Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ II, lớp 8 - Đề 1

Câu 2.

Có các chất sau đây: SO3 , P2O5 , CuO, SiO2, Fe2O3, CO2.

Dãy các chất nào sau đây đều gồm các chất là oxit axit?

A. SO

3, P2O5, SiO2, CO2

B. SO

3, P2O5, Fe2O3, CO2

C. SO

3, P2O5, SiO2, Fe2O3

D. SO

3, P2O5, CuO, CO2.

pdf3 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ II, lớp 8 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 8 
Đề số 1 (Thời gian làm bài: 45 phút) 
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Câu 1. (1 điểm) 
 Có những từ và cụm từ: phản ứng hoá hợp, sự khử, phản ứng phân huỷ, sự oxi hoá, 
chất khử, phản ứng thế, chất oxi hoá. 
 Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau: 
 1) Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời 
............................ và ............................. 
 2) ............................. là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới. 
 3) ............................. là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế 
cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. 
 4) ............................. là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới được tạo thành từ 
hai hay nhiều chất ban đầu. 
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng. 
Câu 2. 
Có các chất sau đây: SO3 , P2O5 , CuO, SiO2, Fe2O3, CO2. 
Dãy các chất nào sau đây đều gồm các chất là oxit axit? 
 A. SO3, P2O5, SiO2, CO2 
 B. SO3, P2O5, Fe2O3, CO2 
 C. SO3, P2O5, SiO2, Fe2O3 
 D. SO3, P2O5, CuO, CO2. 
Câu 3. 
Có các chất sau đây: K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, H3PO4, NaHCO3. 
Dãy các chất nào sau đây gồm các axit và bazơ ? 
A. K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4. 
B. Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, H3PO4. 
C. Mg(OH)2, H2SO4, H3PO4, NaHCO3. 
D. Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, NaHCO3. 
Câu 4. 
 Một oxit của nitơ có phân tử khối bằng 108. Công thức hóa học của oxit đó là 
 A. NO B. NO2 C. N2O3 D. N2O5. 
Câu 5. 
 Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3 và 
hợp chất tạo bởi nhóm nguyên tử Y với H là HY. 
 Công thức hoá học của hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm nguyên tử Y là 
 A. XY2 B. X3Y C. XY3 D. XY 
 Câu 6. 
2,24 gam CaCl2 được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol 
của dung dịch là 
 A. 0,20 M B. 0,02 M C. 0,01 M D. 0,029 M 
(cho Ca = 40 ; Cl = 35,5 ) 
Câu 7. 
40 ml dung dịch H2SO4 8 M được pha loãng đến 160 ml. Nồng độ mol của dung 
dịch H2SO4 sau khi pha loãng là 
 A. 0,5 M B. 1,0 M C. 1,6 M D. 2,0 M 
II. Tự luận (6 điểm) 
Câu 8. (1 điểm) 
 Viết công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi các thành phần cấu tạo sau và tính 
phân tử khối của các hợp chất đó. 
 II III 
1) Pb và NO3 2) Ca và PO4 3) Fe và Cl 4) Ag và SO4 
 (Pb= 207; Fe= 56 ; Ca = 40 ; P = 31 ; O = 16; N = 14, Ag = 108, S = 32, Cl = 35,5) 
Câu 9. (2 điểm) 
Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau: 
1) Na + O2 –-- 
2) Fe + HCl –-- FeCl2 + H2 
3) Al + CuCl2 –-- AlCl3 + Cu 
4) BaCl2 + AgNO3 –-- AgCl + Ba(NO3)2 
 5) NaOH + Fe2(SO4)3 –-- Fe(OH)3 + Na2SO4 
6) Pb(NO3)2 + Al2(SO4)3 –-- Al(NO3)3 + PbSO4 
Câu 10. (3 điểm) 
 Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric. Phản ứng hóa 
học xảy ra theo sơ đồ sau: Al + HCl ------- AlCl3 + H2 ↑ 
1. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên. 
2. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc. 
3. Tinh khối lượng muối AlCl3 tạo thành sau phản ứng. 

File đính kèm:

  • pdfII1.pdf
Bài giảng liên quan