Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 6+7+8 - Vũ Thị Bích Đào (Có đáp án)
Câu1. Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Gương dùng để :
A. Trang điểm B. Soi, che khuất
C. Che nắng, gió D. Soi, trang trí
2. Công dụng của mành là:
A. Che bớt nắng, gió B. Có tác dụng che khuất
C. Làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng D. Cả A, B, C đều đúng
3. Nếu căn phòng hẹp ta có thể chọn tranh, ảnh có nội dung:
A. Tranh gia đình B. Tranh phong cảnh hay bãi biển
C. Tranh con vật D. Tranh diễn viên điện ảnh
Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Bích Đào Bộ môn: Công nghệ Đề số 1 Đề kiểm tra 1 tiết môn công nghê 6 Ma Trận STT Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận 1 May mặc trong gia đình Câu 2 (1,5 đ) Câu 1 (1,5 đ) Câu 2 (2,5 đ) 5,5 đ 2 Trang trí nhà ở Câu 1 (4,5 đ) 4,5 đ Tổng cộng điểm 1,5 đ 1,5 đ 4,5 đ 2,5đ 10 đ I. Trắc nghiệm Câu 1. Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu (x) vào cột đúng (Đ) và sai (S). Nếu sai hãy giải thích tại sao? STT Câu hỏi Đ S Nếu sai, tại sao? 1 Khi đi lao động, mặc quần áo thật “diện” 2 Đối với người béo, nên chọn vải tối màu, có kẻ ngang, kiểu may cầu kì, tay bồng 3 Chỗ thờ cúng cần được bố trí nơi trang trọng, nhà chật có thể bố trí trên giá gắn vào tường 4 Muốn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp. 5 Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi để đi lại dễ dàng 6 Bình hoa đặt ở giữa bàn ăn hay bàn tiếp khách thường sử dụng bình cao, có hoa lá, cắm dạng thẳng hoặc nghiêng chỉ thể hiện một mặt Câu 2. Em hãy tìm từ, cụm từ thích hợp cho sẵn đề điền vào chỗ trống cho đủ nghĩa những câu sau đây: (béo lên; duyên dáng, xinh đẹp; vừa sát cơ thể; hình dáng, màu sắc; gầy đi; trang nhã, lịch sự) Màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có vẻ (1) hoặc (2)........................, cũng có thể làm cho họ (3) hoặc buồn tẻ, kém hấp dẫn hơn. Kiểu may (4)................................... tạo cảm giác gầy đi, cao lên. Người đứng tuổi nên may quần áo có màu sắc, hoa văn, kiểu may (5)......................................................... Cùng với việc lựa chọn vải, kiểu may cần chọn các vật dụng đi kèm như: Mũ, giầy dép, túi xách phù hợp, hài hòa về (6)......................................... với quần áo. II. Tự luận Câu 1. Cây cảnh và hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở? Để cắm 1 bình hoa đẹp, em phải chú ý sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm như thế nào? Câu 2. Để có được trang phục đẹp cần chú ý những điểm gì? Đáp án I. Trắc nghiệm (3,0đ) Câu 1. (1,5 đ) Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 đ STT Câu hỏi Đ S Nếu sai, Tại sao? 1 Khi đi lao động, mặc quần áo thật “diện.” x Vì dễ bị bẩn và khó thực hiện thao tác lao động. 2 Đối với người béo, nên chọn vải tối màu, có kẻ ngang, kiểu may cầu kì, tay bồng. x Dùng vải kẻ sọc, kiểu may sát cơ thể, tay chéo. 3 Chỗ thờ cúng cần được bố trí nơi trang trọng, nhà chật, có thể bố trí trên giá gắn vào tường. x 4 Muốn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp. x 5 Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi để đi lại dễ dàng. x 6 Bình hoa đặt ở giữa bàn ăn hay bàn tiếp khách thường sử dụng bình cao, có hoa lá, cắm dạng thẳng hoặc nghiêng chỉ thể hiện một mặt. x Vì chỉ nhìn thấy đẹp ở 1 hướng, vướng tầm mắt người đối diện. Câu 2. (1.5 đ): Mỗi cụm từ, từ điền chính xác được 0,25 đ a. (1): Gầy đi (2): Béo lên (3): Duyên dáng, xinh đẹp b. (4): Vừa sát cơ thể c. (5): Trang nhã, lịch sự d. (6): Hình dáng, màu sắc II. Tự luận (7 đ) Câu 1. (4,5 đ) * Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở: - Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên( 0,5đ) - Làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà, căn phòng (0,5 đ). - Cây cảnh góp phần làm sạch không khí (0,5 đ). - Niềm vui thư giãn cho con người, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình(0,5 đ). * Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm: - Xác định chiều dài cành chính: + Cành 1 ( kí hiệu ) = 1 – 1,5 (D + h) (1,0 đ) (D: đường kính lớn nhất của bình h: Chiều cao bình) + Cành 2 (kí hiệu ) = 2/3 cành (0,5 đ) + Cành 3 (kí hiệu ) = 2/3 cành (0,5 đ) - Cành phụ (kí hiệu T) có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh (0,5đ) Câu2. (2,5 đ): * Để có được trang phục đẹp cần chú ý những điểm sau: - Chọn vải và kiểu may có hoa văn, màu sắc phù hợp với vóc dáng, màu da(1đ). - Chọn vải và kiểu may phù hợp với lứa tuổi (0,5 đ.) - Sự đồng bộ về trang phục: Kết hợp giữa trang phục với vật dụng đi kèm (1đ). Đề số 2 Đề kiểm tra học kì I môn công nghê 6 Ma trận STT Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận 1. Trang trí nhà ở Câu 1 (1,5 đ) Câu 2 (2,0 đ) Câu 1 (3,5 đ) Câu 2 (3,0 đ) Tổng cộng điểm 1,5 đ 2,0 đ 3,5 đ 3,0 đ 10 đ I, Trắc nghiệm: Câu1. Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau: Gương dùng để : Trang điểm B. Soi, che khuất C. Che nắng, gió D. Soi, trang trí 2. Công dụng của mành là: A. Che bớt nắng, gió B. Có tác dụng che khuất C. Làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng D. Cả A, B, C đều đúng 3. Nếu căn phòng hẹp ta có thể chọn tranh, ảnh có nội dung: A. Tranh gia đình B. Tranh phong cảnh hay bãi biển C. Tranh con vật D. Tranh diễn viên điện ảnh Câu 2. - Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ (đúng) và S (sai) Câu hỏi Đ S Nếu sai, tại sao? 1. Chỗ ngủ, nghỉ thường bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh. ............................................................... ............................................................... ............................................................... 2. Cây cảnh và hoa đem lại vẻ đẹp cho căn phòng. ............................................................... ............................................................... ............................................................... 3. Để cắm một bình hoa đẹp, không cần chú ý về sự cân đối, về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. ............................................................... ............................................................... ............................................................... II. Tự luận. Câu 1. Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người? Câu 2. Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Liên hệ bản thân em đã làm gì để giữ gìn nhà ở và trường lớp sạch sẽ? Đáp án I. Trắc nghiệm ( 3,5 điểm ). Câu1. (1,5 điểm) Mỗi ý điền đúng 0.5 điểm D. D. B. Câu2. (2,0, điểm) 1) Đ(0.5 điểm.) 2) Đ(0.5 điểm.) 3) S. (1.0 điểm.) Vì cành hoa cân xứng với bình, có kích thước, dài ngắn khác nhau sẽ tạo nên vẻ sống động của bình hoa. II. Tự luận (6,5 điểm). Câu1. (3,5 điểm) Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội, là nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần. Câu2. (3 điểm) Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp: - Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.( 0,5 điểm) - Tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp. ( 1 điểm) - Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.( 0,5 điểm) Liên hệ bản thân.( 1 điểm) Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Bích Đào Bộ môn: Công nghệ Đề số 1 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CÔNG NGHỆ 7 Ma Trận STT Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận 1. Trồng trọt Câu 1 (0,5 đ) Câu 2 (0,5 đ) Câu 1 (2,0 đ) Câu 2 (1,5 đ) Câu 3 (0,5 đ) Câu 4 (0,5 đ) Câu5 (0,5 đ) Câu 3 (2,0 đ) Câu 4 (2,0 đ) Tổng cộng điểm 1,0 đ 3,5 đ 1,5 đ 2,0 đ 2,0 đ 10 đ I Trắc nghiệm : Hãy khoanh vào chữ cái đúng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1. Thành phần của đất trồng gồm: Phần rắn và phần khí. Chất vô cơ và chất hữu cơ. Phần rắn, phần lỏng, phần khí. Cả B và C đều đúng. Câu 2. Trong các loại phân sau, loại phân nào là phân hữu cơ: Phân lân, phân đạm Phân chuồng, phân bắc, phân rác. Phân kali, phân vi lượng Phân đa nguyên tố, phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm. Câu 3. Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc chống ngập úng,tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. Cày đất Bừa đất Đập đất Lên luống Câu 4. Dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành, lá bị bệnh là trừ sâu bệnh bằng phương pháp gì? Phương pháp thủ công Phương pháp canh tác Phương pháp sử dụng giống sâu bệnh Phương pháp hóa học Câu 5. Đất chua là đất có độ pH: A. pH < 6.5 B. pH > 6.5 C. pH > 7.5 D. pH = 6.6 – 7.5 II. Tự luận Em hãy trả lời các câu hỏi sau Câu 1.Phân bón là gì? Được chia làm mấy nhóm? Nêu tác dụng của phân bón? Câu 2. Thế nào là bón lót, bón thúc? Câu 3. Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc? Câu 4. Nêu tác hại của sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ? ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm( 2.5 điểm ) Câu 1 : D Câu 2 : B Câu 3 : D Câu 4 : A Câu 5 : A II. Tự luận( 7,5 điểm ) Câu 1.( 2 điểm) - Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. - Phân bón được chia làm 3 nhóm chính đó là: Phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. - Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Câu 2.( 1,5 điểm ) Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Câu 3.( 2 điểm ) Các công việc làm đất: Cày đất, bừa và đập đất, lên luống. Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu tử 20-30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí vùi lấp cỏ dại. Bừa và đập đất: Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng. Lên luống: Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. Câu 4.( 2 điểm) Tác hại của sâu bệnh: Khi bị sâu, bệnh phá hại cây trồng sinh trưởng , phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm thậm chí không cho thu hoạch. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại: Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại; Biện pháp thủ công; Biện pháp hóa học; Biện pháp sinh học; Biện pháp kiểm dịch thực vật. Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I CÔNG NGHỆ 7 Ma trận STT Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp cao Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận 1. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi Câu 2 (0,25 đ) Câu 3 (1,0 đ) Câu 2 (2 đ) Câu 3 (1 đ) Câu 1 (0,25 đ) Câu 4 (1,5 đ) Câu1 (2,0 đ) Câu 4 (2,0 đ) Tổng cộng điểm 1,25 đ 3,0đ 1,75 đ 2,0 đ 2,0 đ 10 đ I.Trắc nghiệm : Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1. Phương pháp nhân giống thuần chủng là phương pháp chọn ghép đôi giao phối con đực, con cái: A. Cùng loài. B. Khác giống. C. Khác loài. D. Cùng giống Câu 2. Trong các dấu hiệu sau, đâu là dấu hiệu của sự phát dục của vật nuôi ? A. Gà trống biết gáy B. Trọng lượng tăng C. Người dài ra D. Chân có cựa, thân hình cao lớn Câu 3. Em hãy đánh dấu X vào các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng sau sao cho phù hợp với phương pháp chọn phối Phương pháp chọn phối Phương pháp nhân giống Con đực Con cái Thuần chủng Lai tạo Gà Lơ go Lợn Móng cái Lợn Móng cái Lợn Lanđơrat Lợn Lanđơrat Gà Lơ go Lợn Móng cái Lợn Ba Xuyên Lợn Lanđơrat Lợn Móng cái Câu 4. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm.............................. giống nhau, có....................... và ........................ .................như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. II. Tự luận Câu 1. Vai trò, nhiệm vụ chăn nuôi ở nước ta? Câu 2 . Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Câu 3. Em hãy cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? Câu 4. Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống? ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm khách quan : (3 điểm) Câu 1. D( 0,25 điểm ) Câu 2. A( 0,25 điểm ) Câu 3. ( 1 điểm ) Phương pháp chọn phối Phương pháp nhân giống Con đực Con cái Thuần chủng Lai tạo Gà Lơ go Lợn Móng cái Lợn Móng cái Lợn Lanđơrat Lợn Lanđơrat Gà Lơ go Lợn Móng cái Lợn Ba Xuyên Lợn Lanđơrat Lợn Móng cái X X X X X Câu 4. ( 1,5 điểm ) Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. II. Tự luận ( 7 điểm ): Câu 1. ( 2 điểm ) - Vai trò của chăn nuôi là: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nghuyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác. - Nhiệm vụ: Phát triển chăn nuôi toàn diện, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Câu 2. ( 2 điểm ) - Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể . - Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. - Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Nắm được yếu tố này, con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn. Câu 3. (1 điểm Ở nước ta hiện đang dùng phổ biến phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi Câu 4. (2 điểm ) Chọn phối là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi . Cho ví dụ. Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Bích Đào Bộ môn: Công nghệ Đề số 1 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CÔNG NGHÊ 8 Ma Trận STT Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận 1. Vẽ kĩ thuật Câu 1 (0,5 đ) Câu 2 (0,5 đ) Câu 3 (0,5 đ) Câu 2 (2,0 đ) Câu 4 (0,5 đ) Câu 5 (0,5 đ) Câu 6 (0,5 đ) Câu 1 (1,0 đ) Câu 3 (2,0 đ) Câu 4 (2,0 đ) Tổng cộng điểm 1,5 đ 2,0 đ 1,5 đ 1,0 đ 2,0 đ 2,0 đ 10 đ I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh vào chữ cái đúng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1. Hình chiếu đứng là hình chiếu có hướng chiếu từ? A. Trái sang phải. B. Trước ra sau. C. Phải sang trái. D. Trên xuống dưới. Câu 2. Trên bản vẽ kĩ thuật, hình chiếu cạnh nằm ở vị trí nào ? A. Ở trên hình chiếu đứng. B. Ở bên trái hình chiếu đứng. C. Ở bên phải hình chiếu đứng. D. Ở dưới hình chiếu đứng. Câu3. Khi quay một tam giác vuông quanh một trục (là một cạnh góc vuông), ta sẽ được hình gì? A. Hình trụ. B. Hình nón. C. Hình cầu . D. Hình chỏm cầu. Câu4. Bản vẽ chi tiết thuộc loại bản vẽ: A. Cơ khí. B. Xây dựng. C. Giao thông. D. Cả B và C đều đúng Câu5. Mỗi hình chiếu của khối đa diện thể hiện được mấy kích thước của khối đa diện? A. Hai kích thước. B. Ba kích thước. C. Bốn kích thước . D. Một kích thước. Câu 6. Hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục quay của khối tròn xoay là hình gì? A. Hình vuông. B. Hình tam giác. C. Hình tròn. D. Hình chữ nhật. II. Tự luận: Trả lời các câu hỏi và bài tập sau : Câu 1. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? Câu 2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Câu 3. Cho các vật thể A, B, C, D và các bản vẽ hình 1, 2, 3, 4. Hãy đánh dấu (x) vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa hình chiếu và vật thể. A Vật thể Hình chiếu A B C D 1 2 3 4 Câu 4 . Hãy vẽ hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể sau: . ( Theo tỉ lệ 1:1) 10 10 10 40 40 40 ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: 3điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu 0,5đ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C B A A C II. Tự luận: 7 điểm Câu 1. 1điểm - Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.. Câu2. 2điểm - Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết . - Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy. Câu 3. 2điểm Vật thể Hình chiếu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X Câu 4. 2 điểm Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I CÔNG NGHỆ 8 MA TRẬN STT Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận 1. Cơ khí Câu 1 (0,5 đ) Câu 2 (0,5 đ) Câu 5 (0,5 đ) Câu 1 (3,0 đ) Câu 3 (0,5 đ) Câu 4 (0,5 đ) Câu 2 (2,5đ) Câu 3 (2,0 đ) Tổng cộng điểm 1,5 đ 3,0 đ 1,0 đ 2,5 đ 2,0 đ 10 đ I. Trắc nghiệm Hãy khoanh vào chữ cái đúng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1. Mối ghép không tháo được gồm có mối ghép bằng: A. Đinh tán và ren B. Hàn và chốt C. Ren và then D. Đinh tán và hàn Câu 2. Tỷ lệ cacbon càng cao thì: A. Vật liệu càng dẻo, càng giòn B. Vật liệu càng cứng và giòn C. Vật liệu càng dẻo, càng dai D. Vật liệu càng cứng, càng dai Câu 3. Trong các mối ghép sau, mối ghép nào không phải là khớp quay: A. Bản lề cưa sổ. B. Ổ trục trước xe đạp C. Trục của quạt điện. D. Giá gương xe máy Câu 4. QuḠtrình tạo ra sản phẩm cơ khí theo các bước: A. Vật liệu, chi tiết, lắp ráp, gia công, sản phẩm . B. Vật liệu, lắp ráp, gia công sản phẩm, chi tiết. C. Vật liệu, gia công, chi tiết, lắp ráp, sản phẩm . D. Vật liệu, sản phẩm, chi tiết, lắp ráp, gia công. Câu 5. Dụng cụ gia công gồm: A. Đục, dũa, cưa, búa B. Dũa, búa, kìm, cưa C. Búa, êtô, cưa, đục D. Đục, êtô, búa, kìm II.Tự luận Câu1. Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Câu 2. Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? Câu 3. Nêu câu tạo và công dụng cụm trục trước xe đạp? ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm( 2,5 điểm) Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: A II. Tự luận( 7,5 điểm) Câu 1. ( 3 điểm)Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: Tính chất cơ học: Biểu thị khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của các lực bên ngoài. Tính chất vật lí: Là những tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí khi thành phần hóa học của nó không đổi như: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng... Tính chất hóa học: Cho biết khả năng của vật liệu chịu được tác dụng hóa học trong các môi trường như tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn... Tính chât công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt... Câu 2: ( 2,5 điểm) Chi tiết máy là phân tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Chi tiết máy gồm: Nhóm các chi tiết có công dụng chung và nhóm các chi tiết có công dụng riêng. Câu 3: ( 2 điểm ) Câu tạo cụm trục trước xe đạp gồm 5 phần tử: Trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn và côn. Trục lắp vào càng xe nhờ đai ốc. Đai ốc, vòng đệm lắp trục với càng. Đai ốc hãm côn giữ côn ở một vị trí. Côn cùng với bi nối tạo thành ổ trục.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_cong_nghe_lop_678_vu_thi_bich_dao_co_dap_an.doc