Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.
- Liệt kê và lấy được ví dụ về các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản.).
- Liệt kê được một hình thức học tập ở động vật (quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn)
Thông hiểu:
- Trình bày được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật qua các ví dụ khác nhau.
- trình bày được một số hình thức học tập ở động vật qua các ví dụ khác nhau.
Vận dụng:
- Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính.
- Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.
Vận dụng cao:
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Vận dụng các kiến thức về tập tính của động vật vào diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi ) bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện.
1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH HỌC LỚP 11, THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời gian (phút) %tổng điểm Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phú) Số CH Thời gian (phút) TN TL 1 1. Cảm ứng ở thực vật 1.1. Hướng động 3 2,25 2 3 1 4,5 5 1 15 35 1.2. Ứng động 3 2,25 2 3 5 2 2. Cảm ứng ở động vật 2.1. Cảm ứng ở động vật 3 2,25 3 4,5 1 4,5 1 6 6 2 30 65 2.2. Tập tính của động vật 4 3 3 4,5 7 2.3. Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ 2 1,5 2 3 4 2.4. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh 1 0,75 1 Tổng 16 12,0 12 18,0 2 9,0 1 6,0 28 3 45,0 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 Tỉ lệ chung (%) 70 30 Lưu ý: - Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. - Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. - Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận. - Trong nội dung kiến thức (1.2), (2.1), (2.2) chỉ được chọn một câu mức độ vận dụng trong hai nội dung đó. - Trong nội dung kiến thức (2.1) (2.2) (2.3) chọn một câu mức độ vận dụng trong ba nội dung đó. - Trong nội dung kiến thức (2.1) (2.2) (2.3) chọn một câu mức độ vận dụng cao trong ba nội dung đó. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH HỌC LỚP 11, THỜI GIAN LÀM BÀI 45 phút TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 1. Cảm ứng ở thực vật 1.1. Hướng động Nhận biết: - Nêu được khái niệm cảm ứng, hướng động và kể tên được các loại hướng động. Thông hiểu: - Phân tích được các kiểu hướng động qua các ví dụ cụ thể. 3 2 1 1.2. Ứng động Nhận biết: - Nêu được các khái niệm ứng động, ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng. Thông hiểu: - Trình bày được các kiểu ứng động qua các ví dụ khác nhau và vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật. Vận dụng: - Phân biệt được ứng động với hướng động. 3 2 2 2. Cảm ứng ở động vật 2.1. Cảm ứng ở động vật Nhận biết: - Nêu được các khái niệm cảm ứng ở động vật, các bộ phận của 1 cung phản xạ. - Liệt kê được các kiểu hệ thần kinh ở các nhóm động vật. Thông hiểu: - Trình bày được các đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh của các nhóm động vật. - Trình bày được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật qua các ví dụ. - Trình bày được hoạt động của hệ thần kinh ở các nhóm động vật. Vận dụng: - Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật. - Mô tả được các bộ phận của một phản xạ qua 1 ví dụ cụ thể. - Phân tích và lấy ví dụ về các dạng phản xạ. Vận dụng cao: - Giải thích được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau. - Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở động vật để giải thích các ví dụ liên quan đến cảm ứng. 3 3 1 1 2.2. Tập tính của động vật Nhận biết: - Nêu được khái niệm tập tính của động vật. - Liệt kê và lấy được ví dụ về các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản...). - Liệt kê được một hình thức học tập ở động vật (quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn) Thông hiểu: - Trình bày được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật qua các ví dụ khác nhau. - trình bày được một số hình thức học tập ở động vật qua các ví dụ khác nhau. Vận dụng: - Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính. - Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật. Vận dụng cao: - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. - Vận dụng các kiến thức về tập tính của động vật vào diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi) bằng con đường hình thành phản xạ có điều kiện. 4 3 2.3. Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ Nhận biết: - Trình bày sơ lược được khái niệm xináp, chỉ ra được cấu tạo của xináp, các chất tham gia truyền tin qua xináp. Thông hiểu: - Mô tả được quá trình truyền tin qua xináp và các chất tham gia vào quá trình truyền tin qua xinap và trong một cung phản xạ. Vận dụng cao: - Vận dụng kiến thức về quá trình truyền tin qua xináp để giải thích quá trình truyền tin trong cung phản xạ chỉ theo 1 chiều và hiện tượng thực tế liên quan. 2 2 2.4. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Nhận biết: - Nêu được khái niệm điện thế hoạt động, các giai đoạn của của đồ thị điện thế hoạt động. - Trình bày sơ lược 2 dạng lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. 1 0 Tổng 16 12 2 1 Lưu ý: - Với câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (1 gạch đầu dòng thuộc mức độ đó). - Trong nội dung kiến thức (1.2), (2.1), (2.2) chỉ được chọn một câu mức độ vận dụng trong hai nội dung đó. - Trong nội dung kiến thức (2.1) (2.2) (2.3) chọn một câu mức độ vận dụng trong ba nội dung đó. - Trong nội dung kiến thức (2.1) (2.2) (2.3) chọn một câu mức độ vận dụng cao trong ba nội dung đó. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1 Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? Câu 2 Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời câu hỏi sau: Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao? Câu 3 Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời câu hỏi sau: Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? Câu 4 Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Câu 5 Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng...) Câu 6: Phân biệt được ứng động với hướng động. Câu 7: Phân biệt đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2020.docx