Đề tài Bài tuyên truyền về “Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở Trường Mầm non"
Hàng năm nhà trường đã phối hợp với trạm y tế phường khám sức khỏe và cân đo theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên VSATTP phối hợp tốt với cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối kết hợp tốt tới trạm y tế trong công việc chăm sóc sức khỏe, quản lý tiêm chủng, phòng dịch bệnh cho trẻ và thường xuyên kiểm tra khâu VSATTP của nhà trường. Hàng năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm, theo dõi, kiểm tra và phân loại sức khỏe của trẻ, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để có chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp. Những trẻ có biểu hiện béo phì< suy dinh dưỡng cần kiểm tra, cân đo hàng tháng để chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm. Giáo viên được khám sức khỏe 2 lần/ năm. Nhân viên nuôi dưỡng được khám sức khỏe, xét nghiêm máu, xét nghiệm .đúng theo qui định
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ “PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON” “Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non” “Dinh dưỡng” luôn luôn là một vấn đề nóng hổi và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Bởi dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới sự sống còn, tới sức khoẻ của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ em, dinh dưỡng còn là quá trình, hình thành nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Dinh dưỡng tốt giúp cho cơ thể phát triển đầy đủ ,khoẻ mạnh khiến trẻ tích cực vận động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển của trí não giúp trẻ thông minh, linh hoạt, tự tin vào bản thân từ đó trẻ được phát triển toàn diện, sau này trẻ sẽ làm chủ được tương lai, xây dựng được đất nước tốt đẹp, mạnh giàu hơn. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng ta đang nỗ lực phấn đấu “Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”. Sở dĩ nói như vậy bởi vì những ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn cực kỳ quan trọng mà mọi đứa trẻ có quyền đón nhận. Từ nhận thức “Sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nuôi dậy trẻ là yêu cầu rất lớn.Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường Mầm non không ngừng phát triển để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc. Dinh dưỡng” luôn luôn là một vấn đề nóng hổi và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Bởi dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới sự sống còn, tới sức khoẻ của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ em, dinh dưỡng còn là quá trình, hình thành nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Dinh dưỡng tốt giúp cho cơ thể phát triển đầy đủ, khoẻ mạnh khiến trẻ tích cực vận động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển của trí não giúp trẻ thông minh, linh hoạt, tự tin vào bản thân từ đó trẻ được phát triển toàn diện, sau này trẻ sẽ làm chủ được tương lai, xây dựng được đất nước tốt đẹp, mạnh giàu hơn. Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được nhà trường quan tâm hàng đầu khi trẻ ăn bán trú tại trường. Cho nên việc xây dựng thưc đơn hợp lý, đối với những nơi trẻ SDD tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị. Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng. Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng , trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng : Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung, luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường Mầm non Sơn Tiến hàng năm đã tổ chức cho 100% các nhóm, lớp được ăn bán trú tại trường. Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú luôn nghiên cứu xây dựng thực đơn ăn cho trẻ đa dạng phong phú, thay đổi theo tuần, theo tháng và thay đổi theo mùa Nhà trường đã đăng ký cho 100% Cô nuôi tham gia tập huấn VSATTP và có 100% cô nuôi đã có “giấy xác nhận kiến thức về ATTP”. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên hiểu và nắm được công tác phòng chống suy dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường mầm non. Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi... Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công nhận đạt bếp vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ: bát, thìa, ly được kiểm tra đạt yêu cầu theo đúng quy định. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc. Đối với trẻ hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. Biết ăn đủ chất, ăn chín uống sôi, nói không với các loại thức ăn, đồ uống có hại cho sức khỏe. Biết cách vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Hàng năm nhà trường đã phối hợp với trạm y tế phường khám sức khỏe và cân đo theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên VSATTP phối hợp tốt với cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối kết hợp tốt tới trạm y tế trong công việc chăm sóc sức khỏe, quản lý tiêm chủng, phòng dịch bệnh cho trẻ và thường xuyên kiểm tra khâu VSATTP của nhà trường. Hàng năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm, theo dõi, kiểm tra và phân loại sức khỏe của trẻ, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để có chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp. Những trẻ có biểu hiện béo phì< suy dinh dưỡng cần kiểm tra, cân đo hàng tháng để chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm. Giáo viên được khám sức khỏe 2 lần/ năm. Nhân viên nuôi dưỡng được khám sức khỏe, xét nghiêm máu, xét nghiệm ....đúng theo qui định Là một giáo viên phụ trách lớp có cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi, tôi rất băn khoăn, trăn trở. Tôi đã dành nhiều thời gian cho các cháu từ bữa ăn, giấc ngủ. Đến bữa ăn tôi đã sắp xếp cho những trẻ đó ngồi thành một nhóm để tiện chăm bón trẻ hơn, tôi phải động viên khuyến khích trẻ giúp trẻ ăn hết suất cơm của mình, phải bón từng miếng cho trẻ ( đối với những trẻ quá biếng ăn). Tôi phải phối hợp với phụ huynh, tuyên truyền với phụ huynh nên mưa thêm sữa phát triễn chiều cao và cân nặng đề cho trẻ uống thêm ở nhà. Tăng cường cho trẻ tập các bài tập vận động nhằm phát triễn thể lực cho trẻ..... Đây là bài học giúp giáo viên mầm non có một kiến thức cơ bản về mọi mặt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường lớp mầm non, đặc biệt là cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường lớp mầm non. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu cũng như qua các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ .... nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã hội ngày càng phát triển trong đó có Giáo dục mầm non.
File đính kèm:
- bai_tuyen_truyen_ve_phong_chong_suy_dinh_duong_cho_tre_o_tru.docx