Đề ôn luyện môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 1 đến 5

Câu 1(2.0 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

 Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả, uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn. Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.

 (Theo Băng Sơn, U tôi – Ngữ văn 7, tập 1, trang 84,85- NXBGD)

a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn và nêu tác dụng của thành phần khởi ngữ trong câu chứa nó.

b. Em có tán thành với ý kiến: Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn không ? Vì sao?

 Câu 2(3 điểm) : Từ đại dịch covid-19, viết bài văn ngắn (khoảng 300- 400 từ), trình bày suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng, xã hội.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề ôn luyện môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 1 đến 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP – ĐỀ 1
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1(2đ) : Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn dụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, cũng chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông
Xin ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
Xác định phương phức biểu đạt chính của văn bản trên.
Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Cho biết văn bản trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2(3đ) : Viết bài văn ngắn ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng facebook trong giới trẻ hiện nay.
Câu 3(5đ) : Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ qua đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng nhơ người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
HẾT
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP – ĐỀ 2
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2đ)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
CHIẾC BÌNH NỨT
 Một người có hai chiếc bình lớn để gánh nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: “ Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông Chỉ vì tôi bị nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra”. “ Không đâu – ông chủ trả lời- khi đi về ngươi có chú ý đến luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng thế này không?”
Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt.
 ( Trích Qùa tặng cuộc sống)
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b. Nêu ngắn gọn nội dung của câu chuyện trên.
c. Tại sao nói Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt?
Câu 2(3đ): Viết bài văn ngắn(300- 400 từ) trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.
Câu 3 (5đ): Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính lái xe trong đoạn thơ sau: 
 Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật - Ngữ văn 9, tập 1)
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP – Đề 3
Thời gian làm bài: 90 phút	 
Câu 1(2.0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
 Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả, uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn. Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.
 (Theo Băng Sơn, U tôi – Ngữ văn 7, tập 1, trang 84,85- NXBGD)
Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn và nêu tác dụng của thành phần khởi ngữ trong câu chứa nó.
Em có tán thành với ý kiến: Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn không ? Vì sao?
 Câu 2(3 điểm) : Từ đại dịch covid-19, viết bài văn ngắn (khoảng 300- 400 từ), trình bày suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng, xã hội.
 Câu 3(5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn- đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
	 ( Ánh trăng – Nguyễn Duy)	
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP – Đề 4
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
        Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua đế tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu...”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
 (Trích "Qùa tặng cuộc sống")
a. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.
b. Tìm lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong các câu văn sau: Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. 
c. Tại sao khi bị bỏ quên không còn ai nhớ đến nữa nến mới hiểu ra rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi?
Câu 2(3đ): Viết bài văn ngắn (khoảng 300- 400 từ), trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương con người.
Câu 3(5đ): Suy nghĩ về nhân vật anh Sáu trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” (trích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”) của Nguyễn Quang Sáng.
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP – Đề 5
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
       "Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con-Người của mỗi sinh thể người, “con” và tính “người” luôn luôn hình thành , phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ , anh chị em, bạn bè , bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu , một miếng ăn , mất một phần cơ thể , một vật sở hữu con người nhận biết ngay . Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay . Có mất có được nhưng không phải ai cũng nhận ra cái gì mà mình đã thu được có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn , khô héo dần”. 
 (Trích "Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa")
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
b. Em có đồng tình với ý kiến “ Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần “ không? Vì sao?
Câu 2(3đ): Viết bài văn ngắn(300- 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 3(5đ): Suy nghĩ về nhân vật bé Thu trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” (trích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

File đính kèm:

  • docxde_on_luyen_mon_ngu_van_lop_9_de_1_den_5.docx
Bài giảng liên quan