Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương ( Kèm đáp án)

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Tìm nghĩa của từ xuântrong ví dụ sau? Cho biết từ nào được hiểu theo nghĩa gốc, từ nào được hiểu theo nghĩa chuyển?

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

 (Hồ Chí Minh)

b) Xác định các cụm động từ trong phần trích sau rồi đưa vào mô hình cụm động từ:

“Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương ( Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP.HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn, lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút.
Đề bài gồm: 03 câu, 01 trang
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
a) Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu khái niệm thể loại của truyện dân gian đó?
b) Ý nghĩa của truyện dân gian trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Tìm nghĩa của từ xuântrong ví dụ sau? Cho biết từ nào được hiểu theo nghĩa gốc, từ nào được hiểu theo nghĩa chuyển?
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
 (Hồ Chí Minh)
b) Xác định các cụm động từ trong phần trích sau rồi đưa vào mô hình cụm động từ:
“Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”.
	(Ngữ văn 6, Tập I)
Câu 3 (5,0 điểm)
Trong vai nhân vật Thủy Tinh, em hãy kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. 
------------------ Hết ------------------
SBD: ................. Họ và tên thí sinh: .................................................................
Giám thị 1: ......................................... Giám thị 2: ............................................
PHÒNG GD&ĐT TP.HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn, lớp 6
Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang
Câu
Ý
Đáp án
Điểm
1
(3,0đ)
 a)
- Đoạn văn trên nằm trong văn bản "Thạch Sanh”.
- Văn bản “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện cổ tích. 
- Truyện cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật ...). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.. 
0,5
0,5
1,0
 b)
Ý nghĩa của văn bản “Thạch Sanh”
Là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩ và chống quân xâm lược; thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
1,0
* Mức tối đa: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa: Thiếu một hoặc nhiều ý ở trên.
* Mức không đạt: Trả lời sai hoàn toàn, hoặc không làm bài.
2
(2,0đ)
a
- Xuân trong câu thơ thứ nhất: mùa khởi đầu của một năm (bắt đầu từ tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch) =>Nghĩa gốc.
- Xuân trong câu thơ thứ hai thể hiện sự phát triển thịnh vượng, tương lai tươi đẹp của đất nước => Nghĩa chuyển .
0,5 
0,5 
b
- Xác định cụm động từ:
 + yêu thương Mị Nương hết mực
 + muốnkén cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Đưa đúng vào mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
yêu thương
Mị Nương hết mực
muốn kén
cho con một người chồng thật xứng đáng
0,5 
0,5
* Mức tối đa: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa: Thiếu một hoặc nhiều ý ở trên.
* Mức không đạt: Trả lời sai hoàn toàn, hoặc không làm bài .
1. Yêu cầu về kĩ năng 
- Làm đúng kiểu bài kể chuyện sáng tạo. (trong vai Thủy Tinh)
- Sử dụng đúng ngôi kể thứ nhất.
- Bài viết có bố cục ba phần mạch lạc, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, văn viết có cảm xúc, lời kể phù hợp với ngôi kể, không mắc lỗi thông thường, chữ viết sạch đẹp....
2. Yêu cầu về kiến thức
- Kể lại đầy đủ các sự việc chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; kể với cái nhìn, cách cảm của nhân vật Mị Nương.
- Bài làm có thể theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
3
(5,0đ)
Mở bài: 
- Giới thiệu được nhân vật Thủy Tinh (ngôi kể thứ nhất)
- Giới thiệu được sự việc: vua Hùng kén rể
Thân bài: Cần đảm bảo một số sự việc chính:
+ Hai vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và thể hiện tài năng.
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
+ Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ.
+ Thủy Tinh đến sau, nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút quân về.
+ Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua...
Kết bài:
- Kết quả, ý nghĩa của truyện.
* Lưu ý: HS chú ý khai thác ngôi kể (xưng hô, tâm lí, tính cách nhân vật,...); có thể sáng tạo thêm các tình tiết để hợp lí hóa sự phát triển của cốt truyện từ ngôi kể thứ nhất; có thể kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm khi kể chuyện.
3. Biểu điểm
* Mức tối đa (5,0đ)
- Đảm bảo xuất sắc các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa
- Mức: 4->4,75đ: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn mắc 1 vài lỗi nhỏ.
- Mức: 3-> 3,75đ: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, hoặc cảm xúc chưa đặc sắc
- Mức: 2-> 2,75đ: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên; lời kể chưa thật sáng tạo; còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, hoặc cảm xúc chưa rõ nét
- Mức: dưới 2đ: Kể lộn xộn, thiếu sự việc; mắc nhiều lỗi về ngôi kể, diễn đạt, trình bày, chính tả, chữ viết,
* Mức không đạt: HS không làm bài, hoặc làm lạc đề.
0,5
4,0
0,5
Lưu ý: Giáo viên căn cứ biểu điểm và bài làm của HS để cho điểm phù hợp. Trân trọng những phát hiện và sáng tạo của HS.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018_pho.docx
Bài giảng liên quan