Đề tài Phương pháp hướng dẫn minh hoạ trực quan giúp học sinh thực hành tốt khi học mĩ thuật

Hướng dẫn học sinh thực hành

 Bao quát lớp tuy nhiên cần động viên, khuyến khích tuỳ vào khả năng các em:

+ Học sinh khá, giỏi:

- Khi thực hành thì phần nào trong bài cảm thấy chưa ổn?

- Thay đổi linh hoạt hơn đối với những hình ảnh này được không?

 

doc9 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Phương pháp hướng dẫn minh hoạ trực quan giúp học sinh thực hành tốt khi học mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD nhà trường:
+ Tác dụng của SKKN:	
+ Tác dụng thực tiển khoa học sư phạm:	
+ Hiệu quả:	
Xếp loại:	
 Đ.Hoà Thượng, ngày tháng năm 2011
 CT.HĐKHGD
_________________________________________________________
 Nhận xét đánh giá xếp loại của Hội đồng KHGD Phòng GDĐT:
+ Tác dụng của SKKN:	
+ Tác dụng thực tiển khoa học sư phạm:	
+ Hiệu quả:	
Xếp loại:	
 Đức Hoà, ngày tháng năm 2011
 CT.HĐKHGD
Nhận xét đánh giá xếp loại của Hội đồng KHGD Sở GDĐT:
+ Tác dụng của SKKN:	
+ Tác dụng thực tiển khoa học sư phạm:	
+ Hiệu quả:	
Xếp loại:	
 .., ngày tháng năm 2011
 CT.HĐKHGD
MỤC LỤC
I/Lý do chọn đề tài: Trang 3
Đặt vấn đề. 
Mục đích đề tài. 
Phạm vi đề tài 
II/ Nội dung công việc đã làm: Trang 4
Thực trạng đề tài. 
Nội dung cần giải quyết. 
Biện pháp. 
Kết quả chuyển biến. 
III/ Kết luận: Trang 8
Tóm lược giải pháp. 
Phạm vi đối tượng. 
Kiến nghị. 
I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đặt vấn đề
 Thực tế trong cuộc sống cho thấy trong mỗi con người đều có tư duy sáng tạo riêng, ai cũng có suy nghĩ riêng,nhưng tất cả đều hướng về một cái chung là cái đẹp, cái cái tốt cho tất cả mọi lĩnh vực, đều đó không dễ nhưng cũng không quá khó khăn khi mỗi cá nhân biết rèn luyện, học hỏi,sẽ có thể hướng tới được điều tốt đẹp ấy.
 Trong nhiều bộ môn thì bộ môn Mĩ Thuật là một trong những môn nghệ thuật hướng đến việc giáo dục toàn diện một con người, việc học mĩ thuật cũng là một vấn mà không phải riêng ai cũng chọn lấy, theo học và cũng không phải ai cũng học tốt do đó việc dạy học mĩ thuật cũng là một việc rất khó cần phải có thời gian trao dồi kiến thức, năng lực thực hành mĩ thuật trên lớp thu hút được người theo học bộ môn này.
 Đối với chương trình học ở cấp THCS thì điều này thật là một vấn đề cần phải có nhiều người quan tâm và đi vào thực tế để có được một cái nhìn tổng quát hơn đối với đặc trưng riêng của mỗi bộ môn, không phải môn mĩ thuật THCS là đào tạo thành một hoạ sĩ mà chủ yếu là hướng các em đến một cái nhìn, một thị hiếu thẩm mĩ cho các em. Đặc biệt hơn là cách chúng ta hướng dẫn thế nào để các em hình thành thói quen thẩm mĩ đó thì là một điều không phải người nào cũng làm được. Qua ít năm kinh nghiệm trong dạy học, va chạm với công việc thực tế về chuyên môn, tôi đã thấy rằng đối với các em thì việc thực hành đối với các em là một điều rất khó khăn vì hầu hết các em đều thích làm theo ý của mình, nhìn vào hình mẫu mà thực hành và như thế sẽ hạn chế đi khả năng tư duy sáng tạo của các em. Với thực trạng hiện nay tôi đã và được biết thì phần hướng dẫn thực hành trong giờ học rất quan trọng vừa trực quan vừa tạo thói quen tự học và sáng tạo cho các em. Với những vấn đề nêu trên tôi đưc ra được những kinh nghiệm và đã rất thành công trong những công việc chuyên môn, ngoài thực tế đủ mạnh dạn xây dựng nên đề tài: “Phương pháp hướng dẫn minh hoạ trực quan giúp học sinh thực hành tốt khi học mĩ thuật”.
2. Mục đích đề tài 
 Tạo thói quen tự học, sáng tạo và thói quen thực hành với chính kỹ năng của bản thân, nắm vững kiến thức, kết hợp kỹ năng thành thạo hơn khi thực hành bài vẽ.
3. Phạm vi đề tài 
 Đối với đề tài này tôi có thể xâm nhập và đi sâu hơn vào tâm lý các em (Học sinh THCS) và các em sẽ thấy thích thú hơn, có lòng tin hơn khi vận dụng phương pháp này khi thực hành một cách hiệu quả nhất trong phân bộ môn.
II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 
1. Thực trạng đề tài
 Rất nhiều học sinh có bài vẽ chưa đạt kết quả cao, đặc biệt các em chưa tin vào năng lực của các em và không tự tin khi thực hành và đếu làm bài cho có để nộp, các bước vẽ cụ thể thì các em không tuân theo mà chỉ vẽ một cách tự ý theo quán tính thích gì vẽ đó, đó là điều chúng ta gặp phải rất nhiều, có em vẽ mà không cần nghĩ gì và cũng không cần vẽ đúng như suy nghĩ của chúng ta, nhưng điều quan trọng là khi hướng dẫn các em chúng ta chưa hướng các em đến được mục tiêu nhất định. Người lớn thì cho rằng các em vẽ sai, chưa đẹp, nhưng một thực tế cho thấy điều đó là theo bản năng của các em, phần lớn đều như vậy, điều chưa đạt của các em rất nhiều chúng ta không kể hết được nhưng chúng ta có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để các em học tập theo và làm tốt hơn khi trong thực tế chưa đạt của các em.
Thống kê chất lượng bộ môn khối THCS đầu năm như sau:
Khối
TS HS
0- 3.4
3.5- 4.9
Tỉ lệ
5- 6.4
Tỉ lệ
6.5- 7.9
Tỉ lệ
8- 10
Tỉ lệ
6
139
1
(1 %)
4
(2 %)
80
(58 %)
54
(39 %)
7
 89
1
(1 %)
6
(7 %)
50
(56 %)
32
(36 %)
8
130
3
(2 %)
14
(11 %)
70
(54 %)
43
(33 %)
9
125
1
(1 %)
3
(2 %)
66
(53 %)
55
(44 %)
TS
483
6
(1 %)
27
(6 %)
266
(55 %)
184
(38 %)
2. Nội dung cần giải quyết
Nguyên nhân
- Đa số các em còn thiếu tự tin khi thực hành vì cho là các em vẽ không đạt nên chán nản thực hành và dẫn đến không tập trung vào bài vẽ.
- Khả năng tư duy, sáng tạo của các em còn phụ thuộc vào cách vẽ truyền thống, vẽ lại trong SGK, sao chép,.
- Các em còn thực hành theo phong cách, cách vẽ của lứa tuổi hồn nhiên chưa nhận định được rõ các nội dung cần đạt.
Nội dung cần giải quyết
- Trước tiên động viên, khuyến khích các em.
- Giúp các em tự tin hơn trong bài của bản thân, tăng thêm tư duy, thị hiếu thẩm mĩ ở HS.
- Nắm vững kiến thức vận dụng vào bài, tăng thêm kỷ năng thực hành đạt kết quả.
3. Biện pháp
3.1. 	Trong đề tài này tôi sẽ đi sâu hơn về cách để các em tự tìm ra sự tự tin khi thực hành, để tạo ra được thành quả hướng tới là bài thực hành đầy sáng tạo của chính bản thân người học. Muốn vậy không phải khó lắm khi biết vận dụng tất cả kiến thức, kỷ năng, niềm đam mê, tự tin của chính bản thân. Là một người khơi dậy trong các em tiềm năng của mình thì giáo viên cần phải hướng dẫn các em một cách xuyên suốt nhất để tăng them long tin đối vối các em.
 Học mĩ thuật không phải thực hành là tất cả nhưng phải biết thực hành bài vẽ như thế nào cho thoải mái, không gò bó, ép buột,thì cũng đã thành công một phần. Từ điều này người giáo viên phải đưa ra được nhiều điều hơn nữa khiến các em đam mê, thích thú hơn trong khi học bộ môn này. Đặc biệt đối với những em có khiếu bẩm sinh thì cần phải được chú ý và trao dồi, bồi dưỡng để phát huy hết khả năng của các em.
 Với nhiều sự chuẩn bị để hướng đến những mục tiêu thì người giáo viên phải chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc về kiến thức, khả năng thực hành thông thạo,thì còn cần phải đảm bảo khi hướng dẫn các em phải thu hút được sự chú ý, tập trung và thấu hiểu những nội dung cần thiết của HS.
 Vào một nội dung cụ thể thì giáo viên phải biết cách hướng dẫn sao cho hợp lý như VTM, VT, VTT, TTMT,.đều có những cách hướng dẫn , các câu hỏi khác nhau phù hợp tuỳ phân môn.
 Ví dụ: Đối với một bài vẽ tranh.
Đồ dùng dạy học giáo viên cần chuẩn bị có thể là:
- Tranh vẽ phù hợp chủ đề của họa sĩ nổi tiếng, của giáo viên.
- Tranh vẽ phù hợp chủ đề của học sinh năm trước.
- Vẽ hình minh họa các bước tiến hành. 
- Đặc biệt khi minh hoạ phải vẽ trực tiếp lên bảng, hoặc trên giấy vì đây là vấn đề gây nhiều thu hút khi HS xem vận dụng thực hành.
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài 
Phương pháp hướng dẫn: phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm,
 Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những chủ đề cụ thể, phù hợp. Cho HS xem và phân tích theo yêu cầu của từng bức tranh.
Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
Phương pháp hướng dẫn: phương pháp trực quan và giải thích.
Phần này qua ít năm kinh nghiệm và đã vận dụng cách hướng dẫn trực tiếp cho HS thì tôi sẽ đã vẽ trực tiếp các thao tác từng bước để HS quan sát trực quan nhưng khi hướng dẫn và vẽ thì không phải giáo viên ai cũng làm được và giáo viên phải chú ý khi vẽ không được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự bước vẽ để HS hiểu rõ hơn.
 Giáo án soạn cho từng bài phải có nội dung phù hợp, đảm bảo kiến thức chuẩn, vận dụng được vào thực tế kỷ năng sống của chúng ta cần đạt tới. Tương tự có nhiều yếu tố giáo dục đến với HS của chúng ta.
Hướng dẫn học sinh thực hành
 Bao quát lớp tuy nhiên cần động viên, khuyến khích tuỳ vào khả năng các em:
+ Học sinh khá, giỏi:
- Khi thực hành thì phần nào trong bài cảm thấy chưa ổn?
- Thay đổi linh hoạt hơn đối với những hình ảnh này được không?
.
+ Học sinh trung bình:
- Những chổ em vẽ như vậy hãy xem lại?
- Nếu em quyết định vẽ như thế thì chưa ổn?
.
+ Học sinh yếu, kém:
- Khi thực hành chú ý bố cục quá trống(đặc) không đạt?
- Vẽ màu phải lưu ý?
- Hình ảnh chưa phù hợp
Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ
GV đưa nhiều câu hỏi để HS tự nhận xét, đánh giá
- Nội dung bài thực hành gì?
- Bố cục hợp lý chưa, vì sao?
- Hình ảnh trong bài hợp lý chưa?
- Màu sắc có tươi sáng, phù hợp chưa ( Tuỳ vào bài nhưng đa số HS chọn màu sắc tươi sáng, nổi bật?
- Bài vẽ có tính sáng tạo về nội dung, hình ảnh?
- Theo các em thích nhất bài nào, vì sao?
(Sau đó GV cần kết luận lại ý nhận xét của các em: Nội dung phải sát đề tài; bố cục phải hợp lý, hình ảnh sinh động có động, tĩnh; màu sắc hài hoà, thể hiện được cảm xúc; tính sáng tạo trong bài vẽ.).
 Đặc biệt trong từng phân môn thì GV cần có phương pháp phù hợp khi hướng dẫn cách thực hành cho các em HS như trên và đối với những phân môn khác như: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, 
 VD: Đối với bài Vẽ trang trí- Tạo dáng và trang trí mặt nạ
Quan sát, nhận xét
Phương pháp hướng dẫn: phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm,
Tầm quan trong cần đạt được của bài là gì?
Cách tạo dáng, trang trí
Phần này quan trong hơn cả vì sao, nếu GV chuẩn bị hết về dáng, hình mặt nạ để HS xem thì là chuyện rất bình thường và không thuyết phục được HS.
Tuy nhiên tôi sẽ dùng phương pháp hướng dẫn trực tiếp trong giờ thực hành về cách tạo dáng, trang trí một chiếc, cặp mặt nạ cụ thể để HS xem và vận dụng khi thực hành như vậy thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi HS có niềm tin vào khả năng vận dụng sáng tạo để tự tin vẽ một cách thoải mái hơn.
Thực hành
HS làm bài tại lớp nhưng sẽ tạo được cảm giác khi vẽ và không quá lệ thuộc vào hình ảnh, tranh vẽ sẵn có các em sẽ vẽ theo tư duy, sự sáng tạo của mình.
Nhận xét, đánh giá
GV đưa ra nhiều câu hỏi cho HS nhận xét, đánh giá như:
Mặt nạ thể hiện thuộc loại nào?
Tính cách ra sao?
Hình dáng có sáng tạo chưa?
Màu sắc thể hiện phù hợp chưa?
.
3.2. 	Với phần lớn học sinh sẽ chú trọng vẽ thế nào cho đẹp, cho giống là được tuy nhiên điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng của các em, với việc thực hành nếu học sinh chỉ biết vẽ giống như SGK, hay hoàn toàn như bức tranh một người ngồi cạnh thì cứ như thế sẽ thành thói quen, là GV phải chú ý điều này và phải nghiêm khắc với những trường hợp nêu trên bằng nhiều cách, trước tiên phải thường xuyên động viên, nhắc nhở,khi hướng dẫn thực hành phải kết hợp chỉ rõ điểm nào các em thường mắc phải trong khi vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí,
Khi thực hành phải yêu cầu HS xem trực tiếp bằng những nét vẽ minh hoạ kèm lời giải thích của giáo viên, hình thành cho HS một số thói quen mới là phải tự học, tự vận dụng, sáng tạo một cách linh hoạt
VD: Vẽ một bài Vẽ theo mẫu
Quan sát, nhận xét
GV hướng dẫn HS với nhiều phương pháp phù hợp: trực quan, gợi mở,
Giải thích thêm về chuẩn trong cấu trúc hình hoạ với những vật mẫu
Cách vẽ
Đảm bảo các bước của bài vẽ theo mẫu
Mỗi bước khi đưa ra phải chuẩn và kèm theo minh hoạ trực tiếp với mẫu vật đặt ở vị trí cố định trong phòng thực hành.
Khi vẽ các mẫu giải thích cho HS nắm rõ hơn với những trường hợp đặt mẫu cao, thấp, ngang so với tầm mắt người quan sát như thế nào là hợp lý.
Thực hành
GV cho HS tự đặt mẫu một cách hợp lý nhất và cho các em chọn gốc độ phù hợp và vẽ bài. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt thì cần lưu ý HS để các em tìm cách khắc phục VD như đổi vị trí, lại gần hoặc ra xa,
Nhận xét, đánh giá
Với những câu hỏi phù hợp cho HS tự nhận xét, GV kết luận như:
Vẽ bài đúng mẫu chưa, có xa có gần?
Tỉ lệ các bộ phận,?
So với gốc độ nhìn phù hợp không?
3.3. 	Trong nhiều phương pháp cụ thể thì phương pháp trực quan là phương pháp rất thực tế trong bộ môn, có thể tạo cho các em được nhiều cảm hứng khi học, tạo thói quen quan sát, tư duy cho HS,nhưng không phải lúc nào cũng chuẩn bị nhiều hình ảnh cho các em xem là hiệu quả, cụ thể trong khi hướng dẫn học sinh thực hành là thực tế nhất đối với đặc thù bộ môn, các em muốn tận mắt, nghe tận tai những bước vẽ và giải thích của GV để các em tường tận hơn, rõ hơn so với những bộ tranh vẽ sẵn của GV khi treo cho HS xem các em còn mơ hồ về bức tranh mà chính bản thân các em chưa xác định rõ ai vẽ, vẽ nội dung gì, vẽ ra sao,?
4. Kêt quả chuyển biến
 Qua thời gian áp dụng đề tài này và với khả năng vận dụng của các em có chuyển biến theo hướng tốt với kết quả đạt được:	
 Thống kê chất lượng bộ môn khối THCS (qua 6 tháng khảo sát)
Khối
TS HS
0- 3.4
3.5- 4.9
Tỉ lệ
5- 6.4
Tỉ lệ
6.5- 7.9
Tỉ lệ
8- 10
Tỉ lệ
6
138
(%)
3
(2 %)
73
(53 %)
62
(45 %)
7
 89
1
(1 %)
4
(4 %)
45
(51 %)
39
(44 %)
8
128
1
(1 %)
9
(7 %)
69
(54 %)
49
(38 %)
9
123
(%)
2
(2 %)
63
(51 %)
58
(47 %)
TS
478
2
(1 %)
18
(4%)
250
(52 %)
208
(43%)
III/. KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp
- Khi bước vào công việc trồng người thì bộ môn nào cũng vậy, ai cũng phải biết yêu, quý trọng nghề, mến trẻ,và tận tuỵ với công việc nhưng cũng có thể từ trong công việc nó sẽ có nhiều điều hay và thú vị hơn tạo ra được nhiều cảm xúc hơn nữa, và với điều đó bộ môn mĩ thuật một trong những bộ môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
- Phương pháp hướng dẫn đối với một người giáo viên thì càng nhiều năm trong nghề sẽ càng nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên với xu hướng học tập và đổi mới như hiện nay thì chúng ta có thể được tiếp cận và trao dồi nhiều hơn nữa để vận dung trong công việc, vào cuộc sống. Muốn dạy giỏi không những nắm vững kiến thức để dạy mà người giáo viên cần phải xem đôí tượng mình hướng đến là ai và mình sẽ làm gì để thành quả mang lại sẽ có ý nghĩa cho tất cả chúng ta.
- Với những giờ thực hành sẽ là giây phút để xem công việc của tất cả các em say mê làm ra một điều gì để làm hành trang cho chính bản thân các em mai sau khi các em biết tư duy, tự học, tự sáng tạo cho bản thân mình không quá lệ thuộc một cách máy móc rất nhàm chán như các em từng suy nghĩ.
 Do đó là một giáo viên tôi không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mình để làm tốt hơn trong công việc song song đó tôi xâm nhập vào những tâm tư nguyện vọng của các em để nắm rõ hơn những tâm tư tình cảm ấy để có cách hướng dẫn các em thực hành trong giờ mĩ thuật một cách hiệu quả nhất, mang lại cho các em một thành quả do chính các em tự làm ra.
2. Phạm vi đối tượng
Có thể chúng ta ai cũng có nhiều cách để giúp học sinh học tốt hơn nhưng đối với tôi đề tài sáng kiến kinh nghiệm không phải lúc nào cũng áp dụng cho các em khi đến lớp mà phạm vi có thể rộng hơn không chỉ học sinh ở tại trường mà cũng có thể là các em ở trường khác và những em cùng độ tuổi khảo sát.
3. Kiến nghị
Trong chuyên môn cần tổ chức sinh hoạt theo tổ, nhóm để trao đổi kinh nghiệm, thống nhất những nội dung, chương trình mới để việc dạy và học tốt hơn nữa.
Trong lúc viết sáng kiến không tránh phần thiếu sót mong rằng quý thầy, cô đồng nghiệp đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện hơn!
 Đức Hoà Thượng, ngày 17 tháng 03 năm 2011
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm
 Trương Anh Quyền 

File đính kèm:

  • docSKKN 2011 AQ.doc