Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án)

Câu 4:Ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần:

A. Coi thường chế giễu kẻ thù;

B. Chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh;

C. Tượng trưng cho tinh thần nhân đạo, tư tưởng hoà bình của nhân dân ta;

D. Thể hiện lòng tốt của Thạch Sanh.

Câu 5: Dòng nào là nghĩa của từ sai trong câu: Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận:

A. Bảo người dới làm một việc gì đó; C. Làm không đúng sự thực;

B. Bảo người trên làm một việc gì đó; D. Phạm một lỗi gì đó.

Câu 6:Phần kết luận của bài văn tự sự có ý nghĩa gì?

A. Kể diễn biến sự việc; C. Nêu ý nghĩa bài học;

B. Kể kết cục sự việc; D. Giới thiệu khái quát về nhân vật sự việc

Câu 7: Câu văn ở câu 5 có mấy cụm động từ?

A. Không có cụm nào; C. Có hai cụm;

B. Có một cụm; D. Có ba cụm.

Câu 8: Trong cụm danh từ niêu cơm tí xíu, từ nào là trung tâm?

A. Tí; B. Xíu C. Tí xíu; D. Niêu cơm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Đề Kiểm tra Học kì I
Môn Ngữ văn lớp 6-Thời gian làm bài 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm ) mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Đọc kĩ đoạn văn sau đây sau đó trả lời bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng nhất.
 "... Chàng một mình cầm cây đàn ra trớc quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mời tám nớc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết 
được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước..." (Ngữ văn 6- Tập I)
Câu 1:Văn bản chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào?
A. Thần thoại; C. Cổ tích;
B. Truyền thuyết; D. Truyện Trung đại.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
A. Tự sự; B. Miêu tả; C. Nghị luận; D. Biểu cảm.
Câu 3: Thạch Sanh đánh đàn vào thời gian nào?
A.Khi Lí Thông rắp tâm hãm hại Thạch Sanh; C. Khi Thạch Sanh chiến đấu với chằn tinh;
B. Khi Thạch Sanh bị giam trong ngục tối; D. Khi binh lính mời tám nước kéo sang.
Câu 4:ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần:
A. Coi thường chế giễu kẻ thù; 
B. Chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh; 
C. Tượng trưng cho tinh thần nhân đạo, tư tưởng hoà bình của nhân dân ta;
D. Thể hiện lòng tốt của Thạch Sanh.
Câu 5: Dòng nào là nghĩa của từ sai trong câu: Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận:
A. Bảo người dới làm một việc gì đó; C. Làm không đúng sự thực;
B. Bảo người trên làm một việc gì đó; D. Phạm một lỗi gì đó.
Câu 6:Phần kết luận của bài văn tự sự có ý nghĩa gì?
A. Kể diễn biến sự việc; C. Nêu ý nghĩa bài học;
B. Kể kết cục sự việc; D. Giới thiệu khái quát về nhân vật sự việc
Câu 7: Câu văn ở câu 5 có mấy cụm động từ?
A. Không có cụm nào; C. Có hai cụm;
B. Có một cụm; D. Có ba cụm.
Câu 8: Trong cụm danh từ niêu cơm tí xíu, từ nào là trung tâm?
A. Tí; B. Xíu C. Tí xíu; D. Niêu cơm.
Phần II: Tự luận (6điểm )
Câu 1(1điểm ): Trình bày cách hiểu của em về từ xuân trong câu thơ dưới đây. Viết một đoạn văn từ 3đến 5câu nêu ý nghĩa của câu thơ đó.
 Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
 ( Hồ Chí Minh )
Câu 2 (5điểm ): Thay lời Mạnh Tử kể lại truyện Mẹ hiền dạy con.
 Chúc các em làm bài tốt! 
 Đáp án chấm môn Ngữ văn lớp 6- Học kì I
Phần I: Trắc nghiệm (4điểm ) Học sinh ghi ra tờ giấy thi những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng như sau( Mỗi câu được 0,5 điểm)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
C
5
A
2
A
6
C
3
D
7
D
4
C
8
D
II/ Tự Luận:( 6điểm )
Câu1( 1điểm ): Học sinh xác định được
- từ xuân trong câu thơ thứ nhất đợc dùng theo nghĩa chính- chỉ mùa đầu tiên của một năm
- Từ xuân trong câu thơ thứ hai được dùng theo nghĩa chuyển- Chỉ sự tươi đẹp, phồn thịnh .
Hai câu thơ là lời động viên mọi người dân có ý thức trồng cây để đem lại vẻ đẹp cho quê hương đất nước... 
HS chỉ nêu đợc nghĩa gốc, nghĩa chuyển cho tối đa 0,5 điểm
Câu 2( 5điểm )
Yêu cầu:
- Kể chuyện tưởng tượng ( thay ngôi kể mới cho một cốt truyện có sẵn )
- Nội dung: Kể đợc đầy đủ các sự việc chi tiết chính của truyện , thể hiện tâm trạng cảm xúc của ngời kể, bộc lộ tình cảm, lòng biết ơn người mẹ kính yêu của mình
- Hình thức: Ngôi kể thứ nhất, tưởng tượng thêm đối thoại, miêu tả tâm trạng, ngoại hình nhân vật.
 Bài làm đảm bảo những yêu cầu trên, văn lu loát cho tối đa 5điểm cò lại tuỳ mức độ bài viết hạ điểm cho phù hợp. ( Những bài sa vào kể nguyên văn chỉ thay ngôi kể không cho quá 3điểm ).

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.doc