Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Kèm đáp án)

Câu 3 (5,0 điểm)

Dựa vào truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy nhập vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ éo le mà cảm động của cha con ông Sáu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn, Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút.
Đề bài gồm: 03 câu, 01 trang.
Câu 1 (3,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Trích Ngữ văn 9, Tập 1; NXB Giáo dục Việt Nam - Trang 185)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai? 
Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Nêu dấu hiệu nhận biết?
Nêu nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc của văn bản đó?
Câu 2 (2,0 điểm)
Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - Ngữ văn 9, Tập 1) 
Câu 3 (5,0 điểm)
Dựa vào truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy nhập vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ éo le mà cảm động của cha con ông Sáu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà. 
------------------ Hết ------------------
SBD: ................. Họ và tên thí sinh: .................................................................................
Giám thị 1: ........................................... Giám thị 2: .........................................................
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn, lớp 9
Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang
Câu
Ý
Đáp án
Điểm
1
(3đ)
a.
*Mức tối đa: 
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.
*Mức chưa tối đa: HS làm sai 1 ý trừ 0,25 điểm.
*Mức không đạt: HS làm sai hoặc không làm bài.
0,5đ
b
*Mức tối đa:
- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên: “Thế là một – hòa nhé!”
- Dấu hiệu nhận biết: được đặt trong dấu ngoặc kép.
*Mức chưa tối đa: HS làm sai 1 ý trừ 0,25 điểm.
*Mức không đạt: HS làm sai hoặc không làm bài.
0,25đ
0,25đ
c.
*Mức tối đa: 
Nội dung:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. 
- Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Nghệ thuật: Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
*Mức chưa tối đa: làm sai hoặc thiếu 1 ý trừ 0,5 điểm.
*Mức không đạt: HS làm sai hoặc không làm bài.
1,0đ
1,0đ
2
(2đ)
*Mức tối đa: 
- Về kĩ năng: HS biết viết thành đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Về kiến thức: HS cần trình bày các ý sau:
+Nghệ thuật liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song để làm nổi bật sự đa dạng và giàu có của biển.
+ Nghệ thuật so sánh: có song lấp lánh đuốc đen hồng khiến biển đêm lung linh, huyền ảo đầy sức sống.
+ Nghệ thuật nhân hóa ở hai câu cuối (cái đuôi em quẫy, đêm thở, sao lùa) không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của biển đêm mà còn làm cho biển trở nên gần gũi, có hồn.
->Các biện pháp nghệ thuật trên đã làm nổi bật sự giàu có và đẹp đẽ của biển, biển đêm hiện lên như một bức tranh lung linh, rực rỡ, đầy màu sắc. Nó được vẽ lên bằng trí tưởng tượng, sự lãng mạn bay bổng và tâm hồn yêu mến của Huy Cận.
*Mức chưa tối đa: HS nêu được một vài ý nhưng chưa làm đầy đủ như trên. (GV căn cứ vào biểu điểm trên để đánh giá mức chưa tối đa)
*Mức không đạt: không làm bài hoặc làm sai. 
2,0đ
0,5 đ
1,5đ
3
(5đ)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng tự sự, biết kết hợp các thao tác: thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, nghị luận và các kiểu ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong quá trình kể chuyện. Nội dung bài viết thể hiện được nhận thức sâu sắc, cảm thụ tinh tế của người viết đối với những diễn biến tâm lí của cha con ông Sáu trong cuộc gặp gỡ éo le mà cảm động.
- Nhập đúng vai nhân vật bé Thu, biết sử dụng đúng điểm nhìn trần thuật của nhân vật mình nhập vai.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả cũng như lỗi diễn đạt.
1,0đ
2.Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo có các ý sau:
- Sáng tạo tình huống gặp gỡ: 
- Diễn biến cuộc gặp gỡ éo le mà cảm động của cha con ông Sáu. trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà:
+ Trước khi bé Thu nhận ra ông Sáu là cha
+ Khi bé thu nhận ra ông Sáu là cha
* Lưu ý: 
+ Đảm bảo cốt truyện
+ Nhập vai nhân vật bé Thu tự nhiên và hợp lí: người kể chuyện trong vai bé Thu là người trong cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện.
-> Người kể phải vừa bày tỏ được cảm xúc của bản thân (là con), vừa bày tỏ được sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật ông Sáu 
4,0đ
 Biểu điểm
* Mức tối đa (5,0 điểm)
- Đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức và nội dung.
- HS kể câu chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Lời văn sáng tạo bằng những lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
* Mức chưa tối đa: đảm bảo được một số yêu cầu về hình thức và nội dung.
- 4-> 4,75 điểm: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, bài làm chưa sáng tạo.
- 3-> 3,75 điểm: đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt.
- 2 –> 2,75 điểm: nội dung sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả.
- Dưới 2 điểm: đã biết viết văn theo bố cục bài văn tự sự, bài làm còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả
* Mức không đạt: HS lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm GV căn cứ từng bài cụ thể để cho điểm hợp lý; khuyến khích những bài viết có kiến thức phong phú, có tính sáng tạo, giầu hình ảnh, giàu cảm xúc, diễn đạt tốt.
------------------ Hết ------------------

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_pho.docx
Bài giảng liên quan