Đề ôn tập kiểm tra giữa học kì môn Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 8

1.Kiến thức : HS cần nắm được

-Sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thới+ niềm khao khát đổi thay

-Thành công trong việc sử dụng thơ cổ thể

2.Kỹ năng: Ñọc – hiểu theo đặc trưng thể loại; Bình giảng bài thơ.

3.Thái độ: Xác định mục đích học tập cao đẹp, lên án tư tưởng tiêu cực

4. Định hướng góp phần hình thành năng lực

-Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận một thể loại văn học mới: thể hành, lý giải được hiện tượng đời sống trong XHPK được thể hiện trong văn bản (học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan), thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá thái độ tác giả.

-Năng lực sáng tạo: Xác định được tâm trạng và suy nghĩ CBQ từ những góc nhìn khác nhau; HS trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với vấn đề đề, nên có những suy nghĩ sáng tạo.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ như cái đẹp/cái xấu; cái cao cả/cái thấp hèn.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề ôn tập kiểm tra giữa học kì môn Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ
 MÔN NGỮ VĂN
KHỐI: 11
*Thời gian: Tuần 8 (HK I)
I.HÌNH THỨC:
Câu trúc đề kiểm tra gồm 2 phần:
Phần I: Đọc- hiểu (3,0 điểm) thường bao gồm các dạng câu hỏi sau:
-Nhận diện các phương thức biểu đạt chính của văn bản, phong cách ngôn ngữ	
-Nhận diện, xác định câu chủ đề
-Xác định nội dung chính của văn bản
-Giải thích ý nghĩa từ ngữ, câu văn/ ý nghĩa văn bản
-Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong văn bản
-Từ văn bản, rút ra bài học/ thông điệp. cho bản thân.
..
Phần II: Làm văn nghị luận (7,0 điểm)
Phân tích/ cảm nhận một đoạn thơ ( đoạn văn) trong chương trình Ngữ văn 11- tập 1
II.ÔN TẬP KIẾN THỨC:
1. Bài: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
1.Kiến thức : HS cần nắm được
-Con ngöôøi Nguyeãn Coâng Tröù theå hieän trong hình aûnh “ oâng ngaát ngöôøng”, tieâu bieåu cho maãu ngöôøi taøi töû ôû haäu kì vaên hoïc trong ñaïi Vieät Nam
-Phong caùch soáng, thaùi ñoä soáng cuûa taùc giaû
-Ñaëc ñieåm cuûa theå haùt noùi
2.Kó naêng : Phaân tích thô haùt noùi theo ñaëc tröng theå loaïi
3.Thái độ
- Trân trọng tài năng và nhân cách Nguyễn Công Trứ.
- Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống cao đẹp của con người.
4. Định hướng góp phần phát triển năng lực
- Năng lực đọc hiểu một bài hát nói theo đặc trưng thể loại
- Năng lực giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
*Câu hỏi và bài tập
1.So saùnh hình aûnh “ oâng ngaát ngöôûng” trong baøi thô vôùi nhöõng caâu thô mang chaát töï thuaät cuûa Nguyeãn Coâng Tröù vaø hình aûnh con ngöôøi taøi töû trong thô Cao Baù Quaùt?
2. Anh (chị) có cảm nghĩ gì về nhân cách nhà Nho chân chính trong “ Bài ca ngất ngưởng “ của Nguyễn Công Trứ?
3. Phân tích các nét nghĩa của từ “ngất ngường” ở các câu sau:
- “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”
- “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
- “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
4. Theo em, có phải cứ sống lập dị, khác người là có cá tính, có bản lĩnh hay không, vì sao?
Bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
1.Kiến thức : HS cần nắm được
-Sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thới+ niềm khao khát đổi thay
-Thành công trong việc sử dụng thơ cổ thể
2.Kỹ năng: Ñọc – hiểu theo đặc trưng thể loại; Bình giảng bài thơ.
3.Thái độ: Xác định mục đích học tập cao đẹp, lên án tư tưởng tiêu cực
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực
-Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận một thể loại văn học mới: thể hành, lý giải được hiện tượng đời sống trong XHPK được thể hiện trong văn bản (học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan), thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá thái độ tác giả.
-Năng lực sáng tạo: Xác định được tâm trạng và suy nghĩ CBQ từ những góc nhìn khác nhau; HS trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với vấn đề đề, nên có những suy nghĩ sáng tạo.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ như cái đẹp/cái xấu; cái cao cả/cái thấp hèn...
*Câu hỏi và bài tập
1.Neâu yù nghóa bieåu töôïng cuûa hình aûnh baõi caùt daøi vaø con ñöôøng cuøng ?
2.Giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ sau:
 “Không học được tiên ông phép ngủ
 Người say vô số, tỉnh bao người? “
Bài: “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”- Nguyễn Đình Chiểu-
1.. Kiến thức:
- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.
- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại. 
- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Nhận thức về tình yêu quê hương đất nước và xả thân vì nghĩa lớn.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực
-Năng lực sáng tạo:HS đọc sáng tạo đúng yêu cầu thể loại văn tế. -Năng lực hợp tác thơng qua thảo luận nhóm. -Năng lực giao tiếp tiếng Việt: từ việc khai thác văn bản, HS được giao tiếp cùng tác giả, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV văn bản. Vận dụng những kiến thức tiếng Việt của tác giả để hiểu hơn về văn bản và có thể thực hành trong những bối cảnh phù hợp. 
 -Năng lực thưởng thức văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ văn học, biết rung động trước vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của người nghĩa sĩ Cần Giuộc; thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ nông dân... 
III. BÀI TẬP VẪN DỤNG
ĐỀ 1: 
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Trên đời này có rất nhiều điều đáng quý như tài sản, công việc. Nhưng còn có một thứ quý giá hơn mọi thứ mà chúng ta đều biết. Đó là thời gian. Thời gian giống như mũi tên đã rời khỏi dây cung, một đi không trở lại.Thời gian làm thay đổi mọi thứ, nhưng chúng ta không thể nắm giữ được thời gian và càng không thể khiến thời gian quay ngược trở lại. Không ai địch được sức mạnh của thời gian. Ở thời điểm này, thời gian mới là người chiến thắng cuối cùng.
Khoảnh khắc mà chúng ta có thể nói là “bây giờ” chỉ có một lần duy nhất. Nếu chúng ta để lỡ khoảnh khắc đó thì chúng ta sẽ không bao giờ tìm lại được nữa. Tại chính phút giây chúng ta nói là “bây giờ” thì “bây giờ” đã biến mất. Đó chính là bản chất của thời gian. Chính vì thế, chúng ta phải coi trọng thời gian. Thời gian quan trọng hơn tài sản và công việc. Bởi lẽ tài sản có thể kiếm được sau nhưng thời gian đã qua thì không thể vãn hồi được.
Những người trẻ tuổi thường quên đi tầm quan trọng của thời gian. Có lẽ các bạn trẻ thường nghĩ đơn giản rằng thời gian sống còn nhiều tới mức nên không thể kiểm soát được và cho rằng lãng phí một chút cũng chẳng can hệ gì. Nhưng đó thực sự là một suy nghĩ sai lầm. Việc so sánh thời gian với mũi tên mặc dù là để nhấn mạnh tính một chiều, đã rời khỏi dây cung là không thể quay trở lại được.
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung )
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính?
Câu 2:Theo tác giả, có một thứ quý giá hơn mọi thứ mà chúng ta đều biết, đó là gì?Tác giả so sánh thời gian với hình ảnh nào?
Câu 3: Em có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến sau được đưa ra trong đoạn trích trên và giải thích vì sao Những người trẻ tuổi thường quên đi tầm quan trọng của thời gian ?
Câu 4: Nếu được hỏi Phải làm gì để quý trọng thời gian em sẽ trả lời như thế nào?
II.LÀM VĂN (7 điểm )
Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có đoạn: 
“ Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa;
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
Chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”
Anh/ chị hãy phân tích đoạn văn trên để làm rõ vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
 ( Trích “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – NXB Giáo dục 2007)
ĐỀ 2: 
Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Phải chăng ta lớn lên là để học cách tự yêu lấy bản thân mình khi ta biết ngoài kia người ta sống với nhau không hẳn là không có điều kiện. Yêu lấy bản thân để không ai làm tổn thương nó, yêu lấy bản thân mình để trân trọng những cơ hội, những thử tháchPhải chăng lớn lên là để biết được cuộc sống đa chiều và không ai có thể là người hoàn hảo (). Lớn rồi phải biết cách tha thứ và cảm thông. Không ai hoàn hảo nên ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn cả là họ biết sưả chữa những lỗi lầm của mình. Lớn rồi nên trái tim cũng lớn thêm ra, đủ bao dung và ấm áp cho tất cả mọi người.
Phải chăng lớn lên là để biết hoàn thiện bản thân mình hơn, không chỉ về tâm hồn mà còn về hình dáng bên ngoài nữa. Một nhân viên tốt nếu có thêm ngoại hình ưa nhìn và phong cách chuyên nghiệp thì sẽ phục vụ tốt hơn cho công việc phải không nào ?
Phải chăng lớn lên là để biết đôi khi con người ta nên học cách chấp nhận những thất bại, có những cố gắng hết mình nhưng chẳng đi đến đâu hoặc là kết quả không như ý muốn. Đừng buốn vì cuộc sống thử thách quá khắc nghiệt với mình, mọi việc trên đời xảy ra đều có lí do. Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình yên. Nghoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay: trưởng thành- mạnh mẽ- và bình yên trước bão táp của cuộc đời (Anthony Robbins , Đánh thức con người phi thường trong bạn )
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Xác định và chỉ rõ phép tu từ cú pháp nổi bật nhất được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 3: Theo tác giả, tại sao ta cần phải “học cách tự yêu lấy bản thân mình “?
Câu 4: Bài học cuộc sống nào trong đoạn trích có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh, chị? Vì sao ?
II.LÀM VĂN (7 điểm )
Hãy phân tích đoạn văn sau để làm nổi bật vẻ đẹp của người dung sĩ công đồn trong “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”-Nguyễn Đình Chiểu-
“...Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đan to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.”
( Trích “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – NXB Giáo dục 2007)
› & š
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_mon_ngu_van_lop_11_tuan_8.docx
Bài giảng liên quan