Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học xã Nghĩa Sơn
Câu 4. Hệ thống cống rãnh thoát nước ở các quốc gia đang phát triển đang ở trong tình trạng như thế nào ?
A. Đạt tiêu chuẩn khi chứa một lượng nước thải lớn.
B. Không đạt tiêu chuẩn khi phải chứa một lượng nước thải lớn.
C. Không có cống rãnh thoát nước thải.
D. Không đủ cống rãnh để thoát nước thải.
Câu 5. Trong câu: “Việc dẫn nước sinh hoạt đến và dẫn nước thải đi được nhiều người quan tâm.” Từ quan tâm thuộc từ loại:
A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ D. Không thuộc từ loại nào
Câu 6. Dòng nào dưới đây có hai từ (gạch chân) là từ đồng âm ?
A. nhiễm độc, nhiễm chì. B. nguồn nước, sông nước.
C. nguy hiểm, nguy nan. D. môi trường, nhà trường
ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA SƠN - NGHĨA HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Thời gian làm bài 45 phút SBD Chữ kí của giám thị Chữ kí của giám khảo Họ tên học sinh: ................................................................................................................................... Lớp: ..................... Nhận xét của giáo viên: ...................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn Chính tả (nghe - viết) Viết văn: Viết một đoạn văn tả cảnh buổi sáng trong vườn cây (hoặc trong vườn hoa) của trường em. ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA SƠN - NGHĨA HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Thời gian làm bài 40 phút SBD Chữ kí của giám thị Chữ kí của giám khảo Họ tên học sinh: ................................................................................................................................... Lớp: ..................... Nhận xét của giáo viên: ...................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt I. Đọc thầm văn bản sau Ô NHIỄM NƯỚC Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI Dân số thế giới tăng đột biến trong khoảng nửa sau thế kỉ 20. Hầu hết các thành phố lớn là nơi tập trung dân cư đông đúc, do đó vấn đề cung cấp nước sinh hoạt trở lên khó khăn. Trong khi mỗi làng, mỗi thành phố nhỏ đều có thể tìm ngay được nguồn nước ở vùng lân cận, thì ở các thành phố lớn, không có nguồn nước này. Ngay cả những thành phố có sông suối chảy qua, nước cũng khó kiếm vì nó đã bị ô nhiễm. Các thành phố lớn đã phải lấy nước từ những nguồn rất xa. Việc dẫn nước sinh hoạt đến và dẫn nước thải đi được nhiều người quan tâm. Ngày trước, khi các thành phố còn chưa quá lớn, rác thải bị vứt xuống nước làm cho nước luôn luôn bốc mùi hôi thối. Ngày nay, thành phố nào cũng phải có hệ thống cống rãnh để dẫn nước thải và những trạm lọc để làm sạch nước thải trước khi đổ ra sông. Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển, chỉ những khu phố của nhà giàu mới có cống rãnh thoát nước đúng tiêu chuẩn. Cống rãnh ở các quốc gia này cũng không đạt tiêu chuẩn khi phải chứa một lượng nước lớn dễ bị tắc, gây mùi hôi và nhiễm nước thải bẩn vào nguồn nước sinh hoạt. Nhiều thành phố của các quốc gia nghèo, còn thiếu cả nước sinh hoạt, thêm vào đó lại không có cống rãnh thoát nước nên môi trường ở đây mất vệ sinh trầm trọng Theo Vấn đề nước trên thế giới II. Dựa vào văn bản trên hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (Khoanh vào 1 trong 4 đáp án đưa ra trong mỗi câu) Câu 1. Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt của các thành phố lớn trở nên khó khăn vì ? A. Là nơi tập trung dân cư đông đúc. B. Là nơi có dân số ổn định. C. Là nơi có sự kiểm tra nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường. D. Là nơi có đường xá đi lại khó khăn. Câu 2. Vì sao các thành phố lớn phải lấy nước từ những nguồn rất xa ? A. Dân số đông nên việc giải quyết nước sinh hoạt khó khăn. B. Không thể tìm được nguồn nước sạch từ những vùng lân cận. C. Không có nước ở vùng lân cận. D. Không có sông suối chảy qua thành phố. Câu 3. Vì sao ngày trước nước thải lại bốc mùi hôi thối ở những thành phố còn chưa quá lớn? A. Vì chưa có cống dẫn nước thải. B. Vì nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. C. Vì chưa có trạm lọc chất thải. D. Vì rác thải bị vứt xuống nước. Câu 4. Hệ thống cống rãnh thoát nước ở các quốc gia đang phát triển đang ở trong tình trạng như thế nào ? A. Đạt tiêu chuẩn khi chứa một lượng nước thải lớn. B. Không đạt tiêu chuẩn khi phải chứa một lượng nước thải lớn. C. Không có cống rãnh thoát nước thải. D. Không đủ cống rãnh để thoát nước thải. Câu 5. Trong câu: “Việc dẫn nước sinh hoạt đến và dẫn nước thải đi được nhiều người quan tâm.” Từ quan tâm thuộc từ loại: A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ D. Không thuộc từ loại nào Câu 6. Dòng nào dưới đây có hai từ (gạch chân) là từ đồng âm ? A. nhiễm độc, nhiễm chì. B. nguồn nước, sông nước. C. nguy hiểm, nguy nan. D. môi trường, nhà trường. III. Hoàn thành các bài tập sau Câu 7. Theo em, để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nước thì phải làm gì ? Em hãy viết một câu trả lời nêu một việc cần làm. Câu 8. Viết vào chỗ chấm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ ở cột A trong bảng sau: Cột A Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa đông đúc . khó khăn . TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA SƠN - NGHĨA HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 1. BÀI VIẾT CHÍNH TẢ LỚP - Gv viết đầu bài lên bảng. HS viết đầu bài vào giấy kiểm tra. - Gv đọc cho học sinh viết đoạn sau với tốc độ khoảng 6 chữ/phút. Hai cây phong Trong làng tôi không thiếu gì các loài cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn, chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như tiếng thì thầm thiết tha, nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình. 2. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2 điểm) Giáo viên chọn một trong hai đoạn văn dưới đây cho học sinh đọc. Lưu ý: Học sinh không trả lời câu hỏi ở phần đọc thành tiếng Đoạn 1: Vì sao tắc kè có thể thay đổi màu sắc. Tắc kè được mệnh danh là “nhà ảo thuật trong giới động vật” vì chúng có khả năng thay đổi màu sắc của cơ thể. Sự biến màu này là do trong da của chúng có các loại tế bào sắc tố. Dưới sự ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, các tế bào này sẽ tập trung lại hoặc phân tán, từ đó cơ thể tắc kè sẽ giống với màu sắc của cây cỏ, đất ở môi trường xung quanh. Đoạn 2: Vì sao đàn ngỗng trời xếp thành hình chữ “V” khi bay ? Hành trình di cư của ngỗng trời khá dài, vì thế trong khi bay bầy ngỗng bị tiêu hao sức lực rất lớn. Nếu bay theo hình chữ V sẽ giúp chúng tiết kiệm sức lực. Trong khi bay, đàn ngỗng trời tạo ra luồng khí đặc biệt, những con ngỗng trời bay sau nằm trong luồng khí đặc biệt sẽ được khí đẩy đi nên giúp giảm bớt sức lực. nhờ vậy khi bay theo hình chữ V, rất hiếm khi có con ngỗng trời nào bị tách đàn do không đủ sức bay.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019_2020.doc