Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2009 - 2010. môn: Sinh học khối 9
I/ Phần trắc nghiệm: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Vi khuẩn sống trong dạ dày của trâu, bò giúp tiêu hóa rơm, cỏ. Đó là quan hệ.
A. Nửa ký sinh B. Cộng sinh
C. Hội sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 2: Cây lan rừng sống trên cây gỗ. Cây lan rừng phát tiển được nhờ nước mưa, ánh sáng từ mặt trời và không khí. Vậy cây lan rừng và cây gỗ có mối quan hệ.
A. Nữa ký sinh B. Cộng sinh
C. Hội sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác
Câu 3: Trong hệ sinh thái, sinh cảnh là:
A. Thành phần loài trong quần xã B. Khu vực sống của quần xã
C. Độ đa dạng của quần xã D. Khả năng sinh sản của quần xã.
TRƯỜNG THCS GIAO THẠNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009-2010 Tên HS: . . . . . . . . . . . . . . Môn: Sinh học khối 9 Lớp 9 Thời gian: 60 phút (KKPĐ) Đề 1 Điểm: Lời phê: Học sinh làm phần trắc nghiệm khách quan trong 15 phút. Xong nộp cho giáo viên, sau đó làm phần tự luận trong thời gian còn lại I/ Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Vi khuẩn sống trong dạ dày của trâu, bò giúp tiêu hóa rơm, cỏ. Đó là quan hệ. A. Nửa ký sinh B. Cộng sinh C. Hội sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 2: Cây lan rừng sống trên cây gỗ. Cây lan rừng phát tiển được nhờ nước mưa, ánh sáng từ mặt trời và không khí. Vậy cây lan rừng và cây gỗ có mối quan hệ. A. Nữa ký sinh B. Cộng sinh C. Hội sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác Câu 3: Trong hệ sinh thái, sinh cảnh là: A. Thành phần loài trong quần xã B. Khu vực sống của quần xã C. Độ đa dạng của quần xã D. Khả năng sinh sản của quần xã. Câu 4: Trong sản xuất, người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần nhằm mục đích: A. Củng cố và duy trì một tính trạng mong muốn nào đó ở cây trồng và vật nuôi. B. Tăng cá thể dị hợp C. Nâng cao năng suất thu được D. Tạo ưu thế lai Câu 5: Kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài có cùng nhu cầu thức ăn trong một khu vực sống là. a. Cạnh tranh B. Kí sinh c. Cộng sinh D. Ức chế cảm nhiễm Câu 6: Sinh vật nào sau đây có cơ thể biến nhiệt ? A. Chuột B. Ngựa C. Rắn D. Bồ câu Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của xương rrồng thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc là. A. Thân mọng nước, nhiều lá B. Thân mọng nước, lá biến thành gai C. Rễ mọc cạn D. Rễ mọc rất sâu trong đất Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học là yếu tố dẫn đến A. Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã. B. Sự phát triển một loài nào đó trong quần xã C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã D. Sự biến đổi của quần xã Câu 9: Trong chuỗi thức ăn: thực vật -> sâu -> chim ăn sâu -> rắn -> diều hâu -> vi sinh vật. Chim ăn sâu là sinh vật A. Tiêu thụ bậc 1 B. Tiêu thụ bậc 2 C. Tiêu thụ bậc 3 D. Tiêu thụ bậc 4 Câu 10: Tài nguyên tái sinh là: A. Khí đốt thiên nhiên B. dầu hỏa C. Rừng D. Than đá Câu 11: Tài nguyên không tái sinh là: A. Khí đốt thiên nhiên B đất C. rừng D. biển Câu 12: Ví dụ nào sau đây là quan hệ kí sinh ? A. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ dó cá được đưa đi xa. B. Trùng roi sống trong ruột con mối giúp con mối tiêu hóa chất xenlulô. C. Dây tơ hồng sống bám trên cây chủ. D. Mèo ăn thịt chuột. II/ Phần tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) Thế nào là ưu thế lai ? Câu 2: (3đ) Cho các loài sinh vật sau đây trong một hệ sinh thái: Cây cỏ, châu chấu, gà rừng, cáo, dê, hổ, diều hâu. a. Lập 2 chuỗi thức ăn. b. Lập 1 lưới thức ăn có đủ các sinh vật trên. Câu 3 (1,5đ) Thế nào là nguồn năng lượng sạch ? cho ví dụ. -------------- Hết---------- ĐÁP ÁN Trắc nghiệm: (3đ) mỗi câu đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/ án B C B A A C B C B C A C Tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) Ưu thế lai là hiện tượng cơ thẻ lai F1 có sức sóng cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. Câu 2: (3đ) a. Lập đúng 2 chuỗi (mỗi chuỗi 0,75đ) b. Lập đúng 1 lưới thức ăn (1,5đ) Câu 3: Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ôn nhiễm môi trường (1đ) VD: Năng lượng mặt trời; năng lượng gió; năng lượng thủy triều; năng lượng nhiệt từ trong lòng đất. (0,5đ) ________________________ TRƯỜNG THCS GIAO THẠNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2009-2010 Tên HS: . . . . . . . . . . . . . . Môn: Sinh học khối 9 Lớp 9 Thời gian: 60 phút (KKPĐ) Đề 2 Điểm: Lời phê: Học sinh làm phần trắc nghiệm khách quan trong 15 phút. Xong nộp cho giáo viên, sau đó làm phần tự luận trong thời gian còn lại I/ Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 ? A. Vì cơ thể lai F1 có tỉ lệ cặp gen dị hợp cao nhất B. Vì cơ thể lai F1 có sức sống cao C. Vi cơ thể lai F1 sinh trưởng nhanh nhất D. Vì cơ thể lai F1 phát triển mạnh mẽ hơn F1 Câu 2: Ưu điểm của chọn lọc hàng loạt là: A. Có hiệu quả đối với mọi đối tượng sinh vật B. Kết quả nhanh và ổn định C. Dễ làm, có thể áp dụng rộng rãi D. Xác định kiểu gen của tính trạng Câu 3: Trong hệ sinh thái, sinh cảnh là: A. Thành phần loài trong quần xã B. Khu vực sống của quần xã C. Độ đa dạng của quần xã D. Khả năng sinh sản của quần xã. Câu 4: Trong sản xuất, người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần nhằm mục đích: A. Củng cố và duy trì một tính trạng mong muốn nào đó ở cây trồng và vật nuôi. B. Tăng cá thể dị hợp C. Nâng cao năng suất thu được D. Tạo ưu thế lai Câu 5: Kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài có cùng nhu cầu thức ăn trong một khu vực sống là. a. Cạnh tranh B. Kí sinh c. Cộng sinh D. Ức chế cảm nhiễm Câu 6: Sinh vật nào sau đây có cơ thể biến nhiệt ? A. Chuột B. Ngựa C. Rắn D. Bồ câu Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của xương rrồng thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc là. A. Thân mọng nước, nhiều lá B. Thân mọng nước, lá biến thành gai C. Rễ mọc cạn D. Rễ mọc rất sâu trong đất Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học là yếu tố dẫn đến A. Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã. B. Sự phát triển một loài nào đó trong quần xã C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã D. Sự biến đổi của quần xã Câu 9: Số lượng của quần thể này bị số lượng của quần thể khác kìm hãm được gọi làhiện tượng: A. Khống chế sinh học B. Cân bằng sinh học C. Cân bằng sinh thái D. Diễn thế sinh thái Câu 10: Một nhóm cá thể cùng loài, cùng sống chung trong một khuvực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới, được gọi là: A. Hệ sinh thái B. Quần xã sinh vật C. Quần thể sinh vật D. Lưới thức ăn Câu 11: Tài nguyên không tái sinh là: A. Khí đốt thiên nhiên B đất C. rừng D. biển Câu 12: Ví dụ nào sau đây là quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác? A. Cây nắp ấm ăn côn trùng B. Địa y sống bám cành cây C. Kiến sống thành bầy đàn. D. Rể của các cây thông nối liền nhau. II/ Phần tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) Trình bày sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật ? Câu 2: (1đ) Hãy kể tên những họat động của con người có thể gây ra ô nhiễm môi trường không khí ? Câu 3 (4đ) Giả sử trong quần xã sinh vật có những sinh vật sau: Chuột, gà, lúa, mèo, đai jbàng, trăn, vi sinh vật. a. Trình bày các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã nêu trên b. Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn. c. Nếu muốn chuột không phát triển người ta cần tăng cường loài nào trong lưới thức ăn mà không ảnh hưởng tới gà ? -------------- Hết---------- ĐÁP ÁN Trắc nghiệm: (3đ) mỗi câu đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/ án A C B A A C B C A C A A Tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Điểm - Tập hợp nhiều cá thể cùng 1 loài. - Có quan hệ cùng loài -> ít phong phú. - Về mặt sinh học cấu trúc nhỏ và phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã. - Tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài khác nhau. - Quan hệ cùng loài và qua nhệ khác loài. -> phong phú hơn. - Về mặt sinh học có cấu trúc lớn và phạm vi phân bố rộng hơn quần thể. 1đ 0,5đ 0,5đ Câu 2: (2đ) Mỗi thí dụ: 0,5đ x tối đa 4 thí vụ = 2đ Câu 3: (3đ) Mỗi chuỗi: 0,25đ x tối đa 5 chuỗi thức ăn (1,25đ Xây dựng lưới thức ăn có đủ 7 loài sinh vật (1,25đ) Nuôi thêm mèo (0,5đ) _________________
File đính kèm:
- kiem tra HKII sinh 9.doc