Đề ôn tập giữa kỳ môn Ngữ Văn Lớp 12

 1.Chọn bình giảng một đoạn khoảng từ 8 đến 10 câu thơ (chẳng hạn đoạn từ câu 9 đến câu 16, từ câu 35 đến câu 42, từ câu 43 đến câu 52, ).

2.Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình – ta trong bài thơ.

3.Cảm nhận bức tranh bốn mùa của “ Việt Bắc” qua đoạn thơ:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi .

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

4. Cảm nhận về khung cảnh chia tay qua đoạn thơ:

“Mình về mình có nhớ ta

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề ôn tập giữa kỳ môn Ngữ Văn Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
KHỐI: 12
Tháng 9+ 10/2020 ( Nửa đầu HK I)
──♫♫♫──
A.KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VĂN BẢN
*Đọc văn: 	 	TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Hồ Chí Minh-
PHẦN I: TÁC GIẢ 	 
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
 Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người. Đọc-hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
II. BÀI TẬP:
Trình bày quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?
	──♫♫♫──
 *Đọc văn: 	 	TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP-PHẦN TÁC PHẨM
 	 -Hồ Chí Minh – 
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
 Tác phẩm: gồm ba phần. Phần một nêu nguyên lí chung; phần hai vạch trần những tội ác của thức dân Pháp; phần ba tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tư do của toàn thể dân tộc.
2. Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người. Đọc-hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
II. BÀI TẬP:
1. Lí giải vì sao văn bản ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam?
2. Cho đoạn trích sau: 
"...Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn...". 
 (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh).
Câu 1.Đoạn trích trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp cho đoạn văn? 
Câu 2.Nội dung chính của đoạn trích ? 
Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích?
 ──♫♫♫──
*Đọc văn: 	 	TÂY TIẾN
 -Quang Dũng - 
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức:
 Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa. Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Kĩ năng:Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
II. LUYỆN TẬP: Một số đề bài vận dụng:
- Đề 1: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên tây Bắc và hình tượng người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân qua đoạn 1 của bài thơ
- Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn ba bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
-Đề 3: Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 
	──♫♫♫──
*Đọc văn: 	VIỆT BẮC
PHẦN I-TÁC GIẢ TỐ HỮU
I.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Đường đời, đường thơ Tố Hữu cùng phong cách trữ tình – chính trị của ông
 2.Kĩ năng: Biết cảm nhận lọai thơ trữ tình – chính trị, một đặc điểm lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam giai đọan 1945 – 1975.
II. LUYỆN TẬP:
Tập thuyết trình về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc; phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
──♫♫♫──
*Đọc văn: 	VIỆT BẮC	-Tố Hữu –
	PHẦN II-TÁC PHẨM
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2. Kĩ năng: 
-Đọc– hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể lọai.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
II. LUYỆN TẬP:
 	1.Chọn bình giảng một đoạn khoảng từ 8 đến 10 câu thơ (chẳng hạn đoạn từ câu 9 đến câu 16, từ câu 35 đến câu 42, từ câu 43 đến câu 52,).
2.Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình – ta trong bài thơ.
3.Cảm nhận bức tranh bốn mùa của “ Việt Bắc” qua đoạn thơ:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
..
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
4. Cảm nhận về khung cảnh chia tay qua đoạn thơ:
“Mình về mình có nhớ ta
..
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
	 ──♫♫♫──
*Làm văn: 	KĨ NĂNG LÀM CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN:
Dạng 1: 	KĨ NĂNG LÀM CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
-NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
-NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống; cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 2.Kĩ năng: 
-Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí. Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
-Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong một số văn bản nghị luận. Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. BÀI TẬP:
*Luyện tập một số đề bài sau:
 1.Nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người từ câu nói của nhà văn Nga L Tôn – xtôi: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”
 2.Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng những hiện tượng đời sống đáng chú ý và thực hành phân tích đề, lập dàn ý
*Dạng 2: 	KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
-NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐỌAN THƠ
-NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
Mục đích, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.. Cách thức triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Cách thức triển khai bài nghị luận về một ý kiến về văn học.
 2. Kỹ năng: 
Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (tác giả, tác phẩm, vấn đề lí luận văn học...)
II. LUYỆN TẬP:
 	1.Hoàn thành bài luyện tập; củng cố, hoàn thiện kiến thức về tác phẩm (đọan trích) thơ được học trong chương trình.
	2. Luyện tập một số đề bài:
	-Đề 1:Phân tích vẻ đẹp hòa hoa, hào hùng của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”- Quang Dũng
	-Đề 2:Trần Lê Văn nhận xét: “Tây Tiến phảng phất nét buồn, nét đau nhưng buồn đau mà không bi lụy, ngược lại rất bi tráng”
Cảm nhận bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm rõ nhận xét trên
	3. Nhận xét về Việt Bắc, có ý kiến cho rằng : “Đây là khúc ca nghĩa tình cách mạng” nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đậm đà tính dân tộc.”
 Ý kiến của anh/chị?
──♫♫♫──
B. PHẦN KIẾN THỨC BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
1. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Đề yêu cầu các chuẩn kiến thức và kĩ năng như sau:
 + Kiến thức tiếng Việt về: các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, các phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận
 + Kĩ năng đọc hiểu văn bản: xác định được nội dung văn bản, hiểu được ý nghĩa, các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, thông điệp của văn bản
 + Kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ
2. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA	
 - Hình thức: Đề tự luận gồm 2 phần:
+ Đọc hiểu(3,0đ) 
+ Làm văn(7,0đ)
- Cách tổ chức kiểm tra: Toàn khối tiến hành kiểm tra chung trong vòng 90p 
1. Đọc – Hiểu: Đọc một văn bản ngắn và xác định được các vấn đề sau đây:
- Phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ
- Nội dung, ý chính, câu chủ đề
- Các biện pháp tu từ, phân tích tác dụng
- Hiểu ý nghĩa của một chi tiết, một hình ảnh, một câu văn/ câu thơ
- Rút ra được những bài học nhận thức hoặc thông điệp của văn bản
- Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản 
2.Làm văn- Nghị luận văn học: Phân tích, cảm thụ một đoạn thơ	
- Hình thức: Viết một bài văn nghị luận văn học.
- Nội dung: Cảm nhận về một đoạn thơ trong chương trình Ngữ Văn 12- HKI (Đã nêu ở phần I. Kiến thức ở trên).
- Yêu cầu: 
+ Hình thức bài văn phải đảm bảo đầy đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài
+ Bài văn phải có luận điểm rõ ràng; đầy đủ các nội dung; vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và thao tác lập luận; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng; không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
──♫♫♫──
*ĐỀ ĐỌC HIỂU THAM KHẢO
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
    Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.
    Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. []
    Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình []
    Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. []
    Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. []
    Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.
   (Trích bài phát biểu Sống trọn vẹn từng ngày của tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống - Báo Việt Nam net, ngày 29/03/2015 )
Câu 1.   Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2.  Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng”? 
Câu 3. Em hiểu thế nào về câu sau: Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua 
Câu 4.  Em có đồng ý với quan niệm : khi so sánh mình với người khác là cách chúng ta hạ thấp mình? không- Vì sao?
──♫♫♫──
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI TỐT!

File đính kèm:

  • docde_on_tap_giua_ky_mon_ngu_van_lop_12.doc