Đề tài Phát huy tính tich cực qua phân môn vẽ tranh Đề tài

Đề tài phong cảnh mùa hè.

 ? Hãy kể một số đề tài về phong cảnh mùa hè ở các vùng miền mà em biết.

 -Bao gồm các vùng miền như: Miền Núi, miền Biển, Đồng bằng, thành

 Phố.

? Trong đề tài đó em thích vẽ về phong cảnh vùng miền nào.

Để học sinh nắm được nội dung của bài vẽ không đi lạch chủ đề góp phần hình thành thị hiếu thẫm mĩ cho mỗi học sinh. Tạo cho các em sự say mê sáng tạo và trân trọng cái đẹp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Phát huy tính tich cực qua phân môn vẽ tranh Đề tài, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Phát huy tính tich cực qua phân môn vẽ tranh đề tài. 
A/ phần mở đầu.
	Mĩ thuật là một trong những phân môn mới được đưa vào chương trình bậc THCS nhưng đã gây được sự hứng thú và hưởng ứng của đa số học sinh bởi nó là một trong những phân môn phát huy tính sáng tạo, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đáp ứng được nhu cầu của các em.
Trong chương trình Mĩ thuật có nhiều phân môn khác nhau, mỗi phân môn đều mang lại cho các em những nét hay riêng nhưng phân môn vẽ tranh lại tạo cho các em một hứng thú hơn cả bởi đây là một trong những phân môn tổng hợp của các phân môn khác như trang trí, vẽ theo mẫu,Trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỷ năng cơ bản về vẽ tranh nhằm phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Từ những kiến thức, kỷ năng cơ bản đó người học Mĩ thuật nói chung và học sinh THCS nói riêng có khả năng cảm thụ được vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống xung quanh và các tác phẩm Mĩ thuật thông qua ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, đậm nhạt, ánh sáng và màu sắc. Đó chính là những yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp cho mỗi bức tranh.
Xuất phát từ quan điểm cơ bản của lý luận nhận thức “nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan “.Trực quan sinh động là điểm mỡ đầu cho quá trình tư duy, quá trình nhận thức. Nên qua trình dạy học cần đảm bảo tính “ trực quan “ là yếu tố không thể thiếu trong dạy học.
Song ở lứa tuổi học sinh THCS việc cảm nhận cũng như việc học vẽ tranh đề tài còn nhiều hạn chế việc giảng dạy trực quan đôi lúc còn chưa đảm bảo do điều kiên khách quan và chủ quan. Vì vậy đòi hỏi người dạy phải hướng cho người học có những kiến thức và kỷ năng cơ bản để thực hành tốt hơn đối với phân môn vẽ tranh đề tài. 
Ngay từ những bài vẽ tranh đề tài đầu các năm học bản thân tôi đã kiểm nghiệm thông qua chất lượng bài vẽ tranh của các em chủ yếu là dựa vào những bài mẫu ở sách có sẵn chưa có tính sáng tạo. Vì vậy kết quả của từng bài vẽ chưa cao khoảng 50% học sinh chép lại ở các bài vẽ số còn lại thì vẽ chưa đúng trọng tâm chủ đề.
Qua tìm hiểu thì trong các năm học trước do điều kiện khách quan nên việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh còn hạn chế đồng thời do các phương pháp chưa phù hợp nên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong môn học.
Để khắc phục những hạn chế đó, bản thân tôi đã không ngừng học hỏi 
kiến thức, luôn đổi mới trong phương pháp giảng dạy, luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp nhằm phát huy cao nhất tính sáng tạo của các em bằng cách định hướng hoặc gợi ý những đề tài cụ thể thông qua các bài học cho các em nằm khơi gợi cho các em học tập tốt hơn và đem lại kết quả cao hơn. 
Với đề tài này được nghiên cứu với các phương pháp thực nghiệm, kết hợp với các phương pháp suy luận thông qua việc dạy học của phân môn.
1. Cơ sở lý luận:
Mĩ thuật là một trong những phân môn đòi hỏi tính sáng tạo giàu tính thẩm mĩ, làm cho con người biết làm ra cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống. Vì thế nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối sống của mỗi con người. 
Nhưng để phát huy hết tính sáng tạo ở lứa tuổi học sinh THCS là một vấn đề hết sức khó khăn trong điều kiện khả năng truyền thụ của giáo viên đi trước còn có phần hạn chế; kinh nghiệm của các em chưa nhiều vì thế các em chỉ vẽ theo cảm tính hoặc sao chép theo mẫu cho nên hiệu quả của bài học mang lại chưa cao, chưa phát huy hết khả năng của các em. Do đó cần có những kỷ năng truyền đạt mới để tạo thêm hứng thú trong học tập sáng tạo cho các em.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học tích cực phát huy tính làm việc hiệu quả của học sinh. Đòi hỏi người giáo viên phải biết khai thác tìm tòi bằng những câu hỏi, những gợi ý, ví dụ cụ thể. Nhằm tạo cho các em có thói quen tích cực suy nghĩ trong học tập và sáng tạo.
 Biết vận dụng tổng hoà các kiến thức và kỷ năng của nghệ thuật tạo hình như lựa chọn nội dung, hình tượng nhân vật, hình ảnh đặc trưng của từng đề tài, cách sắp xếp bố cục hình vẽ, màu sắc, thể hiện không gian cùng với cảm xúc của người vẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của môn học là yếu tố cần thiết đặt ra đối với người dạy. Do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Phát huy tính tích cực qua phân môn vẽ tranh đề tài để nghiên cứu và từng bước áp dụng vào giảng dạy.
Mục đích:
-Tìm ra các phương pháp tối ưu cho một bài vẽ tranh.
-Định hướng chính xác cho học sinh lựa chọn đúng nội dung đề tài.
-Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh hiểu và thực hành tốt bài học.
-Xác định rỏ cho ý tưởng của từng học sinh trong một bài vẽ tranh từ kiến thức gợi ý àhọc sinh xác định nội dung à sáng tạo nghệ thuật à sản phẩm đạt được.
Đề tài này được nghiên cưu trên đối tượng học sinh lớp 8 học sinh trường THCS Vạn Ninh.
Thời gian thực hiên đề tài học kỳ 1 năm học 2011-2012 và tiếp tục nghiên cứu và áp dụng trong thời gian tới. 
B/ Nội dung.
I. Thực trạng:
Thực tế trong tình hình hiện nay nhiều yếu tố khách quan và chủ quan 
như điều kiện cơ sở vật chất cũng như điều kiện dạy học có phần nào làm giảm hiệu quả giảng dạy đối với môn học. Mặt khác học sinh còn xem nhẹ môn học nhất là đối với phân môn vẽ tranh đề tài chưa chịu tìm tòi nghiên cứu sáng tạo mà chỉ học mang tính hình thức đối phó, chưa thấy được tầm quan trọng của môn học. Bên đó các em chưa chịu tìm tòi sáng tạo những cái mới mà chủ yếu chỉ sao chép lai những kiến thức ở sách giáo khoa. Vì vậy kết quả mang lại chưa có hiệu quả cao trong sáng tạo nghệ thuật, chất lượng bài vẽ chưa cao.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
TS HS
Chua Đạt
Đạt
81
38
12
31.6%
26
68.4%
82
35
11
31.4%
24
68.6%
83
32
2
6.25%
30
93.8%
II. Phát huy tính tích cực qua phân môn vẽ tranh đề tài
Với điều kiện thực tế hiện nay để thực hiện một bài dạy vẽ tranh đề tài mang lại hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện theo các bước:
1. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
Đây là một trong những bước rất quan trọng giúp học sinh biết cách quan sát mọi hiện tượng, sự vật xung quanh, quan sát tranh minh hoạ của giáo viên để tìm ý tưởng. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, phân tích, tổng hợp khái quát để nắm được nội dung của đề tài, yêu cầu của đề tài, cách sắp xếp bố cục, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng một cách hợp lý bằng cách đưa ra các câu hỏi sát hợp với yêu cầu. Đồng thời cho các em đưa ra được những ý kiến riêng biệt của mình, lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng. Giúp các em hình thành được ý tưởng riêng bởi mỗi học sinh có một thị hiếu thẫm mĩ khác nhau.
*Ví dụ: giáo viên đưa ra câu hỏi ở bài 3:
 Đề tài phong cảnh mùa hè.
 ? Hãy kể một số đề tài về phong cảnh mùa hè ở các vùng miền mà em biết.
 -Bao gồm các vùng miền như: Miền Núi, miền Biển, Đồng bằng, thành 
 Phố...
? Trong đề tài đó em thích vẽ về phong cảnh vùng miền nào. 
Để học sinh nắm được nội dung của bài vẽ không đi lạch chủ đề góp phần hình thành thị hiếu thẫm mĩ cho mỗi học sinh. Tạo cho các em sự say mê sáng tạo và trân trọng cái đẹp.
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh:
ở phần này giáo viên nên đặt các câu hỏi gợi ý.
*Ví dụ như: ? Để tiến hành một bài vẽ tranh đề tài theo em có những 
bước nào mà các em đã được học.
Giáo viên cho học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến của mình sau đó giáo 
viên mới đưa ra điều chỉnh và kết luận bao gồm các bước sau:
a.Xác định nội dung đề tài.
Là bước giúp học sinh lựa chọn đề tài phù hợp, lựa chọn những hình ảnh, nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng, năng lực và sở thích của mình để vẽ. ở phần này giáo viên nên đặt ra các câu hỏi như:
? Theo em trong các đề tài về phong cảnh mùa hè em thích vẽ về phong cảnh vùng miền nào nhất.
? Vì sao em lại chọn nội dung đó.
? Trong nội dung đó thường có những hình ảnh nào đặc trưng.
Như vậy giáo viên đã góp phần định hướng cho học sinh trong cách lựa chọn nội dung bài vẽ.
b. Tìm bố cục (tìm các mảng chính phụ ).
Với phần này giáo viên cần hướng cho học sinh cách sắp xếp bố cục (hình tháp, hình tròn, hình vuông,), giúp học sinh biết sắp xếp các hình tượng thể hiện nội dung chủ đề. Bố cục có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính thường nằm ở trọng tâm của bức tranh, lớn hơn mảng phụ để tạo được sự cân đối thuận mắt. Bố cục cân đối đẹp mắt không chỉ thể hiện ở kỷ năng sắp xếp hình tượng mà nó còn bị chi phối bởi sự sắp xếp các mảng đậm, nhạt và màu sắc.
c. Tìm và vẽ hình ( vẽ chi tiết).
Trên cơ sở bố cục đã phác sẵn giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn
 các hình tượng đặc trưng, đặc điểm, động tác của từng nhân vật phù hợp với nội dung.
 * Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
? Hãy kể tên một số hình ảnh đặc trưng của các vùng miền mà em biết .
? Trong nội dung bài vẽ này cần đặc tả những hình ảnh nào
Để học sinh đưa ra những đặc trưng riêng của từng vùng miền như;
Vùng đồng bằng thường có những hình ảnh: đồng lúa, luỹ tre, nhà tranh hoặc hình ảnh của người nông dân. Tương tự với các vùng miền khác cung như thế, đồng thời xây dựng hình ảnh bài vẽ phù hợp với nội dung đề tài. Để bài vẽ hài hoà, đẹp và sinh động cần có cảnh và người hài hoà. Cần lưu ý các em khi phác hình cần phác nhẹ tay, tránh tẩy xoá để tạo nên hiệu quả cao hơn của bài vẽ.
 Đặc biệt trong qua trình làm bài giáo viên cần quan tâm gúp đỡ và định hướng cho học sinh một cách cụ thể để nhằm phát huy tính sáng tạo theo năng lực của từng học sinh, không bắt buộc các em phải đi theo một khuôn mẫu nhất định. Tong quá trình làm bìa giáo viên nên cho các em tự thảo luận với nhau trong sự kiểm soát không nên để lớp học quá ồn ào để tạo niềm hứng khởi khi làm bài.
d. Tìm và vẽ màu.
Là một trong những bước khá quan trọng bởi đây là bước để học sinh thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình thông qua màu sắc vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em lựa chon các gam màu phù hợp. Đó là các màu tươi, đẹp thường được đặt ở mảng chính, các màu đậm, nhạt, nóng lạnh cần được chuyển hoá nhịp nhàng 
đồng thời cần nhấn mạnh ở một số hình tượng, ở mảng chính để bàc vẽ tạo nên sự lung linh hấp dẫn hơn. Mặt khác màu sắc cũng thể hiện được nội dung của đề tài nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý trong một bài vẽ như: Đề tài vẽ về mùa hè thì nên sữ dụng các gam màu nóng... để tạo nên bài vẽ có hiệu quả cao
 3.Hướng dẫn học sinh thực hành:
ở giai đoạn này giáo viên vừa hướng dẫn học sinh làm bài vừa quan sát để điều chỉnh cho các em để bài vễ có hiệu quả và đi đúng hướng. Trong qua trình học sinh làm bài giáo viên cần quan sát và hổ trợ thêm cho những em còn hạn chế về những kỉ năng vẽ, luôn có thái độ hòa nhã, nhã nhặn với học sinh tạo cho các em có sự hứng thú trng sáng tạo nghệ thuật.
 4.Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Là bước quan trọng bởi các em vừa nghe các bạn nhận xét bài vẽ của bạn mình đồng thời tìm ra được những ưu điểm để đối chiếu với bài vẽ của mình vừa thấy được những điểm sai bài mình để sửa sai. Vì vậy giáo viên cần định hướng cụ thể cho các em cần nhận xét những phần nào trong bức tranh như:
- Về bố cục của bài
- ý tưởng xây dựng các nhân vật trong tranh.
- Về gam màu chủ đạo trong tác phẩm.
- Bạn đã làm được những điều gì trong tác phẩm và những hạn chế.
Sau đó giáo viên sẽ đưa ra kết luận cuối cùng để từ đó các em tự nhận thấy và điều chỉnh làm cho tác phẩm của mình trở nên hoàn hảo hơn.
5. Kết quả:
Thông qua việc thử nghiệm bằng phương pháp “ Phát huy tính tích cực qua phân môn vẽ tranh” ở trên bản thân đã áp dụng vào trong học kỳ I vừa qua đa số học sinh đã có nhiều tiến bộ trong học tập, các em đã yêu thích và có hứng thú hơn đối với môn học cũng như phân môn vẽ tranh đề tài đã đạt được chất lượng cụ thể như sau: 
Kết quả cụ thể:
Lớp
TS HS
Chua Đạt
Đạt
81
38
0
0%
38
100%
82
35
0
0%
35
100%
83
32
0
0%
32
100%
6. Bài học kinh nghiệm.
Để tiến hành một bài dạy vẽ tranh đề tài có hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy học bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau.
- Giáo viên phải xác định rõ yêu cầu mục đích của bài học.
- Định hướng cho học sinh lựa chọn nội dung đề tài cụ thể rõ ràng.
- Hình thành ý tưởng của từng cá nhân.
- Bài vẽ phải được tiến hành tuần tự theo các bước vẽ.
	C/ Kết luận.
	Thực tế qua giảng dạy ở trường THCS Vạn Ninh một thời gian, tôi thấy việc sử dụng phương pháp dạy học “ phát huy tính tích cực tronh phân môn vẽ tranh đề tài đã góp phần bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh, tạo cho các em có ý thức say mê nghiên cứu , tìm tòi , sáng tạo, làm cho học sinh nhớ lâu các nội dung học tập. Đồng thời hình thành ở học sinh kỷ năng vẽ tranh đề tài đầu tiên một cách chính xác, nâng cao lòng tin vào chính mình . 
	Trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện cuộc vận động " đổi mới PPDH " dạy học lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, tạo cho học sinh tự độc lập nghiên cứu, sáng tạo thì việc hướng dẫn cho các em cách vẽ tranh đề tài lại càng quan trọng vì vậy trong giảng dạy môn Mĩ thuật, chúng ta cần chú trọng nhiều hơn đến dạy vẽ tranh đề tài để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
 	Trên đây là những định hướng của phát huy tính tích cực qua phân môn vẽ tranh đề tài. Mặc dầu bản thân tôi đã có nhiều đầu tư tìm tòi, nghiên cứu suy nghĩ và tiến hành thực 
nghiệm trong học kỳ I vừa qua song do điều kiện về thời gian còn hạn chế .
Vì vậy không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các bạn đồng nghiệp góp ý giúp đỡ để đề tài ( sáng kiến kinh nghiệm của tôi ) ngày càng hoàn thiện hơn ./
Vạn Ninh, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Người viết
 Nguyễn Văn Thủ

File đính kèm:

  • docBai SKKN Mt.doc