Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

- Khái niệm quang hợp.

- PTTQ của Quang hợp.

- Vai trò của quá trình quang hợp.

- Lá cây là cơ quan quang hợp, cấu tạo phù hợp chức năng quang hợp.

- Lục lạp là bào quan quang hợp: hạt grana và chất nền.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường THPT Bùi Thị Xuân – Đà Lạt
Tổ Sinh học – Công nghệ
d&c
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I SINH HỌC 11
Tuần 10 - Năm học 2020 - 2021
Xác định mục đích của đề kiểm tra: Kiểm tra 45’ 
Xác định hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 70% - Tự luận 30%.
III. Nội dung kiểm tra:
1. Trao đổi nước ở thực vật
2. Trao đổi khoáng và ni tơ ở thực vật.
3. Quang hợp ở các nhóm thực vật
Chủ đề kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I. Trao đổi nước ở thực vật
- Trình bày được vai trò của nước. 
- Trình bày cơ chế trao đổi nước
- Trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng.
- Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân.
- Hiểu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí.
Đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó.
Số câu
2
1 
2
1
0
 20% = 2,0đ
5% = 0.5đ
10% = 1đ
5% = 0.5đ
10% = 1đ
% = đ
II. Trao đổi khoáng và ni tơ ở thực vật.
- Vai trò của chất khoáng ở thực vật.
- Các con đường hấp thụ nguyên tố khoáng: qua tế bào chất – không bào, qua thành tế bào và gian bào. 
- Sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường.
- Các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng. 
- Cơ chế vận chuyển nước và muối khoáng.
- Điều kiện cố định Nitơ phân tử.
- Tại sao thiếu nitơ cây không phát triển được.
- Bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.
Số câu
6
0
2
0
2
0
25% = 2,5đ
15% = 1.5đ
% = đ
5% = 0.5 đ
% = đ
5% = 0.5đ
% = đ
% = đ
% = đ
III. Quang hợp
- Khái niệm quang hợp.
- PTTQ của Quang hợp.
- Vai trò của quá trình quang hợp.
- Lá cây là cơ quan quang hợp, cấu tạo phù hợp chức năng quang hợp.
- Lục lạp là bào quan quang hợp: hạt grana và chất nền.
- Các loại sắc tố quang hợp và vai trò của các nhóm sắc tố
- Lá cây là cơ quan quang hợp, cấu tạo phù hợp chức năng quang hợp.
- Đặc điểm cấu trúc của hạt grana và chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp.
- Quang hợp hấp thụ ánh sáng vùng nào? Tại sao lá cây có màu xanh?
Nêu những điểm khác nhau giữa pha sáng và pha tối.
Số câu
4
0
2
1
0
0
15% = 1.5đ
10% = 1.0đ
% = đ
5% = 0.5đ
10% = 1.0đ
% = đ
% = đ
% = đ
% = đ
IV. Quang hợp ở các nhóm thực vật
- Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quang hợp
- Quá trình quang hợp ở thực vật C3 (thực vật ôn đới) bao gồm pha sáng và pha tối. 
- Đặc điểm của các nhóm thực vật.
- Quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng
- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường.
- Quá trình quang hợp ở thực vật C3.
- So sánh năng suất sinh học và năng suất kinh tế
- So sánh được một số đặc điểm của các nhóm thực vật, quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM 
-Sự thích nghi của các kiểu quang hợp ở các nhóm thực vật.
-Tại sao thực vật C4 có năng suất sinh học cao nhất
Số câu
4
0
2
1
2
1
40% = 4,0đ
10% = 1.0đ
% = đ
0.5% = 0.5
10% = 1.0đ
0.5% = 0.5đ
% = đ
% = đ
10% = 1.0 đ
Số câu
Số câu: 16 TN + 1TL
Số điểm: 4.0 TN + 1.0TL
Số câu: 8TN + 1TL
Số điểm: 2.0 TN + 1.0TL
Số câu: 4TN 
Số điểm: 1.0TN 
Số câu: 1TL
Số điểm: 1.0TL
S = 10 điểm
5 điểm= 50%
3 điểm= 30%
1,0 điểm= 10%
1,0 điểm= 10%
Câu hỏi tự luận:
Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó.
Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng.
Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân.
Nêu những điểm khác nhau giữa pha sáng và pha tối.
Mỗi ý 0.25đ
Điểm so sánh
Pha sáng
Pha tối
Nơi diễn ra
Điều kiện
Nguyên liệu
Sản phẩm
Tại sao trong nông nghiệp nên trồng xen các cây họ Đậu.
Hoàn thành bảng sau:
So sánh được một số đặc điểm của các nhóm thực vật, quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM 
( quý thầy cô chia thành 2 câu – mỗi điểm so sánh 0.25đ)
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Điều kiện sống
Hình thái giải phẩu của lá
Cường độ quang hợp
Nhu cầu nước
Hô hấp sáng
Năng suất sinh học
SP cố định CO2 đầu tiên
Chu trình Canvin
Chất nhận CO2 
Tại sao thực vật C4 có năng suất sinh học cao nhất
ĐÁP ÁN
 1. Đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó.
Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng còn gọi là tế bào hạt đậu.húng gồm có 2 thành: thành mỏng và thành dày. Thành mỏng ở bên ngoài, còn thành dày nằm ở bên trong. Chính thành dày hình thành một cái lỗ ở giữa không bao giờ đóng hoàn toàn.
- Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho vách dày cong theo vách mỏng và lỗ khí mở ra.
- Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng ra, lỗ khí khép lại.
2. Con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng.
*  Các con đường thoát hơi nước:
–   Con đường qua khí khổng.
–   Con đường qua bề mặt lá (qua cutin).
*  Đặc điểm:
–   Con đường qua khí khổng có vận tốc lớn và điều chỉnh bằng cơ chế đóng, mở khí khổng.
–   Con đường qua cutin có vận tốc nhỏ và không có cơ chế điều chỉnh. Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng chậm và ngược lại.
3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân.
Quá trình vận chuyển nước ở thân thực hiện được do sự phối hợp giữa 3 lực:
– Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước) là lực đóng vai trò chính
– Lực đẩy của rễ (áp suất rễ)
– Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
4. Nêu những điểm khác nhau giữa pha sáng và pha tối.
Mỗi ý 0.25đ
Điểm so sánh
Pha sáng
Pha tối
Nơi diễn ra
Màng tilacôit của lục lạp
Chât nền Stroma
Điều kiện
Cần ánh sáng
Không cần ánh sáng
Nguyên liệu
Nước, ADP, NADP+
CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm
O2, ATP, NADPH
Chất hữu cơ
5. Tại sao trong nông nghiệp nên trồng xen các cây họ Đậu.
Trả lời: mỗi ý 0,25 đ
Nâng cao độ phì nhiêu cho đất, cân bằng hệ sinh thái, tăng năng suất – chất lượng cho cây trồng.
Tạo ra một lớp thực vật che phủ cho đất, giúp giảm lượng nước bốc hơi, tránh lãng phí đất khi cây còn nhỏ.
Bộ rễ cây họ Đậu có các nốt sần chứa vi khuẩn cố định Đạm từ không khí
Khi thu hoạch, cây họ Đậu được cày vùi, cung cấp phân xanh cho đất
6. Hoàn thành bảng sau:
So sánh được một số đặc điểm của các nhóm thực vật, quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM 
( quý thầy cô chia thành 2 câu – mỗi điểm so sánh 0.25đ)
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Điều kiện sống
Hình thái giải phẩu của lá
Cường độ quang hợp
Nhu cầu nước
Hô hấp sáng
Năng suất sinh học
SP cố định CO2 đầu tiên
APG
AOA
AOA
Chu trình Canvin
Chất nhận CO2 
RiDP
PEP
PEP
7. Tại sao thực vật C4 có năng suất sinh học cao nhất
Trả lời: 
Thực vật C4 không có hô hấp sáng nên sản phẩm của quá trình quang hợp vẫn còn nguyên. (0,25đ)
Khác với thực vật C3, thực vật C4 thực hiện quang hợp thông qua 2 loại tế bào: tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch à cườngs độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 và nước thấp à thực vật C4 cho năng suất cao hơn thực vật C3. (0,25đ)
Thực vật CAM đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm để CO2 có thể vào từ lá. Dù có nhiều điểm tương đồng với quá trình quang hợp của thực vật C4 nhưng thực vật CAM vẫn có năng suất thấp do trong quá trình quang hợp, thực vật CAM đã sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 à lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây giảm à năng suất thấp. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_11_tuan_10_nam_ho.doc