Đề tài Giải dạng toán chứng minh hai tam giác bằng nhau bằng phương pháp phân tích đi lên

1.1 Kiến thức:

 HS hieåu :

 HĐ 1: Củng cố và khắc sâu kiến thức về trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.

 HĐ 2: Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau dựa vào các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

1.2 Kĩ năng:

 Hs thực hiện được kĩ năng vẽ hình, ghi GT-KL, phân tích bài toán (Chủ yếu bằng phương pháp phân tích đi lên), trình bày chứng minh.

 Hs thực hiện thành thạo biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.

1.3 Thái độ:

 Thói quen: Có khả năng quan sát, có tư duy phân tích, tích cực học tập, có ý thức liên hệ thực tế.

 Tính cách: Tính cẩn thận, tự giác học tập

 

doc45 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 11507 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải dạng toán chứng minh hai tam giác bằng nhau bằng phương pháp phân tích đi lên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
c A
Nếu các em trả lời như trên thì đề bài cho CB = CA; BD = AD để làm gì ?
GV: Chứng minh hình học là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận, còn trả lời xuông như các em là hoàn toàn thiếu căn cứ không thể được.
* * Giáo viên hướng dẫn phân tích:
GV: Dự đoán của các em là chính xác, nhưng khi giải một bài toán hình học, em không thể chỉ trả lời xuông như thế là đúng, mà em phải tìm cách phân tích sao cho được góc B bằng với góc A
? Dựa vào đâu chứng minh cho được góc B bằng với góc A
(Có thể có nhiều em không nêu được)
GV: Gợi ý tiếp
? Góc B là một góc của tam giác nào, góc A là một góc của tam giác nào?
HS: Góc B là một góc của tam giác BCD
 Góc A là một góc của tam giác ACD
? Em có nhận xét gì về hai tam giác nêu trên
HS: Nhìn hình em thấy: tam giác BCD bằng với tam giác ACD
? Gỉa sử như hai tam giác này bằng nhau rồi thì chúng ta có các yếu tố nào bằng nhau.
HS: Có các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau (góc B bằng với góc A)
? Đề bài có cho hai tam giác này bằng nhau chưa
HS: Đề bài chưa cho hai tam giác này bằng nhau.
? Vậy vấn đề phải giải quyết trước tiên là gì?
HS: Phải chứng minh bằng với 
 GV: Hình thành sơ đồ:
CD cạnh chung
BD = AD(?)
CB = CA(?)
Xét và 
HS: Tự trình bày lại bài giải.
GV: Kiểm tra hoàn chỉnh
Bài giải
Xét và , ta có:
CD cạnh chung
BD = AD(gt)
CB = CA(gt)
Vậy 
 (hai góc tương ứng)
Mà nên 
GV: Chốt lại
 Khi gặp dạng toán tính góc, các em phải xác định góc cần tính số đo có quan hệ gì với góc đã biết, từ đó dựa vào định nghĩa hai tam giác bằng nhau để tính góc cần tìm.
 Điều đó cũng đồng nghĩa với việc: Để chứng minh hai góc bằng nhau, ta chứng minh hai góc đó là hai góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau
* Đối với ví dụ trên, HS chỉ nhìn sơ qua hình vẽ, vội vàng kết luận góc B bằng 1200 , chứ không lập luận theo đúng với giả thiết của bài toán. Do đó, để giúp HS biết cách tìm lời giải một bài tập GV nên dạy theo trình tự sau:
 1. Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
 Đọc đề bài, xác định giả thiết, kết luận, vẽ hình.
 2. Bước 2: Xây dựng chương trình giải: 
 Tức l chỉ rõ các bước cần tiến hành theo một trình tự thích hợp. (Chú trọng phương pháp phân tích đi lên)
 3. Bước 3: Thực hiện chương trình giải:
 Trình bày làm theo các bước đã được chỉ ra. (Chú ý sai lầm thường gặp trong tính toán, trong biến đổi, …)
 4. Bước 4: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải.
 Rút ra bài học kinh nghiệm sau dạng toán (nếu có) 
Không những chỉ bài tập mới có thể hướng dẫn học sinh bằng phương pháp đó, mà trong một số trường hợp khi chứng minh định lí cũng có thể áp dụng được. Chẳng hạn:
Ví dụ 2:
 Khi chứng minh định lí : “Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông của hai tam giác vuông” (Hình học 7 tiết 40)
Định lí : Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau .
GV: Hướng dẫn
 + Vẽ hình – Ghi kí hiệu đầy đủ trên hình
 + Ghi GT-KL 
 GT , 
 AÂ = DÂ =90o 
 BC= EF, AC=DF 
 KL D ABC = D DEF
 GV: Nếu 2 tam giác vuông có cạnh huyền và cạnh góc vuông bằng nhau thì ta có kết luận bằng nhau không? Ta chứng minh cho trường hợp này.
 GV: Từ những điều kiện bằng nhau của GT ta có thể kết luận 2 tam giác bằng nhau chưa? Vì sao ?
 HS: Chưa thể kết luận được hai tam giác bằng nhau
GV: Ta có thể tìm thêm điều kiện nào nữa ?
HS: Phải chứng minh ( hoặc hoặc AB = DE)
GV: Ta sẽ chứng minh AB = DE và GV gợi ý đặt BC = EF = a, AC = DF = b
GV: Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ABC ta được điều gì?
HS: BC2 =AB2 + AC2 
GV: Tính AB2 như thế nào ?
HS: AB2= BC2 –AC2 = a2-b2 
GV: Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông DEF ta được điều gì?
HS: DE2 = FE2 - DF2 = a2-b2
GV: Phân tích hướng chứng minh theo sơ đồ sau:
BC = EF (gt)
AC = DF (gt)
AB = DE ( chứng minh trên )
Xét và :
AB = DE (?)
 Định lí pytago và giả thiết
Chứng minh:
Đặt: BC = EF = a
AC = DF = b
Xét D ABC vuông tại A có:
BC2 = AB2 + AC2 (ĐL Pytago)
AB2 = BC2 –AC2 = a2-b2 (1)
Xét D DEF vuông tại D có:
EF2 = DE2 + DF2 (ĐL Pytago)
DE2 = FE2 - DF2 = a2-b2 (2)
Từ (1), (2) => AB2 = DE2 => AB = DE
Xét D ABC và D DEF . Ta có
BC = EF (GT)
AC = DF (GT)
AB = DE (Chứng minh trên)
Do đó: D ABC = D DEF (c-c-c)
** Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn học sinh tôi vận dụng linh hoạt phương pháp chứ không lạm dụng.
Trong phần phụ lục đề tài này, tôi trích tiến trình của hai tiết là tiết 27 và tiết 43 thuộc chương 2 : Tam giác, Hình học 7 mà tôi đã áp dụng phương pháp nêu trên.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
 - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 30 phút sau khi học xong 20 tiết 
( là tiết bài thứ 2: Hai tam giác bằng nhau ,chương II: Tam Giác), với thang điểm 10 điểm; Chỉ dành riêng cho hai nhóm được chọn. 
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 30 phút sau khi học xong 43 tiết 
( là tiết luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác, chương II: Tam Giác), với thang điểm 10 điểm; Chỉ dành riêng cho hai nhóm được chọn.
 - Tiến hành kiểm tra và chấm bài ngay sau khi hoàn thành (nội dung đề kiểm tra và đáp án trình bày ở phần phụ lục )
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Trình bày kết quả :
	Mô tả dữ liệu :
	Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng .
 Nhóm thực nghiệm: 
Công thức
Giá trị nhóm thực nghiệm
Mốt
=MODE(G4:G13)
8
Trung vị 
=MEDIAN(G4:G13)
8,25
Điểm trung bình
=AVERAGE(G4:G13)
8,3
Độ lệch chuẩn 
=STDEV(G4:G13)
1,18
	Nhóm đối chứng :
Công thức
Giá trị nhóm đối chứng
Mốt
=MODE(G4:G13)
8
Trung vị 
=MEDIAN(G4:G13)
7
Điểm trung bình
=AVERAGE(G4:G13)
7,2
Độ lệch chuẩn 
=STDEV(G4:G13)
1,21
 2. Phân tích dữ liệu:
Phép kiểm chứng T-test độc lập so sánh các giá trị trung bình các bài kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
	So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 
Thực nghiệm 
Đối chứng 
Điểm trung bình
8,3
7,2
Độ lệch chuẩn 
1,18
1,21
Giá trị p của T-test 
0,03
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn ( SMD)
0,91
	Bảng thống kê ở trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước khi tác động là tương đương. Sau tác động phép kiểm chứng T-test độc lập cho kết quả p = 0,03 < 0,05, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động .
	Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy giải bài toán chứng minh hình học thông qua phương pháp phân tích đi lên dẫn đến kết quả giải toán chứng minh hình học của nhóm thực nghiệm là lớn .
Giả thuyết nghiên cứu :
 Hướng dẫn giải toán thông qua phân tích đi lên trong dạng toán chứng minh hai tam giác bằng nhau sẽ nâng cao kết quả học hình học cho học sinh lớp 7 Trường THCS Tân Đông, đã được kiểm chứng.
Trước TĐ
Sau TĐ
Biểu đồ so sánh điểm trung bình của hai nhóm ở hai lớp 7a1 và 7a2 trước và sau tác động
3. Bàn luận :
 Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,3 
 Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng có điểm trung bình 
là 7,2
 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,1
 Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng .
 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) ở hai bài kiểm tra của hai nhóm là SMD = 0,91 . Điều này có mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn .
 Phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0,03 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động .
Hạn chế :
 - Phương pháp phân tích đi lên thường mất nhiều thời gian, nên trong quá trình hướng dẫn học sinh giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp chứ không lạm dụng phương pháp.
* GV phải:
 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lý kèm theo sơ đồ để có thể từng bước hướng dẫn HS biết thực hiện phân tích.
 - Từng bước hướng dẫn HS làm quen dần cách phân tích và từ từ cho HS áp dụng phương pháp này khi học ở lớp 7, đồng thời hướng dẫn thao tác tổng hợp để trình bày lại bài giảng.
 - Sử dụng thường xuyên linh hoạt phương pháp này thì HS mới hiểu và có thói quen sử dụng.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận : 
 Hướng dẫn giải toán bằng phương pháp phân tích đi lên trong dạng toán chứng minh hai tam giác bằng nhau đã nâng cao kết quả giải toán chứng minh hình học của học sinh . Cụ thể như sau :
 + Học sinh chuyển biến dần từ học tập thụ động sang chủ động. Cơ bản, rèn luyện ở học sinh có được kỹ năng, thói quen tự phân tích tìm hướng giải
 cho bài toán bằng phương pháp phân tích đi lên
+ Chất lượng học sinh được nâng dần qua kết quả cụ thể vừa nêu ở trên.
+ Đa số học sinh tham gia được vào quá trình phân tích- giải bài tập, làm cho tiết học bớt căng thẳng. 
+ Đặc biệt không ít học sinh trung bình- yếu cũng đã biết phương pháp chứng minh một số bài toán Hình học cơ bản.
+ Một số học sinh khá-giỏi (khoảng 10/ 40) đã tự hình thành được phương pháp phân tích bài toán cũng như vận dụng tốt các định lý, các kiến thức đã học để chứng minh các bài toán Hình học.
2. Khuyến nghị : 
* Đối với học sinh:
 + Thứ nhất : Ngay từ phần hình học 7 giáo viên cần trang bị cho học sinh của mình những kiến thức cơ bản về : Điểm, tia, đoạn thẳng, góc, tia phân giác của một góc, tam giác, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
 + Thứ hai : Cần trang bị cho học sinh những kĩ năng cơ bản về vẽ hình, nhận biết giả thiết và kết luận của bài toán.
 + Thứ ba : Học sinh cần phát triển tư duy logic, tư duy phân tích – tổng hợp. Học sinh tập nhận biết kết quả cần chứng minh rồi từ đó xây dựng, lập luận bằng “phương pháp phân tích đi lên”.
 + Thứ tư : Cuối cùng học sinh dùng tư duy tổng hợp để trình bày bài toán hoàn chỉnh.
* Đối với giáo viên:
 Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao, đổi mới trong các phương pháp giảng dạy .
 Sử dụng linh hoạt nhưng không lạm dụng phương pháp này.
 Trong quá trình hướng dẫn giải bài tập, cần hướng cho học sinh:
	Nắm vững đề bài toán.
 	Khai thác hết điều đã cho.
 	Lý giải có căn cứ.
 	Chọn phương pháp giải phù hợp với đối tượng học sinh.
 	Trình bày rõ ràng hệ thống các kiến thức.
 Cần ôn lại các kiến thức cho học sinh nắm ngay tại lớp và vận dụng vào làm bài tập, thảo luận nhóm…
 Hướng dẫn tự học thật kĩ: đối với tiết học này (học lý thuyết, làm bài tập có hướng dẫn bài tập cơ bản hay bài tập khó), đối với tiết học tiếp theo
 (soạn bài mới, ôn lại các kiến thức liên quan và chuẩn bị dụng cụ học tập)
 	 Gần gũi, chan hòa với học sinh, gây hứng thú trong mỗi tiết học, qua các trò chơi vui học . 
 Có biện pháp thưởng phạt công minh, thích đáng qua việc kiểm tra bài tập của học sinh trên lớp, trên vở, kiểm tra viết, bài tập về nhà bằng cách ghi điểm học tập cụ thể, công khai .
 Tuy nhiên với trình độ tay nghề còn non trẻ, đề tài nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự thông cảm và góp ý của các cấp lãnh đạo, của Hội đồng khoa học trường và phòng Giáo Dục để đề tài càng được hoàn thiện hơn. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
a³b
1- Phương pháp dạy học Toán ở trường THCS của Hoàng Chúng - Nhà xuất bản Giáo Dục
2- Sách hướng dẫn giảng dạy Hình học 7 của Nguyễn Gia Cốc – Phạm Gia Đức - Nhà xuất bản Giáo Dục
3- Sách giáo khoa, Sách Giáo viên Toán 7 của Phan Đức Chính- Nhà xuất bản Giáo Dục
4- Sách bài tập Toán 7 Tập 1 của Vũ Hữu Bình - Nhà xuất bản Giáo Dục
5- Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Trần Kiều
6- Chương trình hội thảo phương pháp dạy học tích cực – Simone Goetschalckx
7- Kinh nghiệm dạy Toán và học Toán bậc THCS của Vũ Hữu Bình - Nhà xuất bản Giáo Dục
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC I: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
1.1. Kế hoạch bài học tiết 27
Tuần14 - Tiết 27	
Ngày dạy: 19.11.2013
I. MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức
 HS hiểu : 
 HĐ 1:Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác ( c.g.c), ghi GT- KL bài toán.
 HĐ 2: Bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau, suy ra 2 cạnh 2 gĩc tương ứng bằng nhau.
1.2 Kĩ năng:
 Hs thực hiện được kĩ năng vẽ hình, vận dụng trường hợp bằng nhau(c.g.c) để tìm ra các cặp tam giác bằng nhau. từ đó chỉ ra 2 tam giác bằng nhau; từ đó chỉ ra 2 cạnh, 2 góc tương ứng bằng nhau.
 Hs thực hiện thnh thạo chứng minh trường hợp bằng nhau (c.g.c) bằng phương pháp phân tích đi lên. 
1.3 Thái độ:
 Thói quen: Có khả năng quan sát, có tư duy phân tích, tích cực học tập, có ý thức liên hệ thực tế.
 Tính cách: Tính cẩn thận, tự giác học tập
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 Lý thuyết: Ôn lại hệ quả trường hợp cạnh góc cạnh.
 Bài tập: Chứng minh hai tam giác bằng nhau c.g.c.
III. CHUẨN BỊ :
 3.1 Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, Compa
 3.2 Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, compa .
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
7a1
4.2. KT miệng : Trong tiết thực hành.
 4.3. Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
 Hoạt động 1: ( 7 phút )
GV: Phát biểu hệ qủa trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác
HS: Trả lời	
 Hoạt động 2: ( 28 phút )
 Bài 31/120 SGK :
GV: Gọi hs đọc đề.
GV: ? Đề bài cho biết điều gì
 HS : d là đường trung trực của AB , điểm M thuộc d
GV: d là đường trung trực của AB khi no ?
HS: …Khi d vuông góc tại trung điểm của AB
GV: Đề bài yêu cầu chúng ta điều gì ?
HS: So sánh MA và MB
GV: Công việc đầu tiên là các em phải vẽ hình chính xác và ghi GT-KL.
 Hãy nêu các bước vẽ hình ?
 HS: Nêu các bước vẽ hình: 
 Vẽ đoạn thẳng AB
 Vẽ trung điểm I của AB
 Vẽ d vuông AB tại I
 Lấy M thuộc d
 Vẽ MA và MB
 1HS: Lên bảng vẽ hình , cả lớp vẽ hình vào tập
 1HS: Ghi GT-KL (Đa số HS chỉ ghi GT như sau:)
 GT d là đường trung trực của AB
 KL So sánh MA và MB
GV: GT mà bạn vừa ghi như vậy có thể hiện đầy đủ những gì đề cho chưa?
	HS:….
GV: Lưu ý HS phải kết hợp với hình vẽ bổ sung GT đầy đủ
GV: M d Thì tại trung điểm I của AB
GV: Hướng dẫn HS phân tích đề bài:
GV: Em có dự đoán gì về MA và MB ?
HS: MA = MB
GV: Giả sử như dự đoán của các em là đúng, để chứng minh được
 MA = MB phải làm thế nào?
HS: (Khá-giỏi) trả lời chứng minh 
GV: Để chứng minh ta làm thế nào?
HS: Xét D IAM và D IBM, tìm các yếu tố bằng nhau từ giả thiết ?…=>… 
HS: Liệt kê các yếu tố bằng nhau :
, IA = IB;
MI: cạnh chung
GV: Hoàn thành sơ đồ phân tích
MA = MB (?)
 (?)
IA = IB (?)
MI: cạnh chung
(?)
Xét và :
Hs: Trình bày lời giải và bổ sung phần giải thích. 
GV: Qua bài toán này , em có nhận xét như thế nào về tính chất của điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng? 
Bài 32/SGK 120
GV: Chiếu đề bài lên máy chiếu.
Tìm các tia phân giác trên hình. Hãy chứng minh điều đó.
GV: Tìm các tia phân giác trên hình
HS1: BC là tia phân giác của góc 
HS2: CB là tia phân giác của 
GV: Làm thế nào để chứng minh BC là tia phân giác của góc 
HS: (Khá – giỏi) Trả lời : Chứng minh: 
GV: Để chứng minh ta chứng minh điều gì?
GV: Hướng dẫn phân tích đi lên
BC là tia phân giác của góc 
Xét và 
Tương tự cho học sinh tự lập sơ đồ phân tích như sau:
CB là tia phân giác của 
Xét và 
GV: Từ sơ đồ yêu cầu học sinh lên bảng trình bày bài giải hoàn chỉnh.
HS: lên bảng
GV: Nhận xét
I. Lý thuyết :
 Hệ quả :
 Xét ABC và DEF ta có
 AB = DE (gt)
 AC = DF (gt)
 Vậy (c.g.c)
II. Luyện tập :
Dạng 1: Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau
Bài 31/120 SGK :
GT M đường trung trực 
 của AB
 M d , , 
 IA = IB 
KL So sánh MA và MB
Xét IAM và IBM , ta có :
IA = IB (gt)
 (Vì )
 MI là cạnh chung
Vậy: IAM = IBM ( c- g-c )
 MA = MB ( Hai cạnh tương ứng )
Ghi nhớ : “Những điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó”
Dạng 2: Chứng minh hai góc bằng nhau:
Bài 32/SGK 120
Xét và ta có 
AH = KH ( GT)
 ( = 900 )
BH là cạnh chung
Vậy 
( hai góc tương ứng)
Hay BC là tia phân giác của góc 
Tương tự 
 ( hai góc tương ứng)
Hay CB là tia phân giác của 
4.4. Tổng kết: 
 GV: ta có thể sử dụng trường hợp bằng nhau (c.g.c) của hai tam giác để chứng minh điều gì?
 Ta có thể sử dụng trường hợp bằng nhau (c.g.c) của hai tam giác để chứng minh:
Hai đoạn thẳng bằng nhau (cặp cạnh t/ứng còn lại)
Các góc bằng nhau. (hai cặp góc tương ứng còn lại ) 
4.5. Hướng dẫn học tập : 
Đối với tiết học này:
Học định lý, hệ quả
Làm bài tập: 
Cho tam giác AOB có OA = OB. Tia phân giác của góc O cắt BC ở D. Chứng minh rằng
AD =BD b) 
 Hướng dẫn: 
 a) Chứng minh : AD = BD
 (?)
 b) 
Vì: (câu a)
Đối với tiết học tiếp theo 
 - Ôn tập trường hợp bằng nhau (c.c.c), (c.g.c) của hai tam giác.
 - Chuẩn bị: Thước thẳng, đo góc.
 - Đọc bài: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác (g.c.g).
 + Tìm hiểu: Nếu biết một cạnh và 2 góc kề của tam giác này bằng một cạnh và 2 góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó có bằng nhau không ?
1.2 Kế hoạch bài học tiết 43
Tuaàn : 25- Tieát 43	
Ngaøy daïy: 20.02.2014
I. MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức:
 HS hieåu : 
 HĐ 1: Củng cố và khắc sâu kiến thức về trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. 
 HĐ 2: Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau dựa vào các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
1.2 Kĩ năng:
 Hs thực hiện được kĩ năng vẽ hình, ghi GT-KL, phân tích bài toán (Chủ yếu bằng phương pháp phân tích đi lên), trình bày chứng minh.
 Hs thực hiện thành thạo biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
1.3 Thái độ: 
 Thói quen: Có khả năng quan sát, có tư duy phân tích, tích cực học tập, có ý thức liên hệ thực tế.
 Tính cách: Tính cẩn thận, tự giác học tập
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 Lý thuyết: Ôn lại bốn trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
 Bài tập: Tìm điều kiện và chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau.
III. CHUẨN BỊ :
 3.1 GV: êke, compa, thước đo góc
 3.2 HS: Eke, ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
7a1
4.2. Kiểm tra miệng:
1/. Nêu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông ( 4đ)
2/. Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh huyền-cạnh góc vuông. Vẽ hình minh hoạ( 6đ)
1/ Học sinh phát biểu như SGK /135(4 đ)
2/ Vẽ hình (3 đ), GT-KL (3 đ)
GT DABC, DDEF 
 Â = D =90o
 BC= EF, AC=DF
KL DABC=DDEF
4.3. Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoaït ñoäng 1: ( 7 phút)
1. 
2.
3. 
4.
Hoạt động 2 :( 28 phút)
Bài tập 64/136 SGK
GV: Đưa yêu cầu đề bài tập 64/136 SGK 
HS: Đứng tại chỗ đọc đề bài, học sinh khác chú ý nghe và vẽ phát hình ngoài nháp
GV: Gợi ý dưạ vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông để tìm điều kiện còn thiếu
1HS: Lên bảng trình bày
HS: Dưới lớp cho nhận xét góp ý
GV: Chốt lại (Để HS TB-Yếu) hiểu hướng làm
 + Giả thiết cho yếu tố nào bằng nhau?
HS: AC = DF (Hai cạnh góc vuông bằng nhau)
 + Trong 4 trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông, có mấy trường hợp có hai cạnh góc vuông bằng nhau?
HS: 3 trường hợp
 T/H: Cạnh-góc-cạnh
 T/H: Góc- cạnh - góc
 T/H: Cạnh huyền – cạnh góc vuông
? Hãy dựa vào 3 trường hợp đó để tìm thêm một điều kiện còn thiếu để 
 D ABC = D DEF 
GV: Đưa bài tập 65/137 SGK lên màn hình
Cho tam giác ABC cân tại A ( Â < 900 ). Vẽ BH ^ AC (HÎAC), CK ^ AB (KÎ AB).
 a) Chứng minh rằng: AH = AK.
 b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A.
HS: 2 học sinh đọc to đề bài, cả lớp chú ý nghe 
GV: Gọi một HS lên bảng vẽ hình, một HS ghi GT- KL. Học sinh khác làm trong tập và cho nhận xét?
HS: Nhận xét góp ý
GV: Chốt lại cách vẽ hình
A
x
y
K
GV: Hướng dẫn HS phân tích đề bài:
Câu a
GV: Em hãy dự đoán xem AH và AK là hai cạnh tương ứng của hai tam giác nào?
HS: …D AHB và D AKC
GV: Giả sử như dự đoán của em là đúng, vậy để chứng minh AH = AK ta chứng minh như thế nào ?
HS: Chứng minh cặp tam giác AHB và AKC bằng nhau
GV: Để chứng minh cặp tam giác AHB và AKC bằng nhau ta làm thế nào?
HS: Xét hai D AHB và D AKC, tìm các yếu tố bằng n

File đính kèm:

  • docde tai chinh.doc
  • xlsbang tong hop phung.xls
  • docbia phung.doc
  • xlsphung du lieu.xls
Bài giảng liên quan