Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 - 2011 môn Sinh học 9

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.

Môi trường nước: cá chép, rong đuôi cho.

Môi trường trong đất: giun đất.

Môi trường trên mặt đất, không khí: cây bàng, chim sẽ.

Môi trường sinh vật: giun đũa, giun kim, ve bò, sán lá gan.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 - 2011 môn Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011Môn Sinh học 9Câu 1 (1 điểm): Giao phối gần là gì ? Gây ra những hậu quả nào ở động vật ?Giao phối gần là phương pháp lai giữa các cá thể có quan hệ họ hàng rất gần gũi.Giao phối gần làm tăng tính đồng hợp tử, giảm ưu thế lai,xuất hiện quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non ở đông vật.Câu 2 (2 điểm): a. Cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?a.Những đặc điểm của câyKhi cây sống nơi quang đãng( Cây ưa sáng)Khi cây sống trong bóng râm ( Cây ưa bóng)Đăc điểm hình thái- LáTán lá rộng Tán lá rộng vừa phải- Số lượng cành câyNhiều Ít - ThânCao hoặc cao trung bìnhThấp - Màu láXanh nhạtXanh đậmb. Môi trường sống là gì ? Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào môi trường sống của chúng: giun đũa, giun đất, giun kim, cá chép, ve bò,, rong đuôi chó, sán lá gan, cây bàng, chim sẽ.Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.Môi trường nước: cá chép, rong đuôi cho.Môi trường trong đất: giun đất.Môi trường trên mặt đất, không khí: cây bàng, chim sẽ.Môi trường sinh vật: giun đũa, giun kim, ve bò, sán lá gan.Câu 3( 2 điểm) : a. Thế nào là một quần xã sinh vật ?Quần xã sinh vật: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.b. Quần thể sinh vật khác với quần xã sinh vật ở điểm nào ?Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật- Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh.- Tập hợp các cá thể khác loài sống trong một sinh cảnh.- Đơn vị cấu trúc là cá thể, được hình thành trong một thời gian tương đối ngắn.- Đơn vị cấu trúc là quần thể, được hình thành qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài.- Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.- Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng( quan hệ hỗ trợ, đối địch- Không có cấu trúc phân tầng- Có cấu trúc phân tầngCâu 4(2 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Kể tên các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Tác hại của ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây ra là gì?Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:+ Hoạt động của con người( qua quá trình sản xuất, sinh hoạt,phương tiện giao thông, chất độc hóa học)+ Hoạt động tự nhiên: núi lửa, sóng thần, sinh vậtTác hại của ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học là:+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.+ Gây ô nhiễm môi trường.Câu 5( 3 điểm):a. Có những loại tài nguyên thiên nhiên nào?b. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?c. Theo em chúng ta cần làm gì để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật bảo vệ môi trường?a. Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên :- Tài nguyên tái sinh.- Tài nguyên không tái sinh.- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.b. Tài nguyên tái sinh: là những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng hợp lí có khả năng phục hồi và phát triển.vd: tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật.Tài nguyên không tái sinh: là những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.vd: dầu lửa, than đá, khí đốt thiên nhiên.c. Chúng ta cần:+ Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường.+ Nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường nơi công cộng. + Bảo vệ và duy trì Hệ sinh thái.( trên can, nước mặn, nước ngọt).+ Cấm khai thác tài nguyên thiên nhiên qua mức dưới mọi hình thức.+ Cải tạo hệ sinh thái.+Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.Cảm ơn bạn đã xem bài giảng của mình!Mong bạn đọc góp ý!

File đính kèm:

  • pptSinh_hoc_9.ppt
Bài giảng liên quan