Đề ôn tập môn Toán+Tiếng Việt Lớp 3 - Lần 2

Câu 1: Câu văn nào dưới đây đặt dấu phẩy đúng vị trí:

A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.

B. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.

C. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào, và đặt lên miệng con.

Câu 2: Cho câu: "Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng." Em hiểu cổ vũ là:

A. Bắt buộc voi đua hăng hái hơn.

B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn.

C. Yêu cầu voi đua hăng hái hơn.

Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên sân trường.

B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường.

C. Mùa hè, hoa phượng đỏ rực như trải thảm đỏ trên sân trường

 

doc10 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề ôn tập môn Toán+Tiếng Việt Lớp 3 - Lần 2, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ĐỀ ÔN TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3 MÔN TOÁN ĐỢT 2
1. ĐỀ ÔN TẬP MÔN TOÁN 3 - Đề 1.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh trước câu trả lời đúng:
Câu 1: 
a. Số nào lớn nhất trong các số sau:
 A. 295 B. 592 C. 925 D. 952
b. Số liền sau của 489 là:
 A. 480 B. 488 C. 490 D. 500
Câu 2:
a. Chu vi hình chữ vuông có cạnh 4cm là
 A. 8 B. 8cm C. 16 D. 16cm
b. 5hm + 7 m có kết quả là:
 A. 57 m B. 57 cm C. 507 m D. 507 cm
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a. Phép chia cho 7 có số dư lớn nhất là 7.
b. Tháng 2 một năm có 4 tuần và 1 ngày. Tháng 2 năm đó có 29 ngày. 
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
a. 492 + 359 b. 582 – 265 c. 114 x 8 d. 156 : 6
.  .. ..
. .. .. 
.. .   
Bài 2: Tính giá trị biểu thức: 
a. 139 + 603 : 3 b. 164 : (32: 8)
Bài 3: Tìm X:
a. X – 258 = 347 b. X x 9 = 819
 ......... 
Bài 4: Cửa hàng gạo có 232kg gạo. Cửa hàng đã bán đi 1/4 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 
.
.
Bài 5:
a. Tìm một số biết rằng. Lấy số đó nhân với số lớn nhất có 1 chữ số thì được 108.
.
.
.
b. Tính nhanh: 
115 + 146 + 185 + 162 + 138 + 154
..
.
...
2. ĐỀ ÔN TẬP MÔN TOÁN 3 - Đề 2
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số liền trước của 160 là:
 A. 161 B. 150 C. 159 D. 170
b) Một cái ao hình vuông có cạnh 6 m. Chu vi của hình vuông đó là:
 A. 4m B. 36 m C. 10 m D. 12 cm
c) 9m 8cm = . cm . Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là:
 A. 98 B. 908 C. 980 D . 9080
d) Gấp 7 lít lên 8 lần thì được:
 A. 15 lít B. 49 lít C. 56 lít D. 65 lít
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
*Giá trị của biểu thức:
a) 2 + 8 x 5 = 50...
b) 32 : 4 + 4 = 12....
Bài 3: Tính nhẩm:
 7 x 6 = . 8 x 7 = .....
 63 : 9=. 64 : 8 =.
Bài 4: Đặt tính rồi tính:
 487 + 302 660 – 251 124 x 3 845 : 7
  . . ..
 .. . . ..
.  .. ..
Bài 5: Tìm x:
a) X : 6 = 144 b) 5 x X = 375
 . .
.. .
. .
Bài 6: Một quyển truyện dày 128 trang. An đã đọc được 1/4 số trang đó. Hỏi còn bao nhiêu trang truyện nữa mà An chưa đọc?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3. ĐỀ ÔN TẬP MÔN TOÁN 3 - Đề 3
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 63 : 7 =  35 : 5 = .
 42 : 6 = .. 56 : 7 = ..
Câu 2: Đặt tính rồi tính:
a) 235X2 b, 630 : 7
Câu 3: Tính.
a) 205 + 60 +3 = ..  b) 462 + 7 – 40 = .
 = . = ..
Câu 4: 
Số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Biết rằng số trâu là 7 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò ?
 Bàigiải
.
..
..
..
Câu 5:
Một hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng là 20m. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
 Bàigiải
4. ĐỀ ÔN TẬP MÔN TOÁN 3 - Đề 4
I/ Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Giá trị biểu thức: 789 – 45 + 55 là:
 A.100 B.799 C.744 D. 689
2. Giá trị biểu thức: 930 – 18 : 3 là:
 A.924 B. 304 C.6 D. 912
3. 7m 3 cm = ....... cm:
 A. 73 B. 703 C. 10 D. 4
4. Có 750 quyển sách sách xếp đều vào 5 tủ, mỗi tủ có 2 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?
 A. 75 quyển B. 30 quyển C. 60 quyển D. 125 quyển
5. Có 7 con vịt, số gà nhiều hơn số vịt 56 con. Hỏi số vịt bằng một phần mấy số gà?
 A. 1/8 B. 1/9 C. 1/10 D. 1/7
6. Một chiếc bìa hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, chiều rộng 1dm. Chu vi miếng bìa đó là bao nhiêu đề – xi – mét?
 A. 52dm B.70cm C.7dm D. 70 dm
7. 8 x 7 < □ x 8
 A. 7 B. 5 C. 8 D. 6
II/ Phần tự luận:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
267 + 125 – 278 538 – 38 x 3
............................. ..............................
............................. ................................
Bài 2. Tìm X: 
X : 7 = 100 + 8 X x 7 = 357
.................................. ...............................
.................................. ................................
 ..................
.................................
Bài 3: 
Một cửa hàng có 453 kg gạo, đã bán được 1/3 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
 Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 đợt 2. Đề 1.
1, Đọc thầm:
Đọc thầm bài "Chiếc áo rách" và trả lời câu hỏi:
CHIẾC ÁO RÁCH
 Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
 Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
 Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ chấm:
1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?
a. Vì Lan bị điểm kém.
b. Vì Lan mặc áo rách đi học.
c. Vì Lan không chơi với các bạn.
2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?
a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.
b. Lan đang học bài.
c. Lan đi chơi bên hàng xóm.
3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?
a. Mua bánh giúp gia đình Lan.
b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh.
c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.
4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?
a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.
c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.
5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
b. Như thế nào?
c. Là gì?
6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì?
......................................................................................................................
B. Bài kiểm tra viết:
1. Chính tả: (Nghe - viết): bài Chị em
2, Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
 Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 đợt 2. Đề 2.
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Học sinh làm bài bằng cách khoanh vào chữ cái A, B, C tương ứng với đáp án đúng nhất:
Câu 1: Câu văn nào dưới đây đặt dấu phẩy đúng vị trí:
A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
B. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
C. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào, và đặt lên miệng con.
Câu 2: Cho câu: "Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng." Em hiểu cổ vũ là:
A. Bắt buộc voi đua hăng hái hơn.
B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn.
C. Yêu cầu voi đua hăng hái hơn.
Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên sân trường.
B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường.
C. Mùa hè, hoa phượng đỏ rực như trải thảm đỏ trên sân trường.
Câu 4: Câu: "Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình." có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:
A. Như thế nào?
B. Làm gì?
C. Bằng gì?
Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người:
A. Học thầy không tày học bạn.
B. Học một biết mười.
C. Học không hay, cày không biết.
Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả?
A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớp học.
B. Chúng em thi đua dữ dìn vệ sinh lớp học.
C. Chúng em thi đua giữ gìn vệ xinh lớp học.
Phần II: TỰ LUẬN.
Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:
a) rào hay dào: hàng...., dồi ...., mưa ....., .... dạt.
b) rẻo hay dẻo: bánh ....., múa ......, ...... dai, ..... Cao.
c) rang hay dang: ...... lạc, ..... tay, rảnh ......
d) ra hay da: cặp ......, ...... diết, ...... vào, ...... chơi.
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học.
 Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 đợt 2. Đề 3.
I.Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 Cây thông
Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say.
Thông thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu.
TRONG THẾ GIỚI CÂY XANH
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?
A. Cao vút
B. Thẳng tắp
C. Xanh bóng
Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?
A. Lá cây
B. Thân cây
C. Rễ cây
Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?
A. Trồng rừng
B. Trên đồi
C. Ven biển
Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào?
A. Khô héo
B. Xanh tốt
C. Khẳng khiu
Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu?
A. Vì cây cho bóng mát
B. Vì vây cho quả thơm
C. Vì cây cho gỗ và nhựa
II. Viết .
1. Chính tả: Nghe – viết:
Bài: "Bài tập làm văn" – Đoạn 4 (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 46)
 Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 đợt 2. Đề 4.
I.Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
1. Đọc thầm và làm bài tập: 
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
 Theo Phạm Hổ
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
a. Để tặng cho sẻ non.
b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.
b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.
Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?
Bằng lăng và sẻ non là .......................................................................................
II. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả: (Nghe - viết) 
 Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)
THỰC HÀNH THÊM (nếu các em làm xong phần trên)
1.Bài ôn tập toán.
Bài 1. Đặt tính rồi tính 
a) 4839 + 3624 b) 9090 – 1989 c) 476 x 4 d) 526 x 3 
e) 2240 : 7 g) 5294 + 879 h) 5569 : 8 i) 9900 - 9099
Bài 2.Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1)
a) Số liền trước số 2000 là:
A. 2001
B. 2099
C. 1999
D. 1899
b) Cho dãy số 4793; 4739; 4379; 4397. Hãy sắp xếp số sau theo thứ tự từ bé đến lớn là:
Bài 3. Điền vào chỗ trống.
Đồng hồ trên chỉ ..
Bài 4. Có 3 xe chở dầu, mỗi xe chở được 2790 lít dầu. Số dầu đó chia đều cho 9 cửa hàng. Hỏi mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu?
Bài 5. Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp. Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đều cho học sinh, mỗi học sinh 2 cái. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh?
Bài 6: Tính giá trị biểu thức:
a. 485 – 342 : 2
b. 257 + 113 x 6
c. 742 – 376 + 128
Bài 7: Một cửa hàng gạo có 6 bao gạo, mỗi bao nặng 75kg. Cửa hàng đã bán hết 219kg. Hỏi cửa hàng còn bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 8: Viết tất cả các số có 4 chữ số mà tổng các chữ số là 3.
Bài 9: Tìm x:
a. X x 8 = 240 x 3
b. X : 7 = 300 – 198
Bài 10: Cô Hồng có 355 quả trứng gà. Cô đã bán đi 1/5 số trứng đó. Hỏi cô còn bao nhiêu quả trứng gà?
Bài 11: Tủ sách thư viện của lớp 3A có 6 giá. Mỗi giá có 36 quyển. Các bạn đã mượn 28 quyển. Hỏi trên tủ sách còn bao nhiêu quyển?
Bài 12:a. Viết số lớn nhất có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 17.
b. Viết số nhỏ nhất có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 10.
c. Tìm hiệu của 2 số trên.
Bài 13: Điền dấu ; = 
1kg.913g; 30dm.3000mm; 1/4 giờ.25 phút; 12hm..10km 
Bài 14: Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 128cm. Chiều rộng miếng bìa là 24
cm. Tính chiều dài miếng bìa đó 
Bài ôn tập Tiếng Việt lớp 3 lần 2 cho HS nghỉ dịch COVID - 19
Bài 1: Chép lại đoạn thơ sau và gạch chân từ ngữ nhân hoá:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
a, Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
b, Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.
c, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu Ai thế nào?
Bài 4: Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau:
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượiHoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
- Các từ chỉ sự vật là:......................................................................................
- Các từ chỉ hoạt động là:......................................................................................
- Các từ chỉ đặc điểm là:......................................................................................
Bài 5: Hãy khoanh một từ viết sai chính tả trong từng dòng sau:
a) Ra vào, trạm xá, trách mắng, chông chờ.
b) Nhà dông, rung động, chiếc giường, để dành.
c) Già dặn, rôm rả, giằng co, dành giật.
Bài 6: Điền vào chỗ chấm r/d/gi?
 cá ....án; gỗ ......án, con .....án.
Suối chảy ......óc .......ách; nước mắt chảy ......àn .....ụa.
Bài 7: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
buồn ><.....................
yếu đuối ><.............
dở ><....................
khóc ><........................
nhanh nhẹn ><...............
thông minh ><...............
lạnh lẽo ><..................
đắng ><.......................
đông đúc ><......................
Bài 9: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai làm gì?
Bài 10:Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:
a.Những chú gà trống oai vệ.
b.Chú mèo bỗng trở lên rất giữ tợn.
c.Ông mặt trời tỏa ánh nắng gay gắt giữa trưa hè.
d.Sau một buổi cày vất vả, các bác nông dân vui vẻ trở về nhà.
Bài 11. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em. 
Bài 12. Em hãy viết một đoạn văn kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) 
Bài 13: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm hội Lim lại được tổ chức tại vùng đất quan họ Bắc Ninh. Các liền anh liền chị trong làng hát đối đáp để du xuân. Có rất nhiều hình thức hát đối đáp như hát trong nhà ngoài sân quanh đồi và cả trên thuyền nữ. Những người đi xem hội sẽ rất vui rất hào hứng với những làn điệu dân ca ngọt ngào tại hội Lim.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_toantieng_viet_lop_3_lan_2.doc