Đề tài Sử dụng một số phần mềm vi tính và máy ảnh kỹ thuật số vào việc chuẩn bị bài giảng sách giáo khoa tiếng anh 6, 7, 8

Ví dụ 3: English 7 Language focus 4 – 5) P. 128

Tôi cho học sinh hướng dẫn nhau làm món omelet (Minh hoạ : SKKN/ Examples/ E7 - LF 4 ) thay vì làm bài Language focus 4 - 5) P.128 làm trên lớp tôi cho học sinh về nhà làm.

Look at the pictures and complete the instructions, then put them into correct order, using the words in the box:

 

doc13 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Sử dụng một số phần mềm vi tính và máy ảnh kỹ thuật số vào việc chuẩn bị bài giảng sách giáo khoa tiếng anh 6, 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Phòng GD - ĐT Sóc Sơn
Trường THCS Mai Đình
llllll
	 Môn: Tiếng nước ngoài
Đề tài:
 Sử dụng một số PHầN MềM VI tính và máy ảnh kỹ thuật số vào việc chuẩn bị bài giảng
 sách giáo KHOA TIếNG ANH 6, 7, 8
Người viết : Nguyễn Thị Thu Lan
Tổ Năng khiếu - Trường THCS Mai Đình
Năm học 2004 – 2005
 Giáo viên : Nguyễn Thị Thu Lan
 Tên đề tài: 
Sử dụng một số PHầN MềM vi tính và máy ảnh kỹ thuật số vào việc chuẩn bị bài giảng 
sách giáo KHOA TIếNG ANH 6, 7, 8
 I. Đặt vấn đề : 
Đã từ lâu môn Ngoại ngữ nói chung, môn tiếng Anh nói riêng được đưa và giảng dạy tại các trường THCS. Việc giảng dạy theo bộ sách giáo khoa đã có từ hàng chục năm nay. Phương pháp giảng dạy các đơn vị bài học trong bộ sách giáo khoa đó đã được mặc nhiên thừa nhận và truyền từ giáo viên này sang giáo viên khác thông qua việc học tập , thực tập khi còn là sinh viên ở các trường sư phạm hoặc khi dự giờ, dự chuyên đề của đồng nghiệp khi đã trở thành giáo viên ở các trường THCS. Quá trình giảng dạy diễn ra nhiều năm nhưng giáo viên cũng ít có điều kiện để thay đổi cách dạy của mình do những hạn chế về nhiều mặt như : hệ thống kênh hình, kênh tiếng trong SGK, những thông tin trong sách đã lạc hậu không gây được hứng thú cho học sinh, ... Để khắc phục được những hạn chế đó đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc vào việc bổ sung thông tin, tạo kênh hình, kênh tiếng, biên soạn và tổ chức các hoạt động của học sinh để đảm bảo cho việc giảng dạy có hiệu quả tích cực. 
Do đặc thù ở nông thôn, phần lớn học sinh ngoài giờ đi học các em còn phải lao động giúp đỡ gia đình nên các em không có nhiều thời gian ôn bài và học bài ở nhà . Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em có thể thuộc bài ngay trên lớp để khi về nhà các em chỉ cần dành ít thời gian cho việc ôn lại các kiến thức đã học trên lớp.
Việc thay sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 năm học 2002-2003 đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong công tác giảng dạy và học tập trong các nhà trường. Để giờ dạy có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tập trung nhiều thời gian hơn vào việc nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học  sao cho có thể tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh trong giờ học theo phương châm học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với khối lượng công việc khổng lồ đó lại cần phải hoàn thành trong một thời gian hạn chế do phân phối chương trình SGK đã định sẵn nếu chúng ta vẫn làm theo cách thủ công thì quả là khó khăn. Từ thực tế tôi được phân công giảng dạy Tiếng Anh chương trình SGK mới. Các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy hầu như không có gì ngoài chiếc đài cassette và quyển sách giáo khoa. Qua nghiên cứu SGK tôi thấy hệ thông kênh hình trong đó tuy rất phong phú và đẹp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, phù hợp với mục đích tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp theo từng tiết học cụ thể. Cải tiến hệ thống kênh hình cho phù hợp với tiết dạy tốn rất nhiều thời gian và cả kinh phí. Thông qua việc dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp, tôi thấy ở các bộ môn khác các giáo viên có thể vẽ hình lên tấm phim trong rồi sử dụng đèn chiếu ( Overhead Projector ) để chiếu lên phông cho học sinh xem và luyện tập. Từ đó tôi nảy sinh ra ý định sử dụng đèn chiếu vào các giờ dạy Tiếng Anh. Và để giải quyết vấn đề kênh hình tôi đã khai thác một số phần mềm của máy vi tính , máy ảnh kỹ thuật số để có thể tạo ra các hình vẽ, ảnh, các giáo án phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh . Toàn bộ việc soạn giáo án, thiết kế bài giảng cho từng tiết dạy được thực hiện trên máy vi tính giúp cho tôi dễ dàng thay đổi các hoạt động học tập của học sinh một cách nhanh chóng, tiết kiệm.
	Qua hơn một năm sử dụng phần mềm Paint, công cụ vẽ Drawing & thư viện ảnh Clip Art của office 97 vào việc thiết lập kênh hình vào hoạt động dạy – như tôi đã trình bày ở Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2003 – 2004 – kết hợp với việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm sử lý ảnh ACD see 5.0, tôi có thể sử dụng triệt để kênh hình trong sách giáo khoa khi soạn giảng trên Microsoft PowerPoint. Điều này tạo nên không khí học tập sôi nổi, tích cực , học sinh chủ động tiếp thu kiến thức ngay trên lớp.
II Nội dung:
	Như đã trình bày ở trên, việc soạn giảng SGK Tiếng Anh mới đòi hỏi giáo viên phải đổi mới hoàn toàn về phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức trong việc soạn giáo án cũng như chuẩn bị đồ dùng dạy học để tổ chức giờ dạy có hiệu quả.
Tôi xin trình bày giải pháp giúp giáo viên không hao tốn nhiều thời gian và kinh phí trong việc chuẩn bị giáo cụ trực quan phục vụ cho các tiết dạy mà tôi đã áp dụng để minh hoạ cho các vấn đề nêu trên. 
	+ Tạo tranh ảnh và lưu giữ trong Microsoft Word (Minh hoạ: SKKN 04-05/ Picture/ E7- Unit 6, SKKN 04-05/ Picture/ Picture 6) trên máy vi tính qua việc kết hợp phần mềm Paint, công cụ Drawing & thư viện ảnh Clip Art, hay sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm sử lý ảnh ACD see 5.0.
	+ Giáo viên có thể dễ dàng soạn giảng trên PowerPoint, hoặc in ảnh ra phim trong khi sử dụng đèn chiếu.
	Tuỳ theo yêu cầu của mỗi đơn vị bài học giáo viên có thể thay đổi cách thức giới thiệu tranh, ảnh và cho học sinh luyện tập, đưa ra các loại hình bài tập , trò chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
	Khi đã chuẩn bị đầy đủ các tranh vẽ, sử dụng máy chiếu trên lớp học hay trình diễn trên PowerPoint giúp giáo viên và học sinh không phải phụ thuộc vào sách giáo khoa. Hơn nữa, học sinh chủ động tiếp thu bài mới , tự khám phá ra sự khác nhau so với tranh trong sách giáo khoa tạo ra động lực giúp học sinh yêu thích môn học , tích cực xây dựng bài trên lớp , chăm chỉ ôn và làm bài tập ở nhà hơn.
Bước 1: 
Tạo tranh qua việc kết hợp phần mềm Paint, công cụ Drawing & thư viện ảnh Clip Art như tôi đã trình bày ở Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2003 – 2004.
Tạo ảnh qua việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm sử lý ảnh ACD see 5.0 (Minh hoạ: SKKN 04-05/ Picture/ Picture 7 )
Bước 2: Thiết kế các loại hình bài tập (có thể sử dụng trên đèn chiếu) 
Bước 3: Thiết kế bài giảng trên PowerPoint.
Tôi xin trình bày cụ thể như sau:
	Ví dụ đối với sách giáo khoa tiếng Anh 7, tôi đã sử dụng máy ảnh kỹ thuật số chụp khoảng trên 300 ảnh, sau đó tôi sử dụng phần mềm ACD see 5.0 để sử lý ảnh và lưu giữ trong Microsoft Word theo từng đơn vị bài học tiện cho việc sử dụng chúng trong khi soạn giảng từng tiết học:
Unit 1: 16 ảnh
Unit 2: 5 ảnh
Unit 3: 11 ảnh
Unit 4: 11 ảnh
Unit 5: 18 ảnh
Unit 6: 20 ảnh
Unit 7: 8 ảnh
Unit 8: 11 ảnh
Unit 9: 9 ảnh
Unit 10: 11 ảnh
Unit 11: 4 ảnh
Unit 12: 23 ảnh
Unit 13: 21 ảnh
Unit 14: 9 ảnh
Unit 15: 4 ảnh
Unit 16: 9 ảnh
Language focus 1: 13 ảnh
Language focus 2: 14 ảnh
Language focus 3: 3 ảnh
Language focus 4: 23 ảnh
Language focus 5: 13 ảnh
Vì khối lượng ảnh lưu giữ trong Microsoft Word quá lớn (750 MB) nên tôi xin trình bày qua File ảnh được thực hiện trên PowerPoint (Minh hoạ: SKKN 04-05/ Picture/ Picture 7 – Hệ điều hành Win XP , Office XP) và lưu giữ trong đĩa CD gửi kèm theo . 
	Sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ (được lưu trong đĩa CD gửi kèm theo Sáng kiến kinh nghiệm, có hiệu quả nhất khi trình diễn trên Microsoft PowerPoint – Hệ điều hành Win XP, Office XP) về việc tôi đã sử dụng những tranh, ảnh tôi đã tạo ra qua việc sử dụng một số phần mềm của máy vi tính và máy ảnh kỹ thuật số chụp hình sách giáo khoa ngoài những ví dụ tôi đã nêu ra ở Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2003 – 2004 (Minh hoạ: SKKN 04-05/ SKKN 03 – 04) 
Ví dụ1: Khi tôi thiết kế bài giảng SGK Tiếng Anh 7 Unit 6 Lesson 1 A1 P.60 trên PowerPoint (Minh hoạ: SKKN 04-05/ Examples/ E 7 – Unit6 - L1), tôi đã sử dụng ảnh trong file (SKKN 04-05/ Picture /E7 - Unit 6) như sau:
Tôi giới thiệu lần lượt từng ảnh:
 + Minh và Hoa đang nói chuyện và nói:
“We are going to learn a dialogue between Minh and Hoa. They are talking about their after-school activities.”
Minh
Hoa
1
 + Hoa cùng các bạn đang chơi bóng chuyền và nói: 
“ Hoa likes playing volleyball.”
2
 + Minh đang đứng chơi cùng các bạn và nói: 
“Minh usually meets his friends.”
3
Kết hợp với việc cài đặt âm thanh từ CD – ROM Tiếng Anh 7 của Sở GD ĐT thành phố Hồ Chí Minh – Công ty sách & thiết bị trường học tôi cho học sinh nghe (có thể cho học sinh nhắc lại từng câu) và nhận biết một số thông tin trong bài qua bài tập sau giúp học sinh trả lời câu hỏi A1 P.61 dễ dàng hơn.
+ Tôi cho học sinh đoán các câu sau Đúng hay Sai:
T/ F prediction:
Hoa is doing her English homework.
Hoa and Minh are going to get a cold drink in the
cafeteria.
Ba is learning to play piano in the music room.
Minh usually meets his friends after school.
Hoa likes playing soccer.
+ Sau khi học sinh đọc bài đưa ra đáp án từ a, - f, . Tôi có sử dụng liên kết từ đáp án a, - f, để tiện cho việc trình diễn và không mắc lỗi, giáo viên cho học sinh xem đáp án từng câu một bằng cách kích chuột (J) tới vị trí từng câu.
Nếu không có điều kiện soạn giảng trên PowerPoint, không có máy in màu thì giáo viên có thể sử dụng thêm phần mềm Paint để chuyển đổi ảnh sang dạng ảnh đen trắng như ảnh (1), (2), (3) đã nêu ở trên trong việc sử dụng đèn chiếu (để thêm phần sinh động , giáo viên có thể tô màu vào tranh sau khi in tranh ra giấy bóng kính ).
Ví dụ 2: Thiết kế bài dạy Unit 12 Lesson 2 A1-2 P. 114-116 sau khi giới thiệu mẫu câu cho các em luyện tập theo tranh được thiết lập trên PowerPoint (Minh hoạ: SKKN 04-05/ Examples/ E7 - Unit 12 – L2) 
+ Giáo viên giới thiệu từng món ăn , học sinh luyện nói câu đồng tình (Picture Cue Drill)
S1: I like apples
S2: I do, too./ So do I 
Example exchange:
Or
S1: I don’t like apples.
S2: I don’t, either./ Neither do I.
+ Giáo viên sử dụng luôn những tranh đó kết hợp với những tiện ích của PowerPoint cho học sinh chơi trò Noughts and Crosses giúp học sinh được luyện tập sâu hơn . 
J
J
J
J
Ví dụ 3: English 7 Language focus 4 – 5) P. 128 
Tôi cho học sinh hướng dẫn nhau làm món omelet (Minh hoạ : SKKN/ Examples/ E7 - LF 4 ) thay vì làm bài Language focus 4 - 5) P.128 làm trên lớp tôi cho học sinh về nhà làm.
Look at the pictures and complete the instructions, then put them into correct order, using the words in the box:
fold, heat, pour, break, beat, cook, add, pour
.............. the oil
...... the mixture in the pan.
........... three eggs into a bowl.
......... the eggs.
salt
pepper
.............. with salt and pepper.
................the omelette.
......... a little oil into the pan.
oil
D
EA
C
G
H
............... the omelette.
F
B
A
Sử dụng các tiện ích của PowerPoint tôi đưa ra đáp án điền từ lần lượt từ Picture A – F và sau đó sắp xếp theo tự từ 1-8.
	Ví dụ 4: English 7 Unit 5 Lesson 4 B1 (except for B1b) P.56-57 để học sinh luyện tập dễ dàng thì Hiện tại tiếp diễn, tôi đưa ra lần lượt từng bức tranh từ tranh thứ nhất đến tranh thứ bảy kèm theo đáp án (Minh Hoạ: SKKN 04-05/ Examples/ E7 – Unit 5 – L4) 
	Ví dụ 5: English 7 Unit 9 Lesson 2 A2 P. 87-88
Phần Post Reading , tôi cho học sinh kể lại chuyến đi của gia đình ông Robinson tới thăm công viên nuôi cá Trí Nguyên theo từng hình ảnh có đáp án trước, sau đó kết hợp tất cả các tranh giúp cho những học sinh còn yếu, nhút nhát có cơ hội được luyện tập. (Minh hoạ: SKKN 04-05/ Examples/ E7 – Unit 9 – L2)
Ví dụ 6: English 7 Unit 2 Lesson 4 B 4-5 P. 25-26 để kiểm tra lại từ vựng trước bài đọc tôi đã sử dụng một số tiện ích của máy vi tính thiết lập trò chơi Wordsquare tạo ra không khí học ngay từ ban đầu (Minh hoạ: SKKN 04-05/ Examples/ E7 – Unit 2 – L4). Khi trình diễn trên PowerPoint tôi chỉ cần kích chuột (J) vào những vị trí trên sơ đồ sau :
#
phone
happy
#
9
#
b
i
r
t
h
d
a
y
e
f
l
k
j
a
n
g
r
m
o
t
w
f
p
e
e
r
a
e
n
o
h
p
i
c
o
n
t
q
l
j
y
r
i
w
e
a
l
i
v
e
f
n
z
r
d
d
r
e
s
s
u
o
v
"
live
friend
!
$
8
nervous
name
address
"
birthday
;
date of birth
worry
Muốn cho học sinh xem đáp án, giáo viên chỉ cần kích chuột (J) vào chữ ở dưới bảng ô chữ.
	Ví dụ 7: English 7 Unit 11 Lesson 1 A1 P. 107-108, tôi cho học sinh ôn lại một số động từ bất qui tắc thông qua trò chơi Pelmanism ( Minh hoạ: SKKN 04-05/ Examples/ E7 – Unit 11 – L1)
	Tôi thiết kế trò chơi này trên PowerPoint gồm 7 file (chỉ hiển thị 1 file chính trên đĩa), 44 slide có thể sử dụng trong nhiều tiết dạy khác nhau. Giáo viên chỉ cần thay thế, sửa đổi nội dung thông tin mà mình cần truyền đạt tới học sinh (ví dụ thay thế các động từ bằng từ loại khác hay tranh ảnh).
	Trong trò chơi này tôi cho học sinh ôn lại 6 động từ bất qui tắc (leave, tell, give, take, have, be)
 Verbs
 leave
 tell
 give
 take
 have 
 be
 Past
gave
 left
was/ were
took
 told
 had
	Để điều khiển trò chơi này trên lớp, trước tiên giáo viên mở file (SKKN 04-05/ Examples/ E7 – Unit 11 – L1), sau đó hướng dẫn học sinh cách thức chơi. 
Ví dụ: Có hai đội chơi, đội chơi thứ nhất chọn 1- E, giáo viên chỉ cần kích chuột (J) tới vị trí 1 à E, để tiếp tục chơi giáo viên ấn phím Esc, Ctrl + Break, hay phím (-) để quay lại slide ban đầu, đến lượt đội chơi thứ 2 chọn. Cứ như vậy cho tới khi học sinh tìm ra tất cả 6 đáp án . Trong khi chơi tuỳ vào điều kiện, khả năng giáo viên có thể cho điểm ngay vào hai hình tròn màu đỏ và trắng (tượng trưng cho hai đội đỏ và trắng) ở slide ban đầu, hay ghi lên bảng đen. Kết thúc trò chơi giáo viên nháy chuột trái (hay ấn phím $) từ slide ban đầu cho học sinh xem đáp án. 
* Kết quả thực hiện:
	Qua hơn một năm học nghiên cứu ứng dụng một số phần mềm của máy vi tính và máy ảnh kỹ thuật số tôi đã tạo ra và sử dụng tranh vẽ, ảnh kết hợp với máy chiếu (Overhead) cho thấy 100% học sinh tập trung theo dõi và tích cực tham gia xây dựng bài trên lớp. Nếu giáo viên sử dụng triệt để những công dụng của máy chiếu và máy tính, cùng với việc chuẩn bị bài giảng trên vi tính giúp giáo viên tiết kiệm thời gian ở nhà cũng như trên lớp học - học sinh hầu như không phải phụ thuộc vào sách giáo khoa , tập trung theo dõi bài giảng hơn và được tiếp xúc với nhiều loại hình bài tập, giáo viên không mất thì giờ vào việc trình bày bảng, có thể bao quát, hướng dẫn các hoạt động học tập, dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập.
	Kết hợp một số phần mềm của máy vi tính và máy ảnh kỹ thuật số, tôi có thể thiết lập được nhiều tranh phục vụ cho việc giảng dạy trên lớp, tuỳ từng đối tượng học sinh tôi có thể thay đổi cách thức giới thiệu và rèn luyện ngữ liệu của bài học mà không phải tốn nhiều công sức, học sinh tiếp thu và khắc sâu bài mới nhanh chóng.
 III. Kết luận:
Trong tương lai không xa, việc soạn giảng bằng thiết bị hiện đại ( vi tính , hình ảnh động ...) không còn là điều xa lạ .Qua thời gian mạnh dạn học hỏi , nghiên cứu sử dụng một số phần mềm vi tính kết hợp với việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, tôi nhận thấy công việc này đạt hiệu quả khá cao.
Ưu điểm:
+ Giúp giáo viên có thể thực hiện tốt phương pháp giảng dạy mới , sử dụng phương tiện hiện đại sẵn có của nhà trường ( Overhead), giảm thời gian trình bày bảng, tiết kiệm kinh phí hơn so với việc vẽ tranh trên giấy lại có thể bảo quản dễ dàng ( chép vào đĩa mềm hoặc đĩa CD để lưu ).
+ Học sinh có điều kiện tiếp cận với phương tiện, phương pháp giảng dạy hiện đại. Thông qua các tiết dạy, ngoài việc giúp các em thêm yêu thích Tiếng Anh, các em còn rất hứng thú với việc học các môn học khác như môn Mỹ thuật, Tin học.
+ Hình ảnh, bài tập, trò chơi qua đèn chiếu được phóng to làm cho học sinh tập trung theo dõi bài giảng, tích cực tham gia vào giờ học, dần dần tiến tới mục đích sách giáo khoa chỉ còn là tài liệu tham khảo cho các em chuẩn bị và ôn bài ở nhà.
+ Năm học sau giáo viên không cần phải soạn lại giáo án, chỉ cần bổ sung thêm hoặc thay đổi một số hoạt động cho phù hợp đối tượng. Do sách giáo khoa mới được biên soạn theo hệ thống vòng tròn đồng tâm nên giáo viên có thể dễ dàng ứng dụng hệ thồng kênh hình của sách giáo khoa vào việc giảng dạy lớp trên bằng cách sửa lại cho phù hợp.
+ Thông qua việc sử dụng phần mềm Paint, công cụ vẽ Drawing & thư viện tranh Clip Art chúng ta dễ dàng thiết kế được những bức tranh sinh động phục vụ cho mục đích giảng dạy.
+ Nhờ vào máy ảnh kỹ thuật số tôi có thể khai thác triệt để kênh hình trong sách giáo khoa mới, làm cho các giờ học thêm phần phong phú, sôi động, học sinh tiếp thu bài mới một cách tự nhiên không bị gò ép. Đặc biệt khi giáo viên có điều kiện soạn giảng trên Microsoft PowerPoint, có phòng học tiếng riêng và đầy đủ trang thiết bị hiện đại, bắt kịp các phương pháp giảng dạy hiện đại .
+ Nhiều giáo viên có thể thực hiện được, không phải nhờ đến chuyên gia tin học.	 
 Những tồn tại và những khó khăn:
+ Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn, cả trường chỉ có 3 máy chiếu do vậy để có thể sử dụng được máy chiếu trên lớp không phải dễ dàng, nhiều khi giáo viên phải năng động tự tìm cách khắc phục : in tranh ra giấy, phô tô bài cho học sinh - điều này làm giảm hiệu quả của hệ thống kênh hình.
+ Ngoài việc sử dụng tranh vẽ qua máy chiếu để giới thiệu và luyện tập từ mới hay mẫu câu giáo viên cũng cần phải biết kết hợp với các thủ thuật khác như : sử dụng đồ vật thật ( Realia), những cử chỉ điệu bộ (Mime) , trò chơi thích hợp với từng bài ( Slap the board, What and where, Hangman), chép chính tả (Dictation) .v.v. để giờ học thêm phần sinh động tránh sự nhàm chán đối với học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
Trên đây là một số ví dụ cụ thể và những đánh giá cơ bản của tôi trong việc sử dụng một số phần mềm máy vi tính và máy ảnh kỹ thuật số vào việc tạo kênh hình cho các tiết dạy sách Tiếng Anh mới. Với thời gian đưa vào sử dụng đến nay là hơn một năm học, tuy đã gặt hái được một số thành công nhất định nhưng cũng không tránh khỏi một số hạn chế. Để có thể phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế góp phần nâng cao chất lượng của mỗi giờ lên lớp. Tôi xin mạnh dạn trình bày những ý tưởng đã và đang được tôi ứng dụng vào công tác giảng dạy của mình. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ đạo của các đồng chí cán bộ quản lý, của bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện các ý tưởng của mình, tạo ra hệ thống kênh hình có thể sử dụng phù hợp cho tất cả các tiết dạy Tiếng Anh. 
Tôi xin chân thành cảm ơn.	 
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu Lan
 Tài liệu tham khảo:
 + Cuốn Lesson Plan Tiếng Anh 6, 7. ( ELTTP ) 
 + 1000 + pictures for teachers to copy. ( Andrew Wright )
 + Phần mềm Paint, ACD see 5.0, công cụ vẽ Dawing, thư viện tranh Clip Art của Office 97, máy ảnh kỹ thuật số .
 + Hệ điều hành Win XP, Office XP
 + CD-ROM Tiếng Anh 7 – Sở GD ĐT thành phố Hồ Chí Minh – CT sách & thiết bị trường học. 
 + Sách giáo khoa Tiếng Anh 7 – Nhà xuất bản giáo dục

File đính kèm:

  • docLGT.doc
Bài giảng liên quan