Đề tài An toàn sinh học trong Nông nghiệp

1 : Những lợi ích của cây trồng chuyển gen

Tăng sản lượng.

Giảm chi phí sản xuất

Tăng lợi nhuận nông nghiệp.

Cải thiện môi trường.

Cải thiện một số đặc tính chất lượng của cây:

+ Lúa gạo giàu vitamin A và sắt, khoai tây có hàm lượng tinh bột cao.

+ Ra đời vacxin ăn được trong ngô, khoai tây và quả.

+ Ra đời các loại dầu ăn tốt hơn của cải dầu, đậu tương, cà chua chín chậm

 

ppt26 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài An toàn sinh học trong Nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Nhóm 20Bài thuyết trình :An toàn sinh học trong Nông nghiệpNhóm TDH7Danh sách nhóm thuyết trình : 1 : Lê Thanh Hải NT 2 : Trần Thị Ngọc Hiền3 : Hà Thị Thu Hà4 : Bùi Thị Hoa 5 : Vũ Thị Thanh Tâm 6 : Nguyễn Thị Thanh ĐàiMục lục : I : Giới thiệu về ATSH trong Nông nghiệp : 1 : Định nghĩa ATSH 2 : ATSH trong Nông nghiệp 3 : Cơ quan ATSH Ôxtrâylia (Biosecurity Australia)II : Các quy định ATSH: 1 : Các quy định ATSH 2 : Quản lý ATSH đối với sinh học biến đổi gen 3 : Quy chế quản lý ATSH đối với sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúngIII : Hai mặt của cây chuyển gen trong ATSH: 1: Lợi ít 2: Rủi roIV : Một số ứng dụng : 1 : Chăn nuôi gà an toàn 2 : Chế phẩm sinh học WEHG phuc vụ nền nông nghiệp sạch , an toàn, bền vũng và bảo vẹ môi trườngV : Kết luận : VI : Tài liệu tham khảo :VII : Thảo luận giữa nhóm và các bạn cùng cô giáo 1 : An toàn sinh học (biosafety)*An toàn sinh học (biosafety) là khái niệm chỉ sự bảo vệ tính toàn vẹn sinh học. Đối tượng của các chiến lược an toàn sinh học bao gồm biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.*An toàn sinh học liên quan đến các lĩnh vực sau: - Nghiên cứu sinh học ngoài trái đất- Trong nông nghiệp- Trong y học- Trong hóa học- Sinh thái họcI : Giới thiệu về ATSH trong Nông nghiệp :2 : Trong nông nghiệpHạn chế nguy cơ, tác hại có thể sảy ra do virus hoặc sinh vật biến đổi di truyền, prion (protein trong hội chứng xốp não - bệnh bò điên), hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong thực phẩm... Các quy định an toàn sinh học quốc tế chủ yếu đề cập đến an toàn sinh học trong nông nghiệp nhưng nhiều tổ chức tiến hành vận động để đi đến thống nhất các quy đinh về an toàn sinh học "hậu biến đổi gene" như nguy cơ ra đời các phân tử mới, sinh vật nhân tạo và thậm chí cả những robot có khả năng can thiệp trực tiếp vào chuỗi thức ăn tự nhiên. An toàn sinh học trong nông nghiệp, hóa học, y học, sinh vật ngoài trái đất yêu cầu việc áp dụng các nguyên tắc phòng chống các nguy cơ sinh học và đặc biệt là cần phải xác định rõ đặc tính sinh học của các sinh vật mang nguy cơ hơn3 : Cơ quan An toàn sinh học Ôxtrâylia (Biosecurity Australia)Cơ quan An toàn sinh học Ôxtrâylia là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Ôxtrâylia. Khi được AQIS yêu cầu, cơ quan này sẽ giúp tư vấn đề mặt chính sách đối với các vấn đê liên quan đến việc nhập khẩu nguyên liệu có khả năng phải kiểm dịch. Mặc dù AQIS là cơ quan cuối cùng có quyền đưa ra các quy định liên quan đến nhập khẩu thực phẩm (theo Luật Kiểm dịch năm 1908) nhưng cơ quan này thường phải dựa vào các thông tin, đề xuất do Cơ quan An toàn Sinh học Ôxtrâylia đưa ra. Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Ôxtrâylia (Department of Agriculture, Fisheries and Forestry) Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Ôxtrâylia là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ tăng cường lợi ích, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của ngành nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp nước này. Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Ôxtrâylia quản lý Cơ quan An toàn Sinh học Ôxtrâylia – có nhiệm vụ triển khai công tác đánh giá rủi ro đối với các đối tượng động thực vật nhập khẩu vào Ôxtrâylia và Cơ quan Kiểm dịch Ôxtrâylia – thực hiện công tác kiểm dịch dọc biên giới Ôxtrâylia. 1 : Các quy định về an toàn sinh học*Công ước đa dạng sinh học Nairobi và Nghị đinh thư CartagenaCông ước đa dạng sinh học được hoàn thiện tại Nairobi 5/1992 và đưa ra Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển (UNCED) xem xét, lí kết 5/6/1992, có hiệu lực từ 24/12/1993. Công ước là công cụ quốc tế chính thức được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học trong đó có an toàn sinh học. Công ước đề cập đến nhu cầu bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi tác động xấu của Công nghệ sinh học hiện đại nhưng cũng công nhận Công nghệ sinh học có nhiều tiềm năng phát triển cuộc sống con người trong đó có việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ con người.*Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học ( thông qua 29/01/2000 tại Montreal – Canada) đưa ra những quy định về việc vận chuyển xuyên biên giới, xử lí và sử dụng mọi sinh vật sồng biến đổi di truyền (LMO) có thể gây tác động bất lợi đối với bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, có quan tâm đến các rủi ro đối với sức khoẻ con người.II : Các quy định về an toàn sinh họcSinh vật biến đổi gen cần phải được quản lý từ giai đoạn nghiên cứu, khảo nghiệm đến lưu thông 2 : Quản lý an toàn sinh học đối với sinh học biến đổi gen ở VNKTNT - Công nghệ sinh học được coi là công nghệ trọng điểm của thế kỷ 21. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cần nhận thức được tiềm năng và rủi ro của công nghệ sinh học hiện đại cũng như tầm quan trọng của việc quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. 3 : Quy chế quản lí an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng Hiện nay Việt Nam đang hoàn thiện Luật An toàn sinh học Quốc hội thông qua. Bảng dự thảo “Quy chế quản lí An toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng” gồm 8 chương, 26 điều và 1 văn để trình bản kèm theo Quy chế An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm.Mục đích của Quy chế là đặt ra các yêu cầu có liên quan đến việc sử dụng các loài sinh vật đã biến đổi gen, các loài lạ hoặc sản phẩm của chúng trong sản xuất hoặc tiêu dùng nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường, tính đa dạng sinh học và sức khoẻ con người.Ứng dụng công nghệ sinh học trong thời gian qua đạt được những thành tựu to lớn và ngày càng có nhiều ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là phải xây dựng hành lang pháp lý để quản lý an toàn sinh học. Từ giữa những năm 1990, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/CP về phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010. Đặc biệt, ngày 19/1/2004, Việt Nam đã chính thức gia nhập Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học. Luật Đa dạng sinh học (có 4 điều quy định về quản lý an toàn sinh học) được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2008, là văn bản pháp lý cao nhất liên quan đến vấn đề quản lý an toàn sinh học.hiện nay, dù chúng ta đã xây dựng được một số phòng thí nghiệm có trang thiết bị tương đối đồng bộ nhưng việc nghiên cứu, sử dụng và quản lý ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Trước hết, vấn đề quản lý an toàn sinh học mới chỉ được đề cập một cách chưa toàn diện trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, Luật Đa dạng sinh học và một số văn bản dưới luật. Việc thực thi còn khó khăn hơn do chưa có hướng dẫn cụ thể. Do chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ ngành trong quản lý an toàn sinh học, đặc biệt trong quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho sinh vật biến đổi gen nên đến nay, chưa có sinh vật biến đổi gen nào được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học. Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen là lĩnh vực tương đối mới nên chúng ta vẫn đang trong giai đoạn kiện toàn thể chế, chính sách, pháp lý. “Để khắc phục vấn đề này, trong giai đoạn đầu cần có đầu tư cho việc xây dựng năng lực đối với các cơ quan được giao trách nhiệm quản lý. Quản lý an toàn sinh học cần phải được thực hiện ở nhiều giai đoạn như nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu và cần sự tham gia quản lý của các bộ ngành liên quan”, ông Vui khẳng định. Được biết, tháng 10 tới, dự thảo Nghị định của Chính phủ về Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sẽ được trình Chính phủ phê duyệt. Hy vọng, đây sẽ là bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam. 1 : Những lợi ích của cây trồng chuyển gen Tăng sản lượng.Giảm chi phí sản xuấtTăng lợi nhuận nông nghiệp.Cải thiện môi trường.Cải thiện một số đặc tính chất lượng của cây:+ Lúa gạo giàu vitamin A và sắt, khoai tây có hàm lượng tinh bột cao.+ Ra đời vacxin ăn được trong ngô, khoai tây và quả.+ Ra đời các loại dầu ăn tốt hơn của cải dầu, đậu tương, cà chua chín chậmIII : Hai mặt của cây chuyển gen trong ATSH:2 : Những rủi ro có thể có của cây chuyển genSản phẩm của gen là protein đã vô tình tạo ra những chất gây dị ứng cho người sử dụng.Có thể có sự phát tán những gen biến nạp trong cây trồng sang họ hàng hoang dại.Có thể diệt các sinh vật không cần diệt.Có thể tăng tính kháng thuốc của côn trùng do quen với chất độc do cây tiết ra.Nhiều vectơ chuyển gen có mang các gen chỉ thị là gen kháng kháng sinh.III : Hai mặt của cây chuyển gen trong ATSH:Từ nay đến năm 2015, ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng,nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) trong lãnh vực cây trồng nông- lâm nghiệp, vật nuôi và vi sinh vật, phát triển công nghiệp vi nhân giống trên phạm vi toàn quốc; sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật, vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, cải thiện độ phì đất trồng; nghiên cứu cơ bản công nghệ gen và công nghệ tế bào; nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, tế bào trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật mới, bảo tồn khai thác ứng dụng nguồn gen bản địa IV : Một số ứng dụng1 : Chăn nuôi gà an toàn sinh học Người nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ nếu để gia cầm mắc bệnh mà nguy hiểm nhất hiện nay là dịch cúm H5N1. Chính vì vậy, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn khuyến nông @ công nghệ “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” tại Hải Dương, thu hút sự quan tâm của hơn 160 nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân các tỉnh phía Bắc. Nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, đảm bảo có nước sạch thường xuyên. có một loạt các biện pháp thực hành nuôi gia cầm an toàn sinh học: Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ có một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau); Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn. Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa). Phòng bệnh bằng vắc xin. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi. Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết. Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại. Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài. Hướng dẫn cán bộ, công nhân của trại hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học. Mô hình nuôi gà ác công nghiệp theo hướng an toàn sinh học của chị Nguyễn Thị Tư, ngụ ấp Long Hòa, thị trấn Chợ Mới (Chợ Mới) đang là điểm đến của nhiều nhà hàng, quán ăn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Năm 1993, chị Nguyễn Thị Tư nuôi chim cút đẻ để lấy trứng. Trong một lần tình cờ tìm mua con cút giống ở Cần Thơ, chị nhìn thấy trong trang trại có để trứng gà ác vào ấp chung với đàn cút nên nghĩ: "Vì sao mình không nuôi thử ?". Vậy là chị quyết định mua vài chục con gà ác nhỏ về nuôi... Và chỉ sau 10 năm, trại gà ác của chị Tư đã tăng số lượng lên gần 11.000 con lớn nhỏ và có từ 4.500-5.000 trứng. Chị Tư nhớ lại: "Cũng vào thời điểm này, dịch cúm gia cầm bùng phát, đàn gà ác có hiện tượng bị chết nên cán bộ Thú y địa phương yêu cầu tiêu diệt. Lúc bấy giờ, cả trại gà coi như mất sạch, với tổng số vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng đã không cánh mà bay. Tuy nhiên, có một điều là tỉnh An Giang hỗ trợ cho các chủ chăn nuôi rất sớm. Nhờ vậy, tôi mới có vốn gầy đàn lại". Lần này, chị Tư quyết định nuôi sao cho có lợi nhưng phải thật an toàn. Theo đó, cùng với việc không ngừng học hỏi ở các trại nuôi gà ác chuyên nghiệp về phương pháp chăm sóc, ấp trứng nhân tạo, vệ sinh chuồng trại, tìm con giống tốt... chị Tư đã đăng ký về Trạm Thú y vắc-xin phòng bệnh H5N1, tiêm ngừa định kỳ 2 đợt/năm. Ngoài ra, chị còn tự phòng bệnh cho gà bằng một số loại vắc-xin khác như: Ngừa hô hấp, ngừa tả, chủng đậu... Chị nói: "Quy trình phải luôn được khép kín, tiêm ngừa đúng thời hạn, đúng tuổi và ngay cả khâu vệ sinh chuồng trại, sát trùng cũng phải luôn đảm bảo".Trại gà ác của chị Nguyễn Thị Tư nằm khuất trong con hẻm nhỏ. Ở đó, chị đã sử dụng hơn 3 phần diện tích nhà dành để nuôi gà ác. Ngay bên trong nhà, chị đặt một cái lò ấp trứng, có công suất ấp 4.500 trứng; ra phía sau chút nữa có đến vài chục cái lồng là nơi ở của gà con mới nở và gà thịt. Tất cả lồng đều được đóng bằng cây tre và bao bọc xung quanh bằng bạc ni-lông; phía trên mỗi lồng đều được treo một cái bóng đèn tròn vì theo chị Tư "gà ác phải luôn được giữ ấm". Sau cùng là gian trại gà bố mẹ được xây cất khá rộng rãi, với số lượng khoảng 500 con, mỗi ngày cho 200 trứng. Riêng gà ác thịt (từ 25-30 ngày tuổi) có hơn 2.500 con và gà ác con (từ 5-7 ngày tuổi) có gần 1.000. Tất cả đều được nuôi trong một quy trình khép kín, từ đẻ trứng đến ấp trứng nhân tạo, úm gà con và nuôi gà thịt, có chế độ kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại dưới sự giám sát của ngành chức năng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, đây là mô hình đầu tiên trong tỉnh nuôi gà ác quy mô công nghiệp đạt các tiêu chuẩn về an toàn sinh học. Gà ác nuôi rất mau lớn, khoảng 1 tháng 5 ngày hoặc 1 tháng 10 ngày là có thể xuất chuồng, với trọng lượng trung bình từ 200-250gr. Hiện nay, mỗi ngày chị Tư cho xuất chuồng trên 100 con gà thịt đến các nhà hàng, quán ăn trong toàn tỉnh và một số nơi ở tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, với giá 19.000 đồng/con; mỗi con thu lợi nhuận từ 1.500-2.000 đồng. Trong năm 2009, chị Tư dự định sẽ tăng đàn gà ác bố mẹ lên từ 1.000-1.500 con, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, chị cũng đã lập dự án trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang để được hỗ trợ vay vốn, mở rộng chăn nuôi thành trang trại quy mô rộng 3 ha. Không chỉ mở rộng chăn nuôi tại đây, chị còn dự tính đưa gà ác về Kiên Giang và ra đảo Phú Quốc để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước. IV : Ứng dụng2 : Chế phẩm sinh học WEHG: Phục vụ nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường Đứng trước các dịch bệnh do nguồn phân bón hoá học và các loại thuốc bảo vệ thực vật gây nên sự ô nhiễm, độc hại cho môi trường Công ty Cổ phần Thế giới Thông minh đã đầu tư, nghiên cứu và đưa ra sản phẩm phân sinh học WEHG (Worldwise Enterprises HeavenGreens). Sản phẩm 100% dược thảo thiên nhiên, không chỉ tăng năng suất cây trồng mà còn cải thiện cho đất tơi xốp, an toàn cho cuộc sống con người và môi trường tránh được các loại sâu bệnh mà không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Đây là loại chế phẩm nhằm điều tiết sự tăng trưởng cho cây trồng, ngăn ngừa các các loại sâu rầy, bọ hút, cào cào... bổ sung dinh dưỡng làm cho cây trổ hoa, bông nhiều, trái to, hạt chắc cho năng suất cao (Sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quyết định ban hành "danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam" theo QĐ số 102/2007/QĐ-BNN, ngày 11 tháng 12 năm 2007). Sản phẩm đạt huy chương vàng tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế năm 1995 tại Cần Thơ.Sản xuất nông nghiệp ngoài nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân việc cần phải duy trì độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ môi trường sinh thái an toàn sinh học là rất cần thiết. Xác định được điều đó, trong những năm qua, công ty đã mở rất nhiều hội thảo về cây lúa chống vàng lùn, lùn xoẵn lá, cây chè, cây đậu tương ở Hà Tây, cà phê ở Đăk Nông, Đăk Lăk, cây tiêu ở Bà Rịa Vũng Tàu, dưa hấu, cao su... nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất thực phẩm rau quả sạch, an toàn, bền vững. Ông Nguyễn Hữu Nam - Tổng Giám đốc Công ty Công ty CP Thế giới Thông minh cho biết: trên mặt đất, WEHG phát sinh ra một loại côn trùng cánh cam không gây hại gọi là Ladybug - được mệnh danh là thần bảo vệ mùa màng, chúng ăn những loại sâu rầy nhỏ li ti thường bám vào những đọt non hay nụ hoa làm cho cây không lớn và hoa, quả bị thui chột. Làm ngăn ngừa sâu rầy, bọ hút, cào cào, rệp sáp, nhện đỏ và các loại côn trùng có hại khác trên thân cây và lá phá hoại mùa màng. WEGH giúp điều tiết tăng trưởng, bổ xung dinh dưỡng, làm cho trái to, trổ bông nhiều, đậu quả cao, hạt nhiều, to, chắc... làm tăng khả năng nảy mầm của hạt giống, nảy mầm với tỷ lệ đồng đều cao. Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học WEGH còn có khả năng kháng sâu, bệnh, cỏ dại, không gây ngộ độc về thực phẩm và không ô nhiễm môi trường sống, không làm đất mất nước... Ông nhấn mạnh chi phí khi sử dụng chế phẩm WEGH tương đối hợp lý: 01 ha (10.000m2) có giá từ 700.000 đồng - 900.000 đồng.Đây là chương trình nhằm thiết lập một mô hình canh tác nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững trong tình hình hiện đang khó khăn về đầu ra cho nông sản, nhất là lúa, rau sạch, cây ăn quả mà chi phí đầu vào tăng cao, việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp của người nông dân còn nhiều. Mô hình sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo nên những sản phẩm nông sản sạch cung cấp cho người tiêu dùng.Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Nội (Hà Tây cũ) đã phối hợp với Công ty CP Thế giới thông minh tổ chức xây dựng trên 14 mô hình sử dụng phân bón sinh học WEHG cho 83 ha các loại cây lúa, rau, củ, quả tại 9 hợp tác xã nông nghiệp, 5 xã của 6 huyện, thành phố: Ba Vì, Thanh Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hoài Đức, Hà Đông nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất các loại nông sản sạch, hướng tới nền sản xuất hàng hoá. Ngoài ra các huyện Ba Vì, Hoài Đức còn tự tổ chức mở rộng diện tích bón phân WEHG cho gần 200 ha cây các loại. Trong đó đã trình diễn thành công qua 3 vụ trên diện tích 17 ha lúa, 7 ha cây đậu tương, 2 ha cây chè, hoa cây cảnh 1 ha và 56 ha cây rau các loại. Sau khi triển khai các mô hình trình diễn cho thấy phân bón sinh học WEHG phù hợp với các loại cây trồng, đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm sâu bệnh, tăng độ màu mỡ trong đất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.Khi có giả thuyết và sự cân nhắc về mối đe dọa từ chiến tranh sinh học hiện đại (sử dụng các robot sinh học hay vi khuẩn nhân tạo...) thì các cảnh báo an toàn sinh học đang có sẽ không còn đủ khả năng hạn chế nữa. Khi đó an ninh sinh học sẽ phải được đặt ra và mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhiều. Chúng ta hy vọng con người sẽ biết dừng đúng lúc để bảo vệ chính mình! V : Kết luậnVI : Tài liệu tham khảo : 1 : Giáo an viloet2 : Google.com.vn3 : Sưu tập những tài liệu liên quan4 : Thảo luận nhóm VII : Thảo luận giữa nhóm và các bạn cùng cô giáo

File đính kèm:

  • pptATSH_trong_nong_nghiep.ppt
Bài giảng liên quan