Đề tài Biên soạn bài thể dục tay không ở tiểu học

Nhịp 3: 2 tay và chân đưa về tư thế nhịp 1

- Nhịp 4: Chân trái thu về sát chân phải, đồng thời 2 tay hạ xuống như tư thế chuẩn bị.

- Nhịp 5,6,7,8 : Giống nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân.

2. Phần minh họa 2 bài thể dục :

2.1. Bài thể dục số 1 : Trong sách dạy thể dục lớp 5 của nhà xuất bản giáo dục năm 2006.

1. Động tác Vươn thở:

 

doc20 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 8495 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Biên soạn bài thể dục tay không ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
..........................................:4
I. NỘI DUNG:..............................................................................................:4
1. Nội dung:....................................................................................................:4
2. Nhận xét :...................................................................................................:4 
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT:...........................................................:5
1. Phần biên soạn động tác bổ xung : ........................................................:6
2. Phần minh họa 2 bài thể dục : ...............................................................:6 
3. Nhận xét : .................................................................................................:12
4. Biện pháp tiến hành : ..............................................................................:12
III. KẾT QỦA:..............................................................................................:13
C. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ :..............................................................:14
I. Kết luận:....................................................................................................:14
II. Kiến nghị : ...............................................................................................:15
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
 1. Cơ sở lý luận :
 Đất nước ta đang thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đổi mới về mọi mặt như : kinh tế, văn hoá, xã hội  trong đó giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu đó thì chủ nhân tương lai của đất nước phải được phát triển toàn diện về : Đức, trí, thể, mĩ. Qua việc nắm bắt được các kiến thức ban đầu để từ đó hình thành về kĩ năng cần thiết của cuộc sống, hành động đúng cho bản thân.
 Trong Trường tiểu học môn Thể Dục rất quan trọng đối với đời sống học sinh bởi nó đem lại cho các em những kĩ năng trong vận động, cần thiết trong hoạt động hàng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em góp phần hình thành tính nhan nhẹ, thông minh, tình cảm thói quen đạo đức tốt đẹp của con người.
1. Cơ sở thực tế:
 Quá trình dạy học của người giáo viên là một quá trình tư duy sáng tạo, là kĩ sư của tâm hồn và còn là một nhà nghệ thuật. Việc dạy học này luôn phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự tìm tòi sáng tạo, cải tạo phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, mỗi môn học đều góp phần vào hình thành phát triển nhân cách, cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết .
 Phân môn Thể Dục ở tiểu học có nhiệm vụ rất qua trọng là rèn luyện kĩ năng, kĩ sảo cho học sinh. Thế nhưng đa số các em học sinh lớp 5 đều rất sợ phân môn này. Vì tập như thế nào cho đúng ? Ngay cả giáo viên không tự tin lắm khi dạy môn này so với các phân môn khác. Do đó khi đứng lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn kĩ năng của môn thể dục cho các em lớp tôi phụ trách.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 tôi luôn trăn trở và băn khoăn. Làm thế nào để giúp các em đạt được mục tiêu đã đề ra. Bản thân tôi luôn luôn tìm tòi để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng của học sinh của lớp mình. Đây là lý do tôi chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này. Sau đây tôi xin trình bày kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết lại trong thời gian qua.
II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. MỤC TIÊU:
 Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giầu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
2.1. Nội Dung:
	Bởi vậy, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc mục đích nhiệm vụ yêu cầu của giáo dục thể dục ở trường tiểu học để có những bài tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh. 
Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông.
	Đặc thù của môn thể dục ở trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được, hiểu được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em.
	Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm : Đội hình đội ngũ; bài thể dục phát triển chung; các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản; các trò chơi vận động. 
Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng "xoáy chôn ốc", có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc rèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho các em những kỹ năng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này.
2.2. Thời gian nghiên cứu :
Trong năm học từ: 1/11/2010 - 31/5/212
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊM CỨU:
Học sinh lớp 5 trường tiểu học Mậu Duệ - Yên Minh - Hà Giang.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊM CỨU:
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ bàn về phần biên soạn bài thể dục tay không ở tiểu học; cụ thể là bài thể dục phát triển chung lớp 5.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU:
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng môt sô phương pháp sau:
- phương pháp thu thập tài liệu thông tin.
- phương pháp phân tích va sử dụng tài liệu.
- phương pháp điều tra thực tế,trải nghiệm.
- phương pháp kiểm tra đánh gia.
VI : CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
A. MỞ ĐẦU:.......................................................................................................:1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:...........1
II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..........................................:2
1.MỤC TIÊU:..............................................................................................:2
2.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.......................................................................:2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊM CỨU:..............................................................:3
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊM CỨU:................................................................:3
V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU:..........................................................:3
VI : CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:..................................................................:3
B. NỘI DUNG:.............................................................................................:4
I. NỘI DUNG:..............................................................................................:4
1. Nội dung:..................................................................................................:4
2. Nhận xét :..................................................................................................:4 
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT:...........................................................:5
1. Phần biên soạn động tác bổ xung : .......................................................:6
2. Phần minh họa 2 bài thể dục : ................................................................:6 
3. Nhận xét : ..............................................................................................:12
4. Biện pháp tiến hành : ............................................................................:12
III. KẾT QỦA:............................................................................................:13
C. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ :.............................................................:14
I. Kết luận:...................................................................................................:14
II. Kiến nghị : .............................................................................................:15
B. NỘI DUNG:
I. NỘI DUNG:
1. Nội dung:
 Bài thể dục phát triển chung in trong tài liệu giảng dạy thể dục lớp 5 nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2006 do tác giả Trần Đồng Lâm chủ biên; gồm 8 động tác : 
	1- Động tác :	Vươn thở
	2- Động tác : 	Tay 
	3- Động tác : 	Chân 
	4- Động tác :	Vặn mình	
	5- Động tác :	Toàn thân 	
	6- Động tác : Thăng bằng 
	7- Động tác : 	Nhảy 
	8- Động tác : 	Điều hoà.
2. Nhận xét : 
2.1. Ưu điểm :
	Bài thể dục lớp 5 đã được "mềm hoá" có thể cầm cờ và hoa, đây là một đạo cụ đơn giản phù hợp với lứa tuổi các em, một yếu tố gây hứng thú cho các em khi học bài thể dục.
2.2. Mặt hạn chế : 
	- Thứ tự động tác không theo trình tự, theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và không phù hợp với tính chất vận động của các nhóm cơ của các em ở lứa tuổi phổ thông này.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT:
	Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế trên; theo quan điểm của tôi sẽ thay đổi bổ sung và sắp xếp lại thứ tự một số động tác cho phù hợp, cụ thể là : 
+ Bỏ tên động tác Toàn thân : 
Bởi vì động tác này khi thực hiện chỉ có tác dụng mạnh khớp lưng - bụng có tác dụng ít đến nhóm cơ vai, lườn, ngực cánh tay v.v.., nó không đặc trưng cho việc tác động chủ yếu đến các nhóm cơ cụ thể nào.
+ Bỏ đi động tác Điều hoà:
Vì khi thực hiện động tác này tính chất giống động tác thả lỏng phần chi trên; mang tính hồi tĩnh tích cực nhóm cơ cổ tay, cánh tay, cơ vai, chứ không mang tính hồi tĩnh thả lỏng toàn thân, như ý nghĩa tên gọi của động tác
+ Bổ xung tên động tác "Phối hợp" thay cho tên "Toàn thân" : 
Vì động tác Toàn thân khi tập có tác dụng nhóm cơ Lưng và Bụng nhiều hơn; kết hợp khi gập thân kéo theo nhóm cơ đùi ,cơ tay vai cơ ngực tham gia; tác dụng giúp cho cơ lưng, ngực cơ bụng và cơ đùi phát triển linh hoạt dẻo dai, khắc phục một số nhược điểm như lệch vai, gù lưng v.v...
+ Bổ xung động tác Điều hoà của lớp 4 :
Vì động tác Điều hoà của lớp 4, khi thực hiện động tác, mang tính tác động đến nhiều bộ phân trên cơ thẻ, dễ phối hợp khi hít thở phối hợp với các tư thế thực hiện động tác.
Sau đây, tôi sắp xếp lại thứ tự, thay tên động tác của bài thể dục như sau : 
	- Động tác thứ nhất :	Vươn thở 
	- Động tác thứ hai :	Tay 
	- Động tác thứ ba : 	Vặn mình 
 - Động tác thứ Tư: Chân
	- Động tác thứ năm : 	Phối hợp ( đổi lại tên từ động tác Toàn thân ) 
 - Động tác thứ Sáu: Thăng bằng
	- Động tác: Nhảy
	- Động tác thứ tám : 	Điều hòa ( đổi từ động tác Điều hoà của lớp 4 ) 
Và thay vào 1 động tác mới ( như đã nêu ở trên ) để các em dễ tiếp thu bài và tác dụng toàn diện hơn đến sự phát triển cơ thể của các em.
1. Phần biên soạn động tác bổ xung : 
 - Động tác Điều hoà ( động tác Điều hoà của bài TD lớp 4 ).
- Nhịp 1: 	Từ tư thế chuẩn bị, đưa chân trái chếch sang trái (thả lỏng chân và mũi bàn chân ruỗi thẳng không chạm đất), đồng thời 2 tay dang ngang, bàn tay sấp, thả lỏng cổ tay ( từ từ hít sâu theo chu trình thực hiện động tác). 	
- Nhịp 2: 	Hạ bàn chân trái xuống thành tư thế đứng 2 chân rộng bằng vai, đồng thời gập thân sâu và thả lỏng (từ từ thở ra theo chu trình động tác)
- Nhịp 3:	2 tay và chân đưa về tư thế nhịp 1 
- Nhịp 4: 	Chân trái thu về sát chân phải, đồng thời 2 tay hạ xuống như tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 5,6,7,8 : Giống nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân.
2. Phần minh họa 2 bài thể dục : 
2.1. Bài thể dục số 1 : Trong sách dạy thể dục lớp 5 của nhà xuất bản giáo dục năm 2006.
1. Động tác Vươn thở:
2. Động tác Tay:
3. Động tác Chân:
4. Động tác Vặn Mình:
5. Động tác Toàn thân:
6. Động tác Thăng Bằng:
7. Động tác Nhảy:
8. Động tác Điều Hoà:
2.2. Bài thể dục số 2 : Đã được biên soạn lại:
1. Động tác Vươn Thở:
2. Động tác Tay:
3. Động tác Vặn Mình:
4. Động tác Chân:
5. Động tác Phối hợp:
6. Động tác Thăng Bằng:
7. Động tác Nhảy:
8. Động tác Điều Hoà:
So sánh giữa các bài thể dục in trong tài liệu giảng dạy Thể Dục lớp 5 của nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2006 và bài Thể Dục sau thay đổi bổ xung : 
TT
Bài thể dục số 1
TT
Bài thể dục số 2
1
Động tác : Vươn thở
1
Động tác : Vươn thở
2
Động tác : Tay
2
Động tác : Tay 
3
Động tác : Chân 
3
Động tác : Vặn mình
4
Động tác : Vặn mình
4
Động tác : Chân 
5
Động tác : Toàn thân 
5
Động tác : Phối hợp 
6
Động tác : Thăng bằng 
6
Động tác : Thăng bằng 
7
Động tác : Nhảy 
7
Động tác : Nhảy 
8
Động tác : Điều hoà
8
Động tác : Điều hòa 
3. Nhận xét : 
	Qua so sánh hai bài thể dục trên, tôi thấy sau khi sửa đổi, bổ xung và sắp xếp lại thứ tự động tác,Tôi thấy bài số 2 phù hợp hơn; bài Thể Dục sắp xếp theo nguyên tắc từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, tên động tác dễ nhớ và vẫn mang đúng và đầy đủ tính chất động tác.
4. Biện pháp tiến hành : 
	Cho 2 lớp học sinh khối 5 trường tiểu học Mậu Duệ.
4.1. Cho học sinh của 2 lớp trên thực hiện tập luyện bài thể dục số 2 ở giai đoạn 1 (Học kỳ I), bài thể dục số 1 . giai đoạn 2 (ở học kỳ II) của năm học 2010 - 2011.
4.2. Điều tra bằng phát vấn học sinh cho 2 lớp, với nội dung câu hỏi và qua việc đánh giá kết quả kiểm tra bằng câu hỏi chắc nhiệm. thì phần lớn các em thực hiện hoàn thành tôt.
	Tổng kết quá trình học tập môn thể dục trong năm học 2010 - 2011; lần lượt các câu hỏi chắc nhiệm đã được đặt ra để điều tra.
	- Câu 1 : Em thích tập với bài thể dục nào ? 
Lớp 
Bài TD số 1
Bài TD số 2
5A
0
21
5B
2
20
- Câu 2 : Vì sao em thích bài số 2 ?
Lớp 
Dễ thực hiện 
Khó thực hiện 
5A
20
1
5B
20
2
- Khả năng nhớ chính xác tên và thứ tự động tác 
Lớp 
Bài TD số 1
Bài TD số 2
5A
19
21
5B
17
22
- Như kết quả kiểm tra đánh giá năm học 2010 - 2011:
Lớp 
Bài TD số 1
Bài TD số 2
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa h. thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa h. thành
5A
17
4
0
20
1
0
5B
1
21
0
4
18
0
III. KẾT QỦA:
	Qua việc điều tra bằng phát vấn học sinh và kết quả kiểm tra hai bài Thể Dục trên ở 2 giai đoạn; bài Thể Dục số 2 dạy trước, ở thời điểm xa hơn, bài Thể Dục số 1 mới dạy.
	Song phần lớn các em nhớ bài số 2 hơn, nhớ thứ tự và tên động tác chính xác, học sinh tỏ ra hứng thú với việc luyện tập bài Thể Dục này trong giờ chính khóa và đồng diễn. Nhất là việc vận dụng vào thể dục vệ sinh buổi sáng; nhiều em đã phát biểu cảm tưởng :"em rất thích thú, bởi vì trình tự động tác hợp lý, tên động tác dễ nhớ, phù hợp với tính chất động tác êm dịu mềm mại nó khó nhớ như bài thể dục số 1, mặc dù mới học ở kỳ II của năm học 2010 - 2011".
	Đặc biệt, trong giai đoạn ôn luyện chuẩn bị thi kết thúc môn thể dục; tôi đã tiến hành cho ôn thi đồng thời 2 bài thể dục trên, thì phần lớn các em thích bài số 2. Qua kiểm tra thử cả 2 bài thể dục thì phần lớn các em giành nhiều thành tích cao ở bài thể dục số 2, và nhớ chính xác tên và thứ tự động tác của bài số 2 hơn bài số 1; các em đã kiến nghị xin được thi học kỳ bằng bài Thể Dục số 2.
	Sau khi kiểm tra bài Thể Dục số 2 năm học 2010 - 2011, kết quả được đánh giá như sau : 
Lớp 
Hoàn thành tốt
Đạt % 
5A
20/21 em
95,24%
5B
4/22 em 
18,19%
C. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ :
I. Kết luận:	
Giờ học Thể Dục ở học sinh phổ thông cũng như giờ học của những môn học khác, mục tiêu và nhiệm vụ trang bị kiến thức cho học sinh là vô cùng cần thiết. 
Nhưng với môn Thể Dục ở trường tiểu học, nó còn có đặc thù riêng; mục tiêu kiến thức không phải là mục tiêu quan trọng nhất, mà mục tiêu sức khỏe học sinh mới là đích để chúng ta cần đến. So với những môn học khác, chỉ cần trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng, để các em biến cái đó thành những cái của bản thân, để sử dụng trong học tập và đời sống.
	Còn môn Thể Dục ở trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được, hiểu được, thành kỹ năng hoạt động vận động trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em, mới thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ yêu cầu của các môn học khác.
II. Kiến nghị : 
	- Bài Thể Dục phát triển chung lớp 5 nói riêng và các bài Thể Dục phát triển chung của các Khối lớp nói chung trong trường tiểu học, cần có sự lựa chọn đánh giá một cách đúng mức , cho phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mọi nhiệm vụ yêu cầu trong công tác giảng dạy môn Thể Dục.
	- Từ năm 2010- 2011 bài thể dục trên được chính thức đưa vào giảng dạy cho học sinh khối lớp 5 tại trường Mậu Duệ, thay bài Thể Dục biên soạn trong tài liệu nhà XBGD năm 2006.
	- Bằng kinh nghiệm của tôi trong năm học qua giảng dạy trong phạm vi trường tiểu học Mậu Duệ; sự vận dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy, cũng như sự được " mềm hoá'' nội dung giảng dạy. Tôi đã mạo muội sửa đổi nội dung phần bài Thể Dục phát triển chung lớp 5, để áp dụng vào chương trình giảng dạy của mình.
 Nếu có gì sơ xuất, mong các đồng chí , các đồng nghiệp chân thành giúp đỡ và chỉ bảo .
 Tôi Xin trân trọng cảm ơn !
Mậu Duệ, ngày 17 tháng 11 năm 2011
Người viết
Nguyễn Hồng Thái
PGDV ĐT HUYỆN YÊN MINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC MẬU DUỆ A
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Thẩm định đề tài, SKKN của cán bộ giáo viên
1. Tên đề tài,SKKN :
CẢI TIẾN NỘI DUNG BÀI DẠY THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG LỚP 5 BẬC TIỂU HỌC 
2. Người thực hiện đề tài, SKKN:
Họ và tên: Nguyễn Hồng Thái .
Chức vụ: Giáo viên
3. Người thẩm định đề tài, SKKN:
Họ và tên:......................................................................................................................................
Chức vụ: .......................................................................................................................................
4. Nội dung thẩm định đề tài, SKKN:
4.1. Nội dung, bố cục, tính khoa học, mức độ chính xacscuar đề tài SKKN:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
a.Tính mới:....................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Tính hiệu quả:...........................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c. tính khoa học:............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d. Tính ứng dụng thực tiến:...........................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSáng Kiên kinh ngiệm td lớp 5.doc