Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ 1, lớp 8 - Đề 1
Câu 3.
0,5 mol phân tử của hợp chất A có chứa 1 mol nguyên tử Na , 0,5 mol nguyên tử S
và 2 mol nguyên tử O. Công thức hoá học của hợp chất A là
A. NaSO2 B. Na2SO3 C. Na2SO4 D. Na2S3O4
Câu 4.
Một kim loại M tạo muối sunfat M2(SO4)3. Muối nitrat của kim loại M là
A. M(NO3)3 B. M2(NO3)3 C. MNO3 D. M2NO3
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ 1, LỚP 8 Đề số 1 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Câu 1. Có những từ và cụm từ: đơn chất, hạt nhân, electron, nơtron, proton, vật thể, nguyên tố hoá học, phân tử, nguyên tử. Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau: 1. Những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất được gọi là ............................................... 2. Nguyên tử gồm có ....................... mang điện tích dương và vỏ tạo bởi những ................................. mang điện tích âm. 3. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi ......................... và ............................ Trong mỗi nguyên tử, số .............................. bằng số .............................. 4. Những .............................. chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng. Câu 2. Cho các kí hiệu và công thức hoá học: Cl, H, O, C, CO2, Cl2,H2, O2. Dãy gồm các đơn chất là: A. Cl, H, O, C. B. C, Cl2, H2, O2. C. CO2,Cl2, H2, O2. D. CO2,Cl, H, O2. Câu 3. 0,5 mol phân tử của hợp chất A có chứa 1 mol nguyên tử Na , 0,5 mol nguyên tử S và 2 mol nguyên tử O. Công thức hoá học của hợp chất A là A. NaSO2 B. Na2SO3 C. Na2SO4 D. Na2S3O4 Câu 4. Một kim loại M tạo muối sunfat M2(SO4)3. Muối nitrat của kim loại M là A. M(NO3)3 B. M2(NO3)3 C. MNO3 D. M2NO3 Câu 5 . Phương trình hoá học nào sau đây đúng? A. 2 HCl + Al ⎯⎯⎯→ AlCl3 + H2 B. 3 HCl + Al ⎯⎯⎯→ AlCl3 + 3 H2 C. 6 HCl + 2 Al ⎯⎯⎯→ 2 AlCl3 + 3 H2 D. 6 HCl + 3 Al ⎯⎯⎯→ 3 AlCl3 + 3 H2 Câu 6. Có phương trình hóa họcsau: 2 Mg (r) + O2 (k) → 2 MgO (r) Phương trình hóa học trên cho biết: A. 2 gam magie phản ứng hoàn toàn với 1 gam khí oxi tạo ra 2 gam magie oxit. B. 24 gam magie phản ứng hoàn toàn với 32 gam khí oxi tạo ra 40 gam magie oxit. C. 24 gam magie phản ứng hoàn toàn với 32 gam khí oxi tạo ra 80 gam magie oxit. D. 48 gam magie phản ứng hoàn toàn với 32 gam khí oxi tạo ra 80 gam magie oxit. (Mg = 24, O= 16) II. Tự luận (6 điểm) Câu 7. (1 điểm) Lập công thức hoá học của hợp chất gồm hai nguyên tố: a) Nhôm (Al) và oxi (O) ; b) Kẽm (Zn) và clo (Cl). Biết: Nhôm có hoá trị III ; kẽm và oxi đều có hoá trị II ; clo có hoá trị I. Câu 8. (2 điểm) 1. Mol là gì ? 2. Khối lượng mol là gì ? 3. Thể tích mol của chất khí là gì ? Một mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu lít ? Câu 9. (3 điểm) Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 ⎯⎯⎯⎯→ SO2 Hãy cho biết: 1. Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ? 2. Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh. 3. Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí ? Hãy giải thích. (Cho biết O = 16 ; S = 32) to
File đính kèm:
- I1.pdf