Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 2:
Cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn, lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút. Đề bài gồm: 03 câu, 01 trang Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Bếp lửa – Bằng Việt) a. Đoạn thơ trên đã sử dụng cách dẫn nào? Những câu thơ nào thể hiện cách dẫn đó? Vì sao em biết? b. Lời dặn của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích lí do tại sao người bà lại vi phạm phương châm hội thoại này? Câu 2 (2 điểm): Cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Câu 3 (6 điểm): Em hãy thay lời của bé Thu (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) kể lại kỉ niệm Thu gặp lại ba sau 8 năm xa cách. ------------------ Hết ------------------ SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ..................................................................... Giám thị 1: ............................................ Giám thị 2: .............................................. PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn, lớp 9 Đáp án gồm: 03 câu, 02 trang Câu Đáp án Biểu điểm 1 a. Đoạn thơ có sử dụng cách dẫn trực tiếp, ở đoạn lời bà dặn cháu. Dấu hiệu: Lời dẫn trực tiếp này được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép. b. Lời dặn của bà đã vi phạm phương châm hội thoại về chất Vì bà muốn an lòng người con nơi trận tuyến. 0.5 0.5 0.5 0.5 2 * Hình thức: HS viết thành đoạn văn, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy, mạch lạc. * Nội dung: Đáp ứng các yêu cầu cơ bản: - Hai câu thơ sử dụng hình ảnh hoán dụ: “Trái tim” - Trái tim là hình ảnh biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, tạo thành sức mạnh của đoàn xe không kính. Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định chân lý thời đại: Sức mạnh làm nên chiến thắng không phải là công cụ, vũ khí mà chính là yếu tố con người. 0.5 0.5 1 3 Mức tối đa: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng những yêu cầu sau: * Yêu cầu chung: 1. Phương thức: Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận. 2. Nội dung tự sự: Kể kỉ niệm gặp cha sau tám năm xa cách. 3. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (vai bé Thu) * Yêu cầu cụ thể: a. Nội dung kiến thức: - Mở bài: - Giới thiệu nhân vật - Tạo tình huống: Cảm xúc mỗi khi cầm chiếc lược trên tay, cây lược trở thành vật thiêng liêng. Nó gắn với một câu chuyện, một kỉ niệm không bao giờ phai mờ của bé Thu. - Thân bài: - Kể theo diễn biến của câu chuyện - Câu chuyện xảy ra khi bé Thu lên tám, lần đầu gặp cha trong hoàn cảnh bất ngờ (Tâm trạng ngạc nhiên, hoảng hốt khi thấy người đàn ông có vết sẹo dài trên mặt gọi bé Thu là con và xưng là ba.) - Những ngày tiếp theo là phản ứng của bé Thu: qua lời nói, hành động vô lễ; thái độ ương bướng với ba (Tâm trạng ân hận day dứt khi nhớ lại cách cư xử với ba và mong ba tha lỗi cho hành động trẻ con và nông nổi của mình.) - Khi ba sắp trở về đơn vị, bé Thu được bà ngoại giải thích nên đã hiểu nguyên nhân vết thẹo xấu xí trên gương mặt ba. (Ân hận, day dứt cả đêm không ngủ được.) - Khi chia tay, bé Thu đã bộc lộ tình cảm yêu thương với ba qua cử chỉ, hành động (Tình cảm yêu thương nồng nàn xen lẫn niềm ân hận.) - Kết bài: - Suy nghĩ của nhân vật và khẳng định lại tình cảm của nhân vật với cha của mình . b. Hình thức: - Bố cục rõ ràng, cân xứng, trình bày sạch đẹp, mắc một vài lỗi chính tả - Diễn đạt trôi chảy, rành mạch. - Biết kết hợp các yếu tố: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. * Mức chưa đạt: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm) * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. * Biểu điểm: * Mức tối đa ( 6 điểm) - Đảm bảo tối đa các yêu cầu trên. - Lời văn sáng tạo, nhập vai nhân vật tốt, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật * Mức chưa tối đa: Đảm bảo một số yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên. - 5 -> 5,75 điểm: đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên, bài chưa sáng tạo - 4 -> 4,75 điểm: đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng nêu trên, còn mắc lỗi diễn đạt. - 3 ->3,75 điểm: nội dung sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả. - Dưới 3 điểm: đã biết xây dựng văn bản theo bố cục bài văn tự sự, chưa thể hiện tốt ngôi kể, bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả... * Mức chưa đạt ( dưới 1 điểm): Học sinh làm lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. 6 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------------ Hết ------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2015_2016_pho.doc