Đề ôn tập ở nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 5

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

D. Tóc bạc phơ, nhưng đôi mắt còn sáng,

 

docx4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề ôn tập ở nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ ÔN TẬP LỚP 4 (TOÁN +TIẾNG VIỆT)
ĐỀ 5
Đề ôn tập môn Toán lớp 4
I.Trắc nghiệm
Câu 1: Số lớn nhất trong các số 356278 ; 356782 ; 356872 ; 356287 là:
A. 356278
B. 356782
C. 356872	
D. 356287
Câu 2: Cho 7km2 = ........... m2 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 7000
B. 700000
C. 7000000
D. 70000000
Câu 3: Cho 14 tấn 75 kg =  kg. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 147
B. 1475
C. 14075
D. 140075
Câu 4: Trong các số sau, số chia hết cho cả 2 và 5 là:
A. 29 214
B. 35 380
C. 53 415
D. 60 958
Câu 5: Trong các số sau, số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là:
A. 29 214
B. 35 305
C. 53 418
D. 90 990
Câu 6: Kết quả của phép nhân 407 x 234 là :
A. 95238
B. 95208
C. 95328
D. 95832
Câu 7: Cho biểu thức: 602 x 97 + 3 x 602. Giá trị của biểu thức là:
A. 60200
B. 6020
C. 602000
D. 620000
Câu 8: Một hình bình hành có diện tích 840 cm2 , chiều cao 28 cm. Độ dài đáy là:
A. 3 cm
B. 3 dm
C. 30dm
D. 30m
Câu 9: Một sân bay hình chữ nhật có chiều dài 2000m, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Chu vi và diện tích của sân bay đó lần lượt là:
A. 600m và 3000 m2
B. 6km và 2km2
C. 6km và 20km2
D. 60km và 2km2
II. Tự luận
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
2345 x 27 + 45679
12348 : 36 + 2435
Bài 2: Tìm x
a)x : 54 = 246 ×185                
b)134260 : x = 13230 : 54
........
Bài 3: Đội I sửa được 4673985 m đường, đội II sửa được 6482649 m đường, đội III sửa được số mét đường bằng trung bình cộng số mét đường của đội I và đội II sửa. Hỏi cả ba đội sửa được bao nhiêu mét đường ?
.
Bài 4:
 Với 3 chữ số: 2; 3; 5. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số: 
Chia hết cho 2
Chia hết cho 5.
Chia hết cho 3.
.
.
Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4
Học sinh đọc bài văn sau và làm bài tập:
Về thăm bà
 Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
 - Bà ơi!
 Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
 - Cháu đã về đấy ư?
 Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
 - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
 Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
 - Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
 Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
 Theo Thạch Lam
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
D. Tóc bạc phơ, nhưng đôi mắt còn sáng,
Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?
A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, che chở cho cháu.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
D. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
Câu 3: Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?
A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác vui vẻ , thoải mái.
D. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
Câu 4: Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh mới ở xa về thăm bà.
Câu 5: Theo em, Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 6: Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Câu 7: Câu “Cháu về đấy ư ?”được dùng làm gì?
A. Dùng để hỏi
B. Dùng để yêu cầu, đề nghị
C. Dùng để thay lời chào
D. Dùng để kể một sự việc.
Câu 8: Trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” Có mấy động từ, có mấy tính từ?
A. Hai động từ, hai tính từ
B. Hai động từ, một tính từ
C. Một động từ, hai tính từ
D. Một động từ, hai danh từ
Câu 9: Những từ nào cùng nghĩa với từ “hiền”
A. Hiền hậu, thương yêu
B. Hiền từ, hiền lành
C. Hiền từ, âu yếm

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_o_nha_mon_toan_tieng_viet_lop_4_de_5.docx