Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Bùi Thị Quyên (Có đáp án)

Câu 1 : Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết?

A. Em bé thông minh

B. Con Rồng cháu Tiên

C. Sự tích Hồ Gươm

D. Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 2 : Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng ?

A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.

B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau dẹp tan giặc Ân xâm lược.

C. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc.

D. Ngay từ buổi đầu dụng nước, cha ông ta phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông.

Câu 3 : Văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Nghị luận.

D. Miêu tả

 

doc10 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Bùi Thị Quyên (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
	Bài số 1:VĂN TỰ SỰ
Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Quyên
Trường THCS Phùng Chí Kiên
Nội dung đề:
Đề bài: Em hãy kể lại một truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
Đáp án:
I.Yêu cầu:
-Bài viết đúng thể loại tự sự - kể lại một truyện dân gian ,bố cục 3 phần mạch lạc, tách đoạn theo sự việc ở phần thân bài hợp lí.
-ND: Bài kể một truyện truyền thuyết đã học do hs tự chọn, chú ý việc kể phải làm nổi bật ý nghĩa chủ đề của truyện, đảm bảo tính chính xác của câu chuyện dân gian kể ( thể hiện ở hệ thống các sự vc và nhg chi tiết quan trọng ) 
HS có thể chọn kể 1trong 5 truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm.
-Bài kể bằng lời văn cuả em - kể chuyện ở ngôi kể thứ 3- không sao chép y nguyên.Chú ý sáng tạo để lời kể thêm sinh động. 
-Bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, lời văn trong sáng, lôi cuốn.
II.Dàn bài:
Cần đảm bảo nhiệm vụ, vai trò của từng phần :
1.MB:Giới thiệu nhân vật, sự việc
+Hoàn cảnh xuất hiện
+Giới thiệu khái quát về nhân vật hoặc tình huống phát sinh chuyện.
2.Thân bài:Kể diễn biến sự việc
HS kể lần lượt diễn biến các sự việc trong truyện, không thêm bớt.Cần tập trung ở những sự việc chính góp phần làm nổi bật ý nghĩa của truyện
Chú ý lời kể sáng tạo bằng cách tái hiện bối cảnh sự việc, tái hiện nhân vật ( trang phục, hình dáng,tâm trạng, lời nói.
3.Kết bài: Kể kết cục sự việc hoặc số phận của nhân vật
III.Biểu điểm:
-Mức tối đa (9 -10): Thực hiện tốt các yêu cầu về kiên thức, kĩ năng; Bài viết tỏ ra có năng khiếu, đáp ứng các yêu cầu của đề, văn có cố gắng, giàu h/a, có cảm xúc, lôi cuốn.
-Mức không tối đa
+ 7- 8 đ : Bài khá.Văn có h/a, có cx.Tuy nhiên đôi chỗ tỏ ra còn lúng túng trong dđạt
+Bài đạt 5-6 : Bài TB: Kể còn sơ sài, 1ý viết chung chung. Đáp ứng yêu cầu ở mức trung bình
+Bài đạt 3-4đ: Bài sơ sài, thiếu ý, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
+Bài đạt 1-2 đ: Bài quá yếu, phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
Tiết 28: Kiểm tra Văn
Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Quyên
Trường THCS Phùng Chí Kiên
IĐề bài:
PHẦN TRẮC NGHIỆM : Trả lời câu hỏi bằng cách chép lại đáp án em cho là đúng
Câu 1 : Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết?
A. Em bé thông minh	
B. Con Rồng cháu Tiên
C. Sự tích Hồ Gươm	
D. Sơn Tinh, Thủy Tinh	 
Câu 2 : Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng ?
A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau dẹp tan giặc Ân xâm lược.
C. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc.
D. Ngay từ buổi đầu dụng nước, cha ông ta phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông.
Câu 3 : Văn bản Sơn Tinh Thuỷ Tinh được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm	
B. Tự sự	 
C. Nghị luận. 
D. Miêu tả 	
Câu 4 : Truyện “Em bé thông minh” đề cao :
A. Sự vượt qua thử thách của em bé	
B. Khẳng định tài trí của em bé
C. Sự thông minh hơn người của em bé	
D. Sự thông minh và trí khôn cùa dân gian.
PHẦN TỰ LUẬN
1.Thế nào là truyện cổ tích?
2.Ý nghĩa hình tượng tiếng đàn, niêu cơm trong truyện Thạch Sanh
3.Trình bày cảm nhận của em về chi tiết “ Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu” ( Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh- Ngữ Văn 6 Tập I)
II. Đáp án:
I.Trắc nghiệm 2đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu4
A
D
B
D
II. Tự luận
 1.Thế nào là truyện cổ tích (2,0 đ)
HS trình bày đc 3 ý sau:
-Là truyện kể DG về một số kiểu nhân vật quen thuộc
- Thg có yếu tố hoang đường
-Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thg cuối cùng của cái thiênj với cái ác, sự công bằng đói với sự bất công.
Câu 2(3 đ): ý nghĩa hình tg tiếng đàn trong truỵện TS
-Viết thành ĐV hoàn chỉnh
-Phần ND triển khai các ý sau:
HT tiếng đàn:
+ Cây đàn do đâu mà có
+Trong tay TS tiếng đàn thần kì thế nào?
+Yếu tố hoang đg tạo sự lôi cuốn đồng thời góp phần thể hiện ý nghĩa truyện:
Tiếng đàn là ước mơ công lí, thể hiện khát vọng hb của dân tộc
HT niêu cơm:
+thần kì thế nào?
+ý nghĩa: tinh thần nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta
Câu 3:Trình bày cảm nhận: “Nước sông dâng caobấy nhiêu”(3đ)
.Yếu tố hoang đg..
.ý nghĩa: thể hiện cuộc chiến dai dẳng, quyết liệt giữa hai vị thần ngang tài ngang sức; cuối cùng ST thg; chiến thg của ST là chiến thg của nhân dân
 Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn công lao các vua Hùng
Bài số 2:VĂN TỰ SỰ
Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Quyên
Trường THCS Phùng Chí Kiên
Đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm ấu thơ mà em nhớ mãi.
Đáp án:
I.Yêu cầu:
-Bài viết đúng thể loại tự sự - kể chuyện đời thường- kể việc,bố cục 3 phần mạch lạc, tách đoạn theo sự việc ở phần thân bài hợp lí.
-ND: Bài kể một việc tốt mà em đã làm: hs tự chọn, chú ý việc kể phải làm nổi bật ý nghĩa chủ đề của truyện .
-Chú ý cách xây dựng truyện: các tình tiết, cách giải quyết tình huống; kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất- cảm xúc tâm trạng trước những việc mình chứng kiến, trải qua.
-Bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, lời văn trong sáng, lôi cuốn.
II.Dàn bài:
Cần đảm bảo nhiệm vụ, vai trò của từng phần :
1.MB:Giới thiệu nhân vật, sự việc
- giới thiệu kỉ niệm sắp kể là kỉ niệm nào?
(Lần đầu đi chơi xa, một lần không vâng lời, kỉ niệm tình bạn..)
-Hồi lớp mấy
-Ấn tượng về việc đó?
2.Thân bài:Kể diễn biến sự việc
*Kể hoàn cảnh xảy ra chuyện
* Kể sự việc đã xảy ra?
- Mở đầu
-Phát triển: 
-đỉnh điểm
-Kết quả
Chú ý: Kể theo một trình tự nhất định
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về việc đó xúc động. day dứt,mong mỏi
III.Biểu điểm:
-Mức tối đa (9 -10): Thực hiện tốt các yêu cầu về kiên thức, kĩ năng; Bài viết tỏ ra có năng khiếu, đáp ứng các yêu cầu của đề, văn có cố gắng, giàu h/a, có cảm xúc, lôi cuốn.
-Mức không tối đa
+ 7- 8 đ : Bài khá.Văn có h/a, có cx.Tuy nhiên đôi chỗ tỏ ra còn lúng túng trong dđạt
+Bài đạt 5-6 : Bài TB: Kể còn sơ sài, 1ý viết chung chung. Đáp ứng yêu cầu ở mức trung bình
+Bài đạt 3-4đ: Bài sơ sài, thiếu ý, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
+Bài đạt 1-2 đ: Bài quá yếu, phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 45 PHÚT
Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Quyên
Trường THCS Phùng Chí Kiên
I.Đề bài 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chép lại chữ cái đầu đáp án em cho là đúng nhất
Câu 1 : Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu là:
A. Từ.	 	B. Tiếng. 
C. Từ đơn.	D. Từ phức
Câu 2 : Các từ: đất nước, sông núi, bánh chưng, bánh giầy, nem công, chả phượng, nhà cửa, học tập thuộc loại từ nào?
A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ đơn
Câu 3 : Từ nào sau đây là từ Hán Việt
A. ồn ào 	B. Máy tính 
C. náo nhiệt	 D. Râm ran	
Câu 4: Từ “nao núng” trong câu “Sơn Tinh không hề nao núng”. có nghĩa là gì?
A.Mất hoàn toàn niềm tin ở bản thân
B.Lung lay, không vững tin ở bản thân
C. Lo sợ, không còn tin vào ai
D. Dao động, đi không vững.
Câu 5 : Trong các nghĩa sau đây nghĩa nào là nghĩa gốc?
A. Mũi tẹt. ( lỗ mũi ) 	B. Mũi dao. 
C. Mũi thuyền.	D. Mũi kim
Câu 6 : Xác định từ phức trong câu sau: “ Lan nói năng nhỏ nhẹ”
A. Lan. 	B. Nói năng 
C. Nhỏ nhẹ. 	D. Cả b, c đều đúng
Câu 7 : Trong các danh từ dưới đây danh từ nào là danh từ chung:
A. Việt Nam	 B. Ngô Thị Lan. 
C. Pháp. 	D. cá chép.
Câu 8: Nghĩa của từ “chạy” được giải thích sau đây bằng cách nào?.
 “ Chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân từ vị trí này sang vị trí khác với tốc độ nhanh.”
A. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. 
B. Đưa ra trái nghĩa với từ cần giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. 
D. Cả a, b đều đúng.
Câu 9 : Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác là:
A. Chân tường, chân núi, chân răng	 B. Chân giường, chân kiềng, chân đèn
C. Đau chân, nhắm mắt đưa chân, chân mang dép. 	D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 10 : Điền từ thích hợp vào phần nghĩa sau đây: “. Của cải riêng của một người một gia đình.”.
A. Gia nhân. 	B. Gia chủ. 
C. Gia cảnh. 	D. Gia tài.
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Quân giải phóng đã bao quây bốn phía nhưng bọn địch vẫn.. không chịu đầu hàng”.
A. Sự cố. 	B. Quá cố. 
C. Ngoan cố. 	D. Kiên cố.
Câu 12: Từ “thăm quan” trong câu “Chủ nhật này mẹ cho em đi thăm quan vịnh Hạ Long” mắc lỗi sai nào?
A.Lặp từ
B.Dùng lẫn lộn từ gần âm
C.Dùng từ không đúng nghĩa
D. Dùng từ không đúng phong cách
Câu 13 : Danh từ có thể kết hợp với từ nào phía trước?
A.Từ chỉ sự vật
B. Từ chỉ số lượng
C.Từ chỉ tính chât
D. Từ chỉ hoạt động
Câu 14 : Có bao nhiêu danh từ trong các từ sau: nhà cửa, quần áo, ồn ào, học sinh, xanh thẳm, bàn học, chạy nhảy, khúc khích, mái trường, sách?
A.Bốn từ
B.Năm từ
C.Sáu từ
D.Bảy từ
Câu 15 : Xác định danh từ Chỉ đơn vị tự nhiên ở câu sau: “ Mẹ Tôi mua một con gà:
A. Mẹ	B. Mua. 
C. Con gà.	 	D. Con
Câu 16: Xác định danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác ở câu sau: “ Mẹ mua một tấn thóc”
A. Mẹ	B. Một. 
C. Tấn. 	D. Thóc.
Câu 17: Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu:
A. Chủ ngữ. 	B. Vị ngữ. 
C. Phụ ngữ. 	D. Trạng ngữ.
Câu 18 : Cách viết tên riêng nào dưới đây đúng với qui tắc viết hoa?
A.Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
B.Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
C.Trường Tiểu học Lý Thường kiệt ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
D.Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt ở quận Đống đa, thành phố Hà Nội
Câu 19 : Trong câu: “Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng” có mấy cụm danh từ?
A.Một cụm
B.Hai cụm
C.Ba cụm
D.Bốn cụm
Câu 20 : Chỉ ra cụm danh từ ở các ví dụ sau:
A. Ba con trâu ấy	B. Đã đi nhiều nơi 
C. Nhỏ lại.	D. Đang bơi ngoài sông	
II.PHẦN TỰ LUẬN
1.Nghĩa của từ là gì? Nêu các cách giải nghĩa từ? 
Vận dụng giải nghĩa các từ sau:
- giếng
-rung rinh
2. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể tâm trạng của em khi nhận món quà bất ngờ, có sử dụng ít nhất 2 cụm danh từ. Gạch chân 2 cụm danh từ ấy.
§¸p ¸n:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1.Học sinh khoanh đúng đáp án 5 đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
B
C
B
A
D
D
C
C, B
D
11
12
13
14
15
18
17
18
19
20
C
B
B
B
D
C
A
A
A
A
II.PHẦN TỰ LUẬN
1.Lt: ( 1đ)
Giải nghĩa từ( 1đ)
-Giếng: hố đào sâu xuống đất theo chiều thăngr đứng để lấy nước ngầm
-ồm ộp: Tiếng kêu của con ếch , vang, không đều
Câu 2:
HS viết được đoạn văn, đủ số câu theo qui định và đúng nội dung: tâm trạng em khi nhận món quà bất ngờ ( 1đ) ;Chỉ đúng 2 cụm danh từ: 2 đ
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3- VĂN TỰ SỰ
Họ và tên giáo viên: Bùi Thị Quyên
Trường THCS Phùng Chí Kiên
I.Đề bài:
Hãy kể về một người thân của em(ông bà, bố mẹ, anh chị..).
I.Yêu cầu:
-Bài viết phải đảm bảo đúng thể loại văn kể người (khác với bài miêu tả và biểu cảm)
-Nội dung bài viết phải giúp người đọc hiểu rõ, đầy đủ về đối tượng được kể: công việc, sở thích, tính tình, tình cảm dành cho em
-Kể ở ngôi thứ nhất, ngôn ngữ kể gợi cảm, có hình ảnh .
-Trình bày bài theo bố cục hoàn chỉnh, văn viết mạch lạc, sạch sẽ.
II.Dàn bài:
1.MB: Giới thiệu đối tượng đc kể 
-Là ai?Quan hệ với em thế nào?
-Đặc điểm khái quát về nhân vật.
2.TB: Kể chi tiết:
a.Công vc:
-Làm gì?
-Công vc vất vả thế nào?
-Công vc ảnh hg đến con người như thế nào? (Kết hợp miêu tả ngoại hình)
-Tình cảm của em?
b.Sở thích, tính tình
+Sở thích nào? 
-Dành thời gian cho sở thích ấy ra sao?
-Ảnh hg tới em thế nào?
+Tính tình thế nào?Biểu hiện?
c.Tình cảm dành cho em:
3.KB:Suy nghĩ sâu sắc nhất về người đc kể?
Biểu điểm:
-Mức tối đa (9 -10): Thực hiện tốt các yêu cầu về kiên thức, kĩ năng; Bài viết tỏ ra có năng khiếu, đáp ứng các yêu cầu của đề, văn có cố gắng, giàu h/a, có cảm xúc, lôi cuốn.
-Mức không tối đa
+ 7- 8 đ : Bài khá.Văn có h/a, có cx.Tuy nhiên đôi chỗ tỏ ra còn lúng túng trong dđạt
+Bài đạt 5-6 : Bài TB: Kể còn sơ sài, 1ý viết chung chung. Đáp ứng yêu cầu ở mức trung bình
+Bài đạt 3-4đ: Bài sơ sài, thiếu ý, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
+Bài đạt 1-2 đ: Bài quá yếu, phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kĩ năng

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_bui_thi_quyen_co_dap_an.doc