
0,5 đ
B
0,5 đ
B
0,5 đ
B
0,5 đ
Câu 5: (1 đ) : vô bổ, vô ích, vô tích sự,...
Đặt câu: VD: Mẹ em thường dặn em đừng chơi những trò chơi vô ích ảnh hưởng đến việc học.
Câu 6. (1 đ) . Mỗi đồ vật có tác dụng tiện ích khác nhau. Chớ nên coi thường những đồ vật đơn giản, rẻ tiền.
Câu 7. (0,75 đ)
 - Trái nghĩa với từ thương yêu: hận thù, thù hận, căm ghét, căm giận, giận dữ, thù ghét, ghét bỏ, thù địch,...
- Trái nghĩa với từ giữ gìn: phá hoại, phá hỏng, phá phách, tàn phá, hủy hoại,..
Câu 9. Đặt câu có từ tay mang nghĩa gốc:(0,75đ)
- Hôm qua em viết nhiều nên mỏi tay.
Đặt câu có từ tay mang nghĩa chuyển
- Bạn Bảo lớp em là một tay trống cừ phách
- Bạn Hương lớp em là một tay văn nghệ.
Câu 10.(1 đ)- Từ dịch trong " Dịch cái tủ lạnh sang bên trái." (chuyển dời vị trí)(0,5đ)
- Từ dịch trong "Gài ống nhựa vào vết mổ cho thoát dịch ra ngoài"( một chất lỏng trong cơ thể) (0,5đ)
B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm )
I. Chính tả nghe - viết (2 điểm) (20 phút)
Viết và trình bài bài chính tả đúng quy định, chữ viết đều nét, ghi dấu thanh đúng quy tắc trong đoạn văn ( 2 điểm)
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. trừ 0,5 điểm toàn bài. 
2.Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
a. Yêu cầu của đề:
- Thể loại: Văn tả cảnh .
b. Thang điểm:
* Mở bài:(1 điểm): Giới thiệu cảnh đẹp? Địa điểm, mùa nào? 
* Thân bài:(4 điểm): 
*Kết bài: (1 điểm):
CHÚ Ý: +Bài viết có hình ảnh, dùng từ đặt câu hay, có cảm xúc, các đoạn văn phải gắn kết với nhau. Biết liên kết câu trong đoạn.(0.5 điểm)
 + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.(0.5 điểm)
 + Bài viết có sáng tạo. (1 điểm)
*Lưu ý : Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết  (có thể cho các mức dưới 8; 7,5 ; 6;.)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_de_12_nam_hoc.doc