Đề tài Sự cần thiết phải liên hệ thực tế trong dạy học phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở
Làm theo cách.2 sẽ lôgic hơn, tức là làm từ bao quát đến chi tiết bài làm sẽ nhanh hơn, có hiệu quả hơn. Như vậy khi vẽ tranh chúng ta cũng nên vẽ từ bao quát đến những chi tiêt nhỏ thì bài vẽ sẽ đẹp hơn.
Khi sử dụng các hình thức liên hệ trên, đòi hỏi GV phải có kiến thức về các môn học khác một chính sắc để có những hình thức liên hệ phù hợp với từng đối tượng HS cụ thể, mới mang lại được hiệu quả cao.
3.LIÊN HỆ VỚI TRỰC QUAN SẴN CÓ.
A. phần mở đầu -Tên đề tài; Sự cần thiết phải liên hệ thực tế trong dạy học phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật ở trường THCS II-Lý do chọn đề tài Mĩ thụât là một môn học gần đây mới được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đưa vào giảng dạy trực tiếp tại các trường THCS, phần lớn học sinh và giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về môn học này, chất lượng dạy – học còn yếu kém, đồ dùng dạy học, trang thiêt bị, cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều, phần lớn GV phải tự sưu tầm va tự làm ĐDDH trong giảng dạy. Nhưng kết quả dạy - học không mấy khả quan. Khi dạy học Mĩ thuật đòi hỏi GV phải am hiểu về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy, học sinh phải có năng khiếu, hiểu biết rộng về xã hội và hứng thú trong học tâp. Nhưng phần lớn HS càng lên lớp cao hơn càng không có hứng thú học tập môn Mĩ thuật bởi vì: +Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi. +Do chưa hiểu đúng đắn được mục đích của môn Mĩ thuật. +Do còn phân biệt môn chính, môn phụ. +Trong quá trình dạy – học Mĩ thuật GV chưa gây hứng thú cho học sinh. Trong những năm vừa qua Bộ giáo dục - Đào tạo đã và đang thực hiện thay mới SGK ở từng cấp học. Quá trình đổi mới SGK gắn liền với đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho cách mạng trong giai đoạn hiên nay. Đặc biệt con người nhận thức thế giới thông qua các hình ảnh, hiện tượng cụ thể. Những gì nhìn thấy được hoặc đã được tiếp xúc và tận mắt nhìn thấy. Qua cái thực con người nhận thức thế giới ngày càng phòng phú hơn và qua đó sáng tạo tất cả những gì cần cho cuộc sống của mình. Theo câu nói của Bác Hồ: “Lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyết xuông thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng” Vậy làm như thế nào để kết hợp được giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình dạy – học môn Mĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng học tập của môn học này. Đấy là lý do tôi chọn đề tài: “Sự cần thiết phải liên hệ thực tế trong dạy học phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật ở trường THCS” Để làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. III- Đối tượng nghiên cứu. Các bài vẽ tranh đề tài trong chương trình Mĩ thuật 6,7,8,9. IV- Tài liệu tham khảo. - SGK, SGV Mĩ thuật 7. -Mĩ thuật và phương pháp dạy học, NXB Giáo dục, xuất bản năm 2001. -Mĩ học và giáo dục thẩm mỹ, NXB giáo dục, Xuất bản năm 2000. V- Phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở phương pháp luận CN Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về mĩ học và giáo dục thẩm mỹ. - phương pháp cụ thể. +Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, Giáo dục học, tâm lý học lứa tuổi, Mĩ thuật và phương pháp dạy học, tranh ảnh và các vấn đề có liên quan. + Phương pháp điều tra xã hội học, thực nghiệm sư phạm VI. mục đích và đóng góp của đề tài. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu tôi mạnh dạn nêu lên giả thuyết khoa học: Có thể nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật bằng kết hợp hình thức liên hệ thực tiễn trong dạy vẽ tranh ở trường THCS. Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu sẽ đạt đươc những mục đích sau: - Nâng cao được chất lượng dạy học trong dạy học phân môn vẽ tranh đề tài. - Học sinh tiếp thu bài học một cách có hiệu quả, và biết vận dụng những kiến thức đã học từ bài học vào trong cuộc sống hằng ngày tốt hơn. Đóng góp của đề tài:Đề tài được thực hiện sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, phát huy nững mặt tích cực khi liên hệ thực tế trong dạy – học Mĩ thuật nói chung và dạy phân môn vẽ tranh nói riêng. B. phần nội dung. I- những ưu điểm, hạn chế khi liên hệ thực tế trong dạy học vẽ tranh đề tài. 1.Ư u điểm: -Trong dạy học phân môn vẽ tranh đề tài, việc liên hệ thực tê tạo điều kiên cho các em hiểu nhanh hơn về các từ ngữ khó hiểu,các vấn đề trừu tương đối vơi các em trong quá trình tiếp nhận thông tin mới từ bài học. VD:Khi học sinh gặp phải từ “sắp xếp bố cục” học sinh đang còn bở ngở chưa hiểu ra được vấn đề, giáo viên co thể liên hệ ngay trong thực tế như: ở lớp học ta bầy bàn ghế một cách lộn xộn như thế nay(h.1) có phù hợp không? câu hở này GV không cần đòi hỏi HS phải trả lời hoặc trả lời thay cho các em, mà khi đó HS đã tự tìm ra được câu trả lời. Bàn GV Cửa ra vào Bàn ghế HS H.1:sắp xếp bàn ghế lộn xộn trong giờ học. -Khi học sinh vẽ một bức tranh rất bé trên một tờ giấy rất lớn, vẽ như vậy là không hợp lí nhưng GV không nhắc học sinh là em vẽ như vậy là không đẹp vì nhắc như vậy sẽ làm học sinh chán nản không chịu vẽ tiếp.lúc này Gv có thể liên hệ như sau chẳng hạn: Nếu em mặc áo của bố em thì sẽ có có cảm giác như thế nào?từ đó học sinh sẽ nghi ra và tìm được câu trả lời cho bai vẽ cửa mình. Trong quá trình dạy – học nếu GV thường xuyên liên hệ giữa nội dung bài học với thực tế sẽ làm cho tiết học trở nên vi vẻ hơn,học sinh hiểu bài nhanh hơn, đỡ mất nhiều thời gian cho công việc tuyền thụ kiến thức một cách thụ động, mà khi đó GV và HS cùng tham gia vào quá trình dạy – học. 2.nhược điểm. khi liên hệ thực tế trong dạy – học vẽ tranh GV chi chú trọng đến những vấn đề liên quan đến bài học, mà quên đi phần kiến thức trọng tâm, mục tiêu của bài học, làm cho chất lượng giờ học thể bị giảm xuốt. Liên hệ thực tế GV khó có thể đưa ra vấn đề liên hệ phù hợp với từng đối tượng HS, nếu vấn đề liên hệ dễ quá sẽ làm HS nhàm chán họăc vấn đề liên hệ khó quá HS sẽ không hiểu được vấn đề một cách cặn kẻ. Đối với GV khi liên hệ thực tế thì mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tế liên quan đến bài học, liên quan đến sự hiểu biết của học sinh, và rất công phu để soạn thảo sao cho những vấn đề liên hệ phù hợp với những bài học. Các vấn đề liên hệ thường rất ít nếu không chú ý thì sẽ dẫn đến liên hệ trùng lặp nhiều lần làm cho giờ học đơn điệu và nhàm chán, học sinh không có hứng thú học tập. II.một số hình thức liên hệ và hướng khắc phục nhược điểm trong khi liên hệ thực tế. 1.liên hệ trực tiếp với nếp sống, nếp ăn, nếp ở,...của học sinh. Đây là hình thức liên hệ đơn giản nhất đối với học sinh, vì liên hệ đúng vào những vấn đề mà học sinh thường găp nhất trong cuộc sống hằng ngày của chính mình, chính những hình thức liên hệ này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu qua rất cao đối với học sinh có học lực yếu hoặc trung bình. VD1: Nếu trong giờ thực hành HS vễ bố cục trên trang giấy như hình.2 Hình.2 Bố cục bị nhỏ quá so với tờ giấy. -Trong trường hợp này GV có thể liên hệ như sau:Thân hình em nhỏ như thế này ma em mặc một chiếc áo rộng thì em sẽ có cảm gác như thế nào? Có khó chịu không? Khi đó HS sẽ trả lời rằng rất khó chịu. Lúc đó GV lại hỏi tiếp vậy em tìm bố cục trên trang giấy như thế này(h.2) thì đã hợp lí chưa? Bức tranh sẽ cho cảm giác lỏng lẻo. H.3 Bố cục bị lệch lên góc trái VD2: Nếu HS vẽ bố cục bị lệch như hình.3, hoặc bị lệch lên góc phải, hay lệch xuống. Trong trường hợp này Gv có thể liên hệ như sau: em mặc áo mà hàng khuy bị lệch thi trông sẽ như thế nào? Dựa vào câu trả lời của HS, GV hỏi em sắp xếp bố cục bị lệch như H.3 thì có được không? H.4 Bố cục vừa với trang giấy. VD3: Nếu học sinh vẽ tranh mà sắp xếp các hịnh ảnh quá nhiều khiến cho bố cục bị chật chội. GV có thể liên hệ: Nếu trong nhà em mà sắp xếp quá nhiều đồ vật khiến cho không có cả lối đi, khi đó em sẽ có cảm giác như thế nào? Lúc này HS sẽ hiểu và tự tìm ra cách sắp xếp khác hợp lí hơn, 2.hình thức liên hệ với các môn học khác. Đây là hình thức liên hệ với các môn học có liên quan với môn Mĩ thuật trong chương trình THCS như Văn, Ân nhạc, Toán, Địa... a.Liên hệ với môn Văn học. VD: Khi học sinh vẽ tranh về “Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường” HS chọn nội dung là “Dọn vệ sinh làng xóm” nưng HS vẽ các nhân vật chiếm rất ít diện tích trong tranh, phần còn lại học sinh lại vẽ quá nhiều về phong cảnh như vậy tranh có hình ảnh chính là phonh cảnh không làm rõ được nội dung đề tài, tức là HS đã bị lạcđề. Trong trường hợp này GV có thể liên hệ như sau: Nếu như đề bài một bài văn là “Em hãy miêu tả về Mẹ của em” nhưng em lại miêu tả về Bố em thì bài văn đó có bị lạc đề không? thông qua câu trả lời của HS, GV liên hệ với bài vễ của HS luôn, tranh của em miêu tả quá nhiều về phong cảnh như vậy thì có làm rõ được nội dung đề tài hay không? HS sẽ so sánh và tự tìm ra câu trả lời cho mình. b.Liên hệ với môn Âm nhạc. VD: Khi học sinh vẽ hình có các nhân vật giống nhau như hình.5, hoặc bài vẽ của HS có đậm nhạt đều nhau. H.5 Các nhân vật vẽ trong tranh giống hệt nhau làm cho tranh vẽ đơn điệu. - Lúc này GV có thể liên hệ như sau: Nếu như một bài hát từ đầu đến cuối bài chỉ có mình nốt son không, thì bài hát đó có hay không? khi đó HS sẽ nhận ra được vấn đề. Tranh vẽ phải có hình ảnh các nhân vật có hìng dáng khác nhau, màu sắc phải có đậm nhạt thì tranh mới sinh động. c.Liên hệ với môn Toán. Nếu HS khi vẽ tranh không tiến hành theo từng bước, cứ đặt bút là vẽ ngay các nhân vật, vẽ xong không ưng rồi lại xóa, làm như vậy mất rất nhiều thời gian nhưng không đạt được hiệu quả. Khi đó GV có thể liên hệ với một bài toán chẳng hạn như: Tính S = (-7,8) + (-5,3) + (+7,8) + (-1,3) Cách1:S = (-7,8) + (-5,3) + (+7,8) + (-1,3) =(-13,1) + (+7,8) + (+7,8) + (+1,3) =(-5,3) + (+1,3) =-4 Làm như vậy sẽ mất thời gian và không lôgic mà ta nên làm như thế này. Cách.2:S = (-7,8) + (-5,3) + (+7,8) + (-1,3) =[(-7,8) +(-7,8)] + [(-5,3) +(+1,3)] = 0 + (-4) = -4 Làm theo cách.2 sẽ lôgic hơn, tức là làm từ bao quát đến chi tiết bài làm sẽ nhanh hơn, có hiệu quả hơn. Như vậy khi vẽ tranh chúng ta cũng nên vẽ từ bao quát đến những chi tiêt nhỏ thì bài vẽ sẽ đẹp hơn. Khi sử dụng các hình thức liên hệ trên, đòi hỏi GV phải có kiến thức về các môn học khác một chính sắc để có những hình thức liên hệ phù hợp với từng đối tượng HS cụ thể, mới mang lại được hiệu quả cao. 3.liên hệ với trực quan sẵn có. Học sinh khi vẽ tranh có bố cục, hình ảnh, màu sắc, đậm nhạt không hợp lý. khi đó Gv liên hệ ngay với các tranh của học sinh, họa sĩ mà GV đã sưu tầm. Bằng những câu hỏi gợi mở như các em thấy bức tranh nào có bố cục đep, bức tranh nào có nội dung hay, bức tranh nào có hình ảnh sinh động? vậy tranh của bạn đã sinh động chưa? ...Với loại hình thức liên hệ này GV nên liên hệ khi nhận xét bài của học sinh vào cuối giờ. Để sử dụng hình thức liên hệ này có hiệu quả GV nên sưu tầm tranh có nhiều đề tài khác nhau của học sinh của họa sĩ để liên hệ có nội dung phong phú hơn. III. thực nghiệm sư phạm. Để kiểm định tính khả thi của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Vạn Xuân – Thường Xuân – Thanh Hóa. 1.Mục đích thực nghiệm. Nhằm khẳng định tính đúng đắn và mức độ của các hình thức liên hệ. +Đối tượng thực nghiệm: -31 HS, lớp 7A, trườngTHCS Vạn Xuân- Thường Xuân năm học 2007 – 2008. +Nội dung thực nghiệm: -Sử dụng tất cả các hình thức liên hệ trong dạy - học môn Mĩ thuật phân môn vẽ tranh. +Phương pháp thực nghiệm: -Dựa vào kết quả thực nghiệm, tôi áp dung phương pháp đối chứng và vẽ biểu đồ để tiến hành phân tích. Từ đó rút ra kết luận. 2.Kết quả thực nghiệm: -Học sinh đạt được kết quả theo bảng sau: STT Lớp Số Lượng Học Lực Giỏi Khá TB Yếu sl % sl % sl % sl % 1 7A 31 5 16,1 9 29,0 17 54,9 0 0 2 7B 30 2 6,7 5 17,0 19 63,3 3 10,0 3 7C 30 3 10,0 5 17,0 20 66,7 2 6,7 4 7D 31 2 6,5 3 9,7 22 64,5 4 13,0 Hình.6-Biểu đồ thể hiện học sinh khá giỏi ở các lớp. Thông qua biểu đồ trên ta thấy rằng ở lớp 7A có sử dụng hình thức liên hệ với thực tế thì chất lượng học sinh đạt khá, giỏi nhiều hơn các lớp khác rất nhiều, cụ thể là: -Học sinh giỏi nhiều hơn lớp khác từ 6,1 – 9,6%. -Học sinh khá cao hơn các lớp khác từ 12 – 19,3% -Hoc sinh TB ít hơn so với lớp khác từ 8,4 – 16,1% và không có HS yếu kém. xét một cách tổng thể ta thấy HS khá giỏi ở lớp 7A có cố lượng nhiều hơn các lớp không áp dụng hình thức liên hệ vào trong giảng dạy môn Mĩ thuât ở phân môn vẽ tranh. Kết luận :- Đề tài có tính khả thi. - Hơn nữa trong quá trình áp dụng hình thức liên hệ với thực tế học sinh tỏ ra rất hứng thú học tập, chịu khó tìm tòi tư duy, sáng tạo trong học tập, tạo không khí học tập rất sôi nổi, giảm áp lực trong giờ học, thu được kết quả cao trong quá trình dạy – học. C. Phần kết luận. Hiện nay đổi mới phương pháp dạy – họ đang là một vấn đề bức thiết được xã hội quan tâm rất nhiều. Đề tài này được áp dụng vào thực tế sẽ làm tăng hiệu quả trong dạy học phân môn vẽ tranh nói riêng và giảng dạy môn Mĩ thuật nói chung.Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi thấy rằng để phát huy hết tác dụng có hiệu quả của đề tài này GV cần thực hiện nghiêm túc khi giảng dạy và cần chú ý những vấn đề sau: - Thông qua cuộc sống hằng ngày GV tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, trình độ tiếp thu của từng đối tượng, để có hình thức liên hệ phù hợp hơn. - Bên cạnh việc sưu tầm và sử dụng đồ dùng trực quan sẵn có, GV cần làm thêm các đồ dùng dạy học cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể, ĐDDH phải có tính thẩm mĩ, chứa đựng kiến thức trọng tâm bài học. - GV cần tìm hiểu thêm kiến thức các môn học khác, tìm hiểu thêm thông tin học sinh qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để bổ trợ cho công việc liên hệ trong giảng dạy được tốt hơn. -Ki liên hệ thực tế GV nên đặt những câu hỏi ở dạng mở để học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong học tập, và tránh tình trạng máy móc trong khi liên hệ. Bản thân tôi là một Giáo viên mới ra trường kiến thức chuyên môn và phương pháp còn hạn chế, vì vậy đề tài khó tránh khỏ những thiếu sót. Rất mong được bạn đọc góp ý chân thành để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía +Ban Giám hiệu. +Các đồng chí giáo viên bộ môn . +Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm. +Tập thể học sinh lớp 7A trường THCS Vạn Xuân - Thường Xuân – Thanh Hóa đã giúp tôi khắc phục những khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Để đáp lại lòng nhiệt tình đó tôi xin hứa sẽ cố gắng và thực hiện mở rộng để phát huy hết tác dụng của đề tài, đồng thời nghiên cứu thêm một số đề tài khác để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Ngay 01/ 01/2008 GV: Nguyễn Văn Hoan
File đính kèm:
- tran hoan 2.doc