Đề ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021

Kiến thức:

- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và tha thiết với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng dược thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng, xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh nhịp điệu, phép so sánh, phóng đại.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TAẬP, KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN NGỮ VĂN
KHỐI: 10
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
ĐỌC HIỂU: 3 điểm
Các câu hỏi liên quan nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt của văn bản và ý nghĩa bài học rút ra được từ văn bản đọc hiểu
LÀM VĂN: 7 điểm
Kiểu bài văn tự sự. Kể chuyện sáng tạo về các nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi tự sự đã được học trong chương trình
Thời gian làm bài: 90 phút
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC:
ĐỌC VĂN 1: CHIẾN THẮNG MƠ TAO – MƠ XÂY
(Trích Sử thi Đăm Săn)
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và tha thiết với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng dược thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng, xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh nhịp điệu, phép so sánh, phóng đại.
 2. Kĩ năng: - Đọc ( kể) diễn cảm tác phẩm sử thi
 	- Phân tích theo đặc trưng thể loại.
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP:
1. Đọc (kể) theo các vai với giọng quyết liệt, hùng tráng của Đăm Săn, khôn khéo, mềm mỏng của MTao MXây, tha thiết của dân làng,...
 2. Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng.
ĐỌC VĂN 2: Truyện AN DƯƠNG VƯƠNG 
 và MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
	(Truyền thuyết)
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức: - Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương (ADV) và Mị Châu - Trong Thủy.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữa cốt lõi lịch sử với tưởng tượng hư cấu của dân gian. 
 2. Kĩ năng: - Đọc (kể) diễn cảm
 - Phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại.
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP:
1. Hãy nhập thân vào các nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện.
2 Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và phân tích ý nghĩa của chúng. 
3. Quan điểm của anh (chị) về ý kiến cho rằng truyền thuyết này là tiếng nói ngợi ca tình yêu chung thuỷ và phản kháng chiến tranh.
──♫♫♫──
Đọc văn 3: TẤM CÁM
( Truyện cổ tích )
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Kiến thức:
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện – ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều họan nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng sáng tạo, hợp lí các yếu tố thần kì.
Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản tự sự
- Phân tích truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể lọai.
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP:
1. Tại sao nói Tấm Cám rất tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thể lọai truyện cổ tích nhất là truyện cổ tích thần kì ?
2. Cô Tấm tự kể về mình.
──♫♫♫──
MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC – HIỂU THAM KHẢO
*Đề 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
 Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng: “ Ơ hay, việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ? Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? “. Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
( Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa Học Trò)
1.Xác định phương thưc biểu đạt chính của văn bản
2.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: “Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành”
3.Nhận xét về thái độ sống của Dế Mèn trong câu chuyện?
4. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ câu chuyện trên.?
*Đề 2	. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
	“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc trên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi:
	- Sao cháu lại khóc?
	- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở –nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla.
 	Anh mỉm cười và nói với nó: 
	- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. 
	Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng và nhìn anh trả lời: 
	- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:
	- Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. 
	Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa”. (Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản .
Câu 3. Theo em, tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?
Câu 4. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?
*Đề 3: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
 Một nhóm kiến đang làm việc chăm chỉ suốt mùa hè để chuẩn bị cho mùa đông lạnh lẽo và khắc nghiệt. Trong khi đó, một con châu chấu dành toàn bộ mùa hè để ca hát, làm những việc ngu xuẩn và ngạc nhiên không biết tại sao những con kiến lại làm việc chăm chỉ thế. Khi mùa đông đến, con châu chấu không có gì để ăn và gần như chết đói. Những con kiến cứu anh ta và anh ta đã hiểu ra tại sao kiến lại làm việc chăm chỉ như vậy. (Theo internet)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Hình ảnh kiến và châu chấu trong văn bản giúp em liên tưởng đến những kiểu người nào trong cuộc sống? 
Câu 3. Em rút ra những bài học gì từ câu chuyện trên?
Câu 4. Nếu trở thành một trong hai nhân vật trong câu chuyện trên, em thích trở thành nhân vật nào? Vì sao?
* Đề 4. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
    Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
    Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. 
    Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt” trong văn bản trên là gì?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”?
Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra cho mình một bài học mà anh/chị tâm đắc nhất.
* Đáp án:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2: Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu.
Câu 3: Tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!” bởi trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Đó là khi ta đối mặt trước khó khăn, ta sẽ ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh "loài kiến nhỏ bé" đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.
Câu 4: Các em trình bày suy nghĩ cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em thấy tâm đắc nhất?
- Có thể lựa chọn những bài học như:
+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc. 
+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.
+ Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.
- Cần có sự lí giải rõ rang, cụ thể.
* ĐỀ 5. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2. Cậu bé trong văn bản trên ước trở thành người anh thế nào?
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ?
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?
* Đáp án:
Câu 1. Những phương thức biểu đạt : Tự sự, biểu cảm
Câu 2. Các em có thể trả lời một trong các cách sau:
- Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
- Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.
- Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
- Các câu trả lời tương tự...
Câu 3. Các em có thể trả lời một trong các cách sau:
- Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào.
- Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực.
- Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền. 
- Các câu trả lời tương tự...
Câu 4. Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như: Sốngphải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người bất hạnh, tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người...
Chúc các em ôn tập tốt!

File đính kèm:

  • docde_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc.doc