Đề tài Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn chạy cự ly 800m cho nữ học sinh THCS

Năm yếu tố cơ bản của lượng vận động trên đây nó có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Nếu thay đổi một trong năm thành phần trên của lượng vận động sẽ làm thay đổi cơ chế diễn biến sinh lý trong cơ thể sẽ dẫn đến việc thay đổi thành tích. Qua đó chúng tôi dựa vào các yếu tố trên để đưa ra các bài tập có lượng vận động phù hợp trong quá trình giáo dục sức bền.

Trong chạy cự ly 800m là một hoạt động bao gồm cả quá trình ưa khí yếm khí và hỗn hợp xảy ra. Vì vậy việc nâng cao khả năng ưu khí yếm khí và hỗn hợp trong quá trình huấn luyện, giảng dạy giáo dục sức bền là không thể thiếu được.

- Phương pháp nâng cao khả năng ưu khí thường có cấu trúc thành phần của lượng vận động sau:

+ Cường độ hoạt dộng (tốc độ di chuyển) với cường độ đồng đều khi mà tần số mật đập ở ngưỡng 150-160lần/phút.

+ Khoảng cách nghỉ giữa quảng: Hoạt động sau được tiến hành trên cơ sở trong lúc thể tích tâm thu và mức độ hấp thụ ô xy đang ở mức cao, tần số nhịp tim vào khoảng 120-140 lần/phút. Thời gian nghỉ giữa quảng không vượt quá 4-5 phút, trong quảng nghỉ nên hoạt động với cường độ thấp để tránh chuyển biến đột ngột từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh và ngược lại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn chạy cự ly 800m cho nữ học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHẠY CỰ LY 800M CHO NỮ HỌC SINH THCS.
I. Đặt vấn đề:
Khoa học cũng như thực tiễn đời sống xã hội đã chứng minh rằng TDTT là phương tiện tích cực nhất, chủ động nhất và có hiệu quả hết sức to lớn trong việc giữ gìn, củng cố, nâng cao sức khoẻ cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau, hơn nữa làm cho con người có tư tưởng tình cảm đẹp, có ý thức làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Trong đó giáo dục “Thể chất” cho thế hệ trẻ là nội dung quan trọng.
Trong giáo dục thể chất trường học. Điền kinh là một môn thể thao có nhiều nội dung hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, điều kiện lên lớp vừa đơn giản vừa phù hợp với tâm lý hoạt động của thiếu niên, học sinh các cấp.
Từ phổ thông cơ sở đến phổ thông trung học, nếu các em được tập luyện điền kinh có hệ thống khoa học sẽ góp phần đắc lực làm cho cơ thể phát triển cân đối toàn diện về mặt hình thể cũng như các tố chất thể lực, tích luỹ được các kỹ năng, kỹ xảo vận động và nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức năng.
Nội dung buổi lên lớp “Thể chất” phải phù hợp đặc điểm sinh lý giải phẩi theo lứa tuổi. Ngay ở các nhóm lứa tuổi khác nhau, đã có những đặc điểm khác nhau. Do đó việc lựa chọn nội dung bài tập, thời gian và tính chất thực hiện...cần phù hợp với đặc điểm từng nhóm lứa tuổi. Bởi vì các em cần được chuẩn bị toàn diện cả “Đức – Trí - Thể - Mỹ” để các em bước vào đời với tư cách là một công dân đã được giáo dục, đào tạo cơ bản. Giáo dục thể chất nói chung và điền kinh nói riêng không chỉ góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển cân đối mà còn là phương tiện hữu hiệu để giáo dục, rèn luyện và phát triển cho trẻ về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ để các em có tâm hồn lành mạnh, trí tuệ sáng suốt trong một cơ thể khoẻ mạnh và cân đối. 
Hơn nữa giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng là một nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Nó không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục đào tạo và thể dục thể thao mà trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Chính vì vậy, từ lâu vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các ngành nghề khác nhau, riêng phạm vi cả nước như:” Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh nam từ 7-17 tuổi” của Phan Hồng Minh; 1980. “Điều tra thể chất người Việt Nam từ 5-18 tuổi” của Nguyễn Kim Minh; 1986...
Chính vì thế chúng tôi thấy rằng nâng cao giáo dục” Thể chất” nói chung điền kinh nói riêng trong phổ thông trung học là một trong những yếu tố hết sức cần thiết trong các nội dung giảng dạy.
Để nâng cao thành tích cho học sinh tập luyện các môn thể thao thoả mãn nhu cầu ngày càng đi lên của xã hội. Quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm được truyền đạt cũng như tham khảo đúc rút được từ những tài liệu có liên quan cho thấy.
Việc phát triển các tố chất thể lực chung thì phát triển sức bền là một trong những nội dung quan trọng, bởi vì nó là tiền đề cho việc học các môn thể thao khác. Song khi tập luyện trong cự ly chạy trung bình thì cơ chế sinh lý của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh...diễn ra rất phức tạp. Nhưng trái lại thời gian học môn này, cơ sở vật chất cũng như giáo viên còn rất hạn chế, do đó rất khó khăn cho việc giảng dạy để cho học sinh phát triển sức bền.
Cho nên cần phải có những bài tập phù hợp đem lại kết quả tốt cho học tập. Vậy vấn đề đặt ra cho chúng tôi là cần nghiên cứu sử dụng một số bài tập để sắp xếp phù hợp với khả năng của các em phổ thông trung học. Hơn nữa phát triển sức bền là một nội dung cần thiết để phát triển con người toàn diện, làm nền tảng cho các môn thể thao khác. Vì vậy các bài tập phát triển sức bền là yếu tố quan trọng cần thiết cho tập luyện.
“Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn chạy cự ly 800m cho nữ học sinh THCS”
II. Giải quyết vấn đề: 
1. Về mặt tâm lý:
Lứa tuối 16-17 là thời kỳ phát triển đầy đủ nhất các chức năng tâm lý, là giai đoạn thống nhất hài hoà của con người gắn liền với sự nâng cao một cách rõ rệt năng lực làm việc, nhân cách con người căn bản được hình thành và có tính độc lập cao.
2. Về giải phẩu sinh lý:
Lứa tuổi này các em đã kết thúc giai đoạn dậy thì, đây là thời kỳ mà sự tăng trưởng của cơ thể đạt trình độ hoàn thiện các tố chất và chức năng căn bản đã hình thành trong quá trình phát triển vào thời kỳ này các em có một cơ thể cân đối đẹp đẽ và có sức lực dồi dào nhất, hay nói cách khác đây là những năm tháng phát triển rực rỡ của sức mạnh tinh thần lẫn thể chất.
3. Cơ sở lý luận chung
Hoạt động thể dục thể thao nói chung và trong điền kinh nói riêng đặc biệt là chạy cự ly trung bình, thì sức bền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành tích thể thao. Khi nói đến sức bền trong hoạt động thể dục thể thao thường người ta chú ý đến sức bền trong các bài tập đòi hỏi hầu hết các nhóm có tham gia hoạt động như chạy, bơi, đua thuyền...Trong các loại bài tập này cơ chế mệt mõi cũng khác nhau. Khi thực hiện một bài tập hoặc một hoạt động căng thẳng nào đó, thì sau một thời gian con người sẽ thấy việc tiếp tục ngày càng khó khăn hơn, mặc dù khó khăn tăng lên nhưng cường độ hoạt động vẫn duy trì ở mức độ ban đầu nhờ sự nổ lực ý trí. Trạng thái mệt mõi đó gọi là giai đoạn mệt mỏi có bù. Còn đến một thời điểm nào đó, do mệt mỏi mà cơ thể không thể hoạt đọng với cường độ như trước, khả năng vận động giảm sút,, mặc dù sự nổ lực ý trí tăng lên thì gọi là giai đoạn mệt mỏi mất bù. Như vậy khi nói đến mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời khả năng vận động. Trong hoạt động thể dục thể thao sự biểu hiện mệt mỏi cũng đa dạng, bao gồm các loại mệt mỏi khác nhau nói trên.
Song mệt mỏi thể lực hoạt động cơ bắp gây nên là chính. Nếu một số người cùng thực hiện một hoạt động nào đó thì mệt mỏi của họ sẽ xuất hiện ở những thời điểm khác nhau. Vậy có thể định nghĩa sức bền như nhau: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mõi trong một hoạt động nào đó.
Ngoài ra người ta còn định nghĩa: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được.
Như vậy chúng ta đã biết sức bền có rất nhiều loại, rất đa dạng, tuỳ thuộc vào cơ thể mệt mỏi do các hình thức vận động khác gây nên, mà người ta chia sức bền thành 2 loại đó là sức bền chung (sức bền cơ sở) và sức bền chuyên môn.
Sức bền trong các loại hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia của phần lớn hệ cơ là sức bền chung.
Còn năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định được gọi là sức bền chuyên môn.
Như vậy trong các cự ly chạy trung bình nói chung và đặc bịêt trong chạy 800m yếu tố quyết định đến thành tích là sức bền chuyên môn, việc nâng cao sức bền chuyên môn trong các môn thể dục thể thao có chu kỳ đều dựa trên sự kết hơp của 5 yếu tố cơ bản của lượng vận động đó là:
- Cường độ (tốc độ) bài tập.
- Thời gian thực hiện bài tập.
- Thời gian nghỉ giữa quảng.
- Tính chất nghỉ ngơi giữa quảng.
- Số lần lặp lại.
Năm yếu tố cơ bản của lượng vận động trên đây nó có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Nếu thay đổi một trong năm thành phần trên của lượng vận động sẽ làm thay đổi cơ chế diễn biến sinh lý trong cơ thể sẽ dẫn đến việc thay đổi thành tích. Qua đó chúng tôi dựa vào các yếu tố trên để đưa ra các bài tập có lượng vận động phù hợp trong quá trình giáo dục sức bền.
Trong chạy cự ly 800m là một hoạt động bao gồm cả quá trình ưa khí yếm khí và hỗn hợp xảy ra. Vì vậy việc nâng cao khả năng ưu khí yếm khí và hỗn hợp trong quá trình huấn luyện, giảng dạy giáo dục sức bền là không thể thiếu được.
- Phương pháp nâng cao khả năng ưu khí thường có cấu trúc thành phần của lượng vận động sau:
+ Cường độ hoạt dộng (tốc độ di chuyển) với cường độ đồng đều khi mà tần số mật đập ở ngưỡng 150-160lần/phút.
+ Khoảng cách nghỉ giữa quảng: Hoạt động sau được tiến hành trên cơ sở trong lúc thể tích tâm thu và mức độ hấp thụ ô xy đang ở mức cao, tần số nhịp tim vào khoảng 120-140 lần/phút. Thời gian nghỉ giữa quảng không vượt quá 4-5 phút, trong quảng nghỉ nên hoạt động với cường độ thấp để tránh chuyển biến đột ngột từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh và ngược lại.
+ Số lần lặp lại dựa vào tần số mạch để định mức vận dộng cho phù hợp:
4. Phương pháp phát triển sức bền chuyên môn.
Có hai đặc điểm chung một là nếu sức bền được phát triển thông qua chủ yếu các bài tập có chu kỳ, thì trong phát triển sức bền chuyên môn được thực hiện với cường độ gắn cường độ thi đấu, nếu thấp hơn thì sẽ không có hiệu quả ngoài ra nếu trong huấn luyện nâng cao sức bền chung mà thời điểm kéo dài và khối lượng bài tập có ý nghĩa quyết định thì điều quan trọng đối với sức bền chuyên môn là xác định tương quan tối ưu giữa cường độ và khối lượng bài tập căn cứ vào chuyên môn hoá trình độ tập luyện của vận động viên.
Tuy nhiên mặc dù cự ly chuyên môn hoá của vận động viên như thế nào thì trước khi huấn luyện giảng dạy giáo dục sức bền chuyên môn cần phải xây dựng vững chắc của nó là sức bền chung (sức bền cơ sở).
- Phương pháp phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly trung bình nói chung và cự ly 800m nói riêng.
Ở trong hoạt động cự ly này tình trạng nợ ô xy thường vượt quá mức tiêu hao thực tế. Tốc độ chạy càng lớn thì tình trạng nợ ô xy càng lớn và càng nhanh xuất hiện sự mệt mõi, hệ thống thần kinh trung ương sẽ cảm thấy trước tiên là sự thiếu ô xy. Vì vậy quá trình tập luyện cự ly trung bình không những tăng khả năng hoạt động của hệ thống tim mạch, hô hấp mà còn tăng hệ số tiêu hao ô xy. Vận động viên khi chạy với cường độ lớn sẽ tạo ra những khó khăn chức năng mới của hệ thống nội tạng, khiến nó thích ứng với sự tiêu hao ít hơn, ô xy được dùng hiệu quả hơn. Nhiệm vụ chính của vận động viên chạy cự ly trung bình là nâng cao sức bền chuyên môn song song với việc hoàn thiện và phát triển chức năng của các cơ quan nội tạng đồng thời khiến cho các cơ quan nội tạng sử dụng một cách tiết kiệm có hiệu quả. Nhiệm vụ này được giải quyết nhờ những bài tập lặp đi lặp lại cự ly ngắn hơn thi đấu. Chạy lặp lại như vậy tạo ra “nợ ô xy” lớn, tăng yêu cầu đối với cơ quan nội tạng. Sau thời gian tập luyện có kết qủa tốt, vận động viên chạy với cường độ thấp hơn sẽ cảm thấy dễ dàng. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng chạy biến tốc 800-1.500m cũng có hiệu quả nếu như tốc độ chạy lớn hơn trong thi đấu. Song thích hợp nhất đối với việc phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly trung bình là phương pháp lặp lại nói chung, riêng vận động viên chạy 800m là lặp lại cự ly 400m – 600m thời gian nghỉ giữa các lần lặp lại phải thích hợp để lần chạy tiếp vẫn giữ được tốc độ cao. 
Trong huấn luyện sức bền chuyên môn trong chạy 800m, những bài tập chạy lặp lại 200-600 với cường độ tương đối lớn, khoảng cách nghỉ giữa của từng lượng vận động khoảng từ 2-8 phút sẽ giúp cho các em học sinh phát triển được năng lực vận động tốt. Nhưng ngược lại các em hạn chế khai thác triệt để các yếu tố thể lực nếu có.
5. Cơ sở lựa chọn bài tập: Từ cơ sở lý luận, quan sát sư phạm và trong thực tiễn tập liyện của học sinh THCS, cũng như trao đổi với các thầy cô giáo môn điền kinh có kinh nghiệm, chúng tôi lựa chọn một số bài tập giáo dục sức bền chuyên môn nhằm nâng cao thành tích môn chạy 800m cho học sinh nữ lứa tuổi 16-17 như sau:
- Chạy việt dã trên địa hình tự nhiên 3km.
- Chạy lặp lại các cự li 200- 600m.
- Chạy biến tốc 100 nhanh, 100 chậm (800m).
- Chạy đạp sau 200m. 
- Chạy lặp lại 800m. 
Để đánh giá hiệu quả bài tập được lựa chọn nhằm nâng cao thành tích chạy 800m, tôi đã tổ chức thực nghiệm cho đối tượng là học sinh nữ trường THPT Thành Sen – Thành phố Hà Tĩnh. 

File đính kèm:

  • docde_tai_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_suc_ben_chuye.doc