Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2015 - 2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 2 (2 điểm):
a. Chỉ rõ nghĩa của từ mắt trong những câu thơ sau đây. Cho biết từ nào được hiểu theo nghĩa gốc, từ nào được hiểu theo nghĩa chuyển?
“Con chuồn ớt chấm đỏ vào đám lá
Mắt hạt cườm bắt sợi nắng vàng rơi.”
(Nguyễn Đức Mậu)
“Mắt na hé mở nhìn trời trong veo.”
(Trần Đăng Khoa)
b. Xác định các cụm động từ trong phần trích sau và đưa vào mô hình cụm động từ:
Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn, lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút. Đề bài gồm: 03 câu, 01 trang Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau: “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Vì sao nói văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn? Câu 2 (2 điểm): a. Chỉ rõ nghĩa của từ mắt trong những câu thơ sau đây. Cho biết từ nào được hiểu theo nghĩa gốc, từ nào được hiểu theo nghĩa chuyển? “Con chuồn ớt chấm đỏ vào đám lá Mắt hạt cườm bắt sợi nắng vàng rơi.” (Nguyễn Đức Mậu) “Mắt na hé mở nhìn trời trong veo.” (Trần Đăng Khoa) b. Xác định các cụm động từ trong phần trích sau và đưa vào mô hình cụm động từ: Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Câu 3 (6 điểm): Đóng vai nhân vật Sơn Tinh, kể lại truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ------------------ Hết ------------------ SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .................................................................... Giám thị 1: .............................................. Giám thị 2: ........................................... PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn, lớp 6 Đề bài gồm: 03 câu, 03 trang Câu Đáp án Biểu điểm 1 Câu 1: (3điểm) - Đoạn trích trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” . - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự a. Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngụ ngôn vì: - Truyện Ếch ngồi đáy giếng được viết bằng văn xuôi. - Mượn truyện con ếch để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. - Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống: Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang.Khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác nếu không sẽ phải trả giá đắt thậm chí bằng tính mạng của mình. *Mức chưa tối đa: Trả lời còn thiếu các ý trên. *Mức chưa đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời các câu hỏi. 0,5 0,5 2 2 a. Chỉ rõ nghĩa của từ mắt trong những câu thơ sau đây. Cho biết từ nào được hiểu theo nghĩa gốc, từ nào được hiểu theo nghĩa chuyển? - Mắt trong 2 câu thơ của Nguyễn Đức Mậu: Cơ quan để nhìn của người hay động vật -> Trường hợp này được hiểu theo nghĩa gốc - Mắt trong câu thơ của Trần Đăng Khoa: Bộ phận giống hình con mắt ở ngoài vỏ một số quả -> Trường hợp này được hiểu theo nghĩa chuyển b. - Xác định các cụm động từ: Cụm động từ thứ nhất: yêu thương Mị Nương hết mực Cụm động từ thứ hai: muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. - Đưa đúng vào mô hình cụm động từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau yêu thương Mị Nương hết mực muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. 0,5 0,5 0,5 0,5 3 *Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu sau: Về hình thức: - Kỹ năng: Biết cách làm bài kể chuyện sáng tạo. - Bố cục đủ 3 phần. - Dùng từ đúng, lời văn mạch lạc. Nội dung: (4,5 điểm) - Kể được đầy đủ các sự việc chính: + Vua Hùng kén rể. + Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. + Vua Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. + Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh. + Cuộc giao tranh giữa hai vị thần. + Hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua, đành rút quân về. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất (dùng từ xưng hô phù hợp với ngôi kể). - Thứ tự kể: có thể chọn cách kể xuôi hoặc kể ngược (đan xen hiện tại- quá khứ- hiện tại). *Mức chưa đạt: + Kể nhầm hoặc lẫn ngôi kể. + Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. * Biểu điểm: * Mức tối đa ( 6 điểm) - Đảm bảo tối đa các yêu cầu trên. - Lời văn sáng tạo, nhập vai nhân vật tốt, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật * Mức chưa tối đa: Đảm bảo một số yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên. - 5 -> 5,75 điểm: đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên, bài chưa sáng tạo - 4 -> 4,75 điểm: đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng nêu trên, còn mắc lỗi diễn đạt. - 3 ->3,75 điểm: nội dung sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả. - Dưới 3 điểm: đã biết xây dựng văn bản theo bố cục bài văn tự sự, chưa thể hiện tốt ngôi kể, bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả... * Mức chưa đạt ( dưới 1 điểm): Học sinh làm lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. 0,5 4,5 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------------ Hết ------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2015_2016_pho.doc