Đề tài Thể loại ngâm khúc hình thức song thất lục bát trong văn học Việt Nam trung đại

Dõi theo quá trình hình thành và phát triển của thể loại ngâm khúc hình thức STLB (như đã trình bày ở trên), có thể thấy:

Thứ nhất, đây là một thể loại văn học nội sinh với nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có những tác phẩm đỉnh cao: đỉnh cao của tác phẩm dịch từ bản Hán tự sang chữ Nôm dùng hình thức thơ STLB: Chinh phụ ngâm khúc - [Đoàn Thị Điểm dịch (?)]; đỉnh cao sáng tác thể loại NKHTSTLB: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ); Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân); đỉnh cao của liên văn bản: Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận); đỉnh cao của thơ Nôm khuyết danh dùng thể thơ STLB: Bần nữ thán.

Thứ hai, với tư cách như một thể loại, ngâm khúc dùng hình thức STLB giữ một vị thế quan trong trong văn học Việt Nam trung đại, đóng góp của nó cho lịch sử văn học dân tộc là không nhỏ,

Thứ ba, nhờ có thể loại ngâm khúc hình thức STLB mà các tác gia Việt Nam có thêm cơ hội và điều kiện nhận thức và phản ánh thời đại cũng như biểu hiện tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình,

 

ppt14 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Thể loại ngâm khúc hình thức song thất lục bát trong văn học Việt Nam trung đại, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KÍNH CHÀO VÀ CHÚC SỨC KHOẺHỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨHọc viên: Trần Minh Thương Người hướng dẫn khoa học:TS BiỆN MINH ĐiỀNĐỀ TÀI: THỂ LOẠI NGÂM KHÚC HÌNH THỨC SONG THẤT LỤC BÁT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI 12/31/20201MỞ ĐẦU2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu2.1. Lịch sử nghiên cứu thể song thất lục bát (STLB)2.2. Lịch sử nghiên cứu thể loại ngâm khúc 2.3. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm, tác giả liên quan đến đề tài2.3.1. Về hai tác phẩm: Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm2.3.2. Về các tác phẩm: Ai tư vãn, Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài ngâm, Bần nữ thán2.3.3. Về các tác giả Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Nhạ, Lê Ngọc Hân, Đinh Nhật Thận 2.4. Luận văn là công trình nghiên cứu thể loại ngâm khúc dùng hình thức STLB trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại với cách nhìn tập trung, hệ thống1. Lý do chọn đề tài1.1. Nghiên cứu văn học theo thể loại đang là một nhu cầu, một xu thế cấp thiết của giới nghiên cứu văn học hiện nay1.2. Ngâm khúc là một thể loại độc đáo và phức tạp trong văn học Việt Nam trung đại. 1.3. Ngâm khúc hình thức song thất lục bát (NKHTSTLB) trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng lượng không nhiều nhưng chất thì đáng trọng. 1.4. Chính vì thế, nghiên cứu thể loại này còn có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho việc dạy - học, một thể loại quan trọng của văn học Việt Nam trung đại. 12/31/202025. Phương pháp nghiên cứu3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm thuộc thể loại NKHTSTLB trong văn học Việt Nam trung đại3.2. Giới hạn đề tài 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn6.1. Đóng góp 6.2. Cấu trúc4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thực hiện đề tài này luận văn đặt ra ba nhiệm vụ nghiên cứu:4.1. Đưa ra một cái nhìn tổng thể về thể loại ngâm khúc trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại4.2. Khảo sát, phân tích và xác định đặc điểm về chức năng và nội dung của thể loại NKHTSTLB qua một số tác phẩm tiêu biểu4.3. Phân tích, xác định đặc điểm thi pháp thể loại qua các tác phẩm NKHTSTLB tiêu biểu trong văn học Việt Nam trung đại 12/31/20203Chương 1: THỂ LOẠI NGÂM KHÚCTRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI 1.1. Thể loại ngâm khúc trong văn học Việt Nam trung đại - Khái niệm quá trình vận động, phát triển và thành tựu 1.1.1. Khái niệm ngâm khúc1.1.2. Ngâm khúc hình thức song thất lục bátTrên cơ sở của những ý kiến vừa nêu, và với xác định của riêng mình, chúng tôi cho rằng: ngâm khúc hay khúc ngâm dùng hình thức STLB là một thể loại của văn học dân tộc. Thể loại này dùng hình thức STLB, trường thiên, bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm để thể hiện. Chức năng của ngâm khúc nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt. Nội dung của nó đa dạng, phong phú phản ánh nhiều cung bậc của đời sống tình cảm con người thời trung đại. Khúc ngâm là cách nói Việt hoá từ cụm từ Hán Việt của thuật ngữ này.NKHTSTLB trung đại Việt Nam manh nha từ thế kỷ XVI và kết thúc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1.1.3. Thể STLB và các dạng thái của thể loại ngâm khúc trong văn học Việt Nam trung đại 1.2. Khái quát quá trình và thành tựu của thể loại ngâm khúc dùng hình thức STLB trong văn học Việt Nam trung đại12/31/20204Dõi theo quá trình hình thành và phát triển của thể loại ngâm khúc hình thức STLB (như đã trình bày ở trên), có thể thấy:Thứ nhất, đây là một thể loại văn học nội sinh với nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có những tác phẩm đỉnh cao: đỉnh cao của tác phẩm dịch từ bản Hán tự sang chữ Nôm dùng hình thức thơ STLB: Chinh phụ ngâm khúc - [Đoàn Thị Điểm dịch (?)]; đỉnh cao sáng tác thể loại NKHTSTLB: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ); Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân); đỉnh cao của liên văn bản: Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận); đỉnh cao của thơ Nôm khuyết danh dùng thể thơ STLB: Bần nữ thán.Thứ hai, với tư cách như một thể loại, ngâm khúc dùng hình thức STLB giữ một vị thế quan trong trong văn học Việt Nam trung đại, đóng góp của nó cho lịch sử văn học dân tộc là không nhỏ, Thứ ba, nhờ có thể loại ngâm khúc hình thức STLB mà các tác gia Việt Nam có thêm cơ hội và điều kiện nhận thức và phản ánh thời đại cũng như biểu hiện tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, 12/31/20205Chương 2: CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG THỂ LOẠI NGÂM KHÚC HÌNH THỨC SONG THẤT LỤC BÁT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI2.1. Cơ sở hình thành thể loại NKHTSTLB trong văn học Việt Nam trung đại2.1.1. Cơ sở lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hoá2.1.2. Cơ sở văn học 2.2. Chức năng và nội dung của thể loại ngâm khúc 2.2.1. Các thể loại văn học có chức năng và nội dung riêng của nó 2.2.2 Chức năng và nội dung của của thể STLB và thể loại NKHTSTLB 2.2.2.1. Chức năng và nội dung của thể STLB Lời hát chúc mừng dân làng trong hội tế xuân cầu phúc Sấm ký Vịnh sử Văn tế Dịch thuậtTóm lại:Thứ nhất, có thể thấy rằng sự hỗn dung về thể loại cùng tất cả những sự phức tạp của nóThứ hai, STLB đã phối ngẫu với thể loại ngâm khúc tạo nên một hiện tượng vừa độc đáo, thú vị có một không hai trong dòng chảy văn học Việt Nam trung đại 12/31/202062.2.2.2. Chức năng và nội dung của thể loại NKHTSTLBChúng tôi khẳng định rằng chức năng của NKHTSTLB trong văn học Việt Nam trung đại là những tác phẩm diễn tả nội tâm với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm. Nội dung chính thể loại NKHTSTLB là những tâm sự cá nhân. Thứ nhất, chức năng và nội dung các tác phẩm có nhân vật trữ tình nhập vai: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm. Thứ hai, chức năng và nội dung các tác phẩm có nhân vật trữ tình: Thu dạ lữ hoài ngâm, Tự tình khúc, Ai tư vãn, Bần nữ thán. Việc xác định chức năng và biểu hiện nội dung thể loại NKHTSTLB là một việc làm không mới nhưng khó (bởi nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan), nó vẫn còn tiềm ẩn nhiều điều thú vị, chờ đợi các công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn. 12/31/20207Chương 3: NGÂM KHÚC HÌNH THỨC SONG THẤT LỤC BÁT - NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ THI PHÁP THỂ LOẠI3.1. Thi pháp thể loại và thi pháp thể loại ngâm khúc hình thức STLB (một số giới thuyết) 3.1.1. Thi pháp thể loại 3.1.2. Thi pháp thể loại NKHTSTLB 3.1.2.1. Yếu tố trữ tình trong NKHTSTLB3.1.2.2. Yếu tố tự sự trong NKHTSTLBChúng tôi đi vào thống kê, từ kết quả thống kê chúng tôi nhận định:3.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thể loại NKHTSTLB3.2.1. Vần, luật và nhịp3.2.1.1. Luật và vần của thể STLB qua các ngâm khúc 12/31/20208Qua thống kê, chúng tôi đi đến mấy kết luận:Thứ nhất, vần giữa hai khổ của thể song thất lục bát: nếu như ở Chinh phụ ngâm khúc còn hiện tượng gieo vần giữa chữ thứ 8 của câu bát (khổ trên) với tiếng 3 của câu thất trên (khổ tiếp theo) khá phổ biến chiếm 21,6% (với 22 lần xuất hiện) thì đến Cung oán ngâm khúc con số này là 1,1%, (Ai tư vãn lại tăng lên 14,6%,) Bần nữ thán là 1,8%. Đến các tác phẩm cuối thế kỷ XIX (Tự tình khúc và Thu dạ lữ hoài ngâm (cả Hán lẫn Nôm), mà chúng tôi cho là ra đời đồng thời (sau vụ án Cao Bá Quát chống triều Nguyễn) việc gieo vần ở tiếng thứ ba câu thất trên không còn. Như vậy, việc gieo vần giữa hai khổ thơ đã dần đi vào sự chặt chẽ từ Cung oán ngâm khúc về sau.Thứ hai, vần của cặp lục bát ổn định ở vị trí tiếng 6 của dòng lục và tiếng 6 của dòng bát là 100%. Nó ổn định (không có hiện tiếng gieo vần giữa tiếng thứ 6 dòng lục với tiếng thứ 4 dòng bát) hơn hẳn các truyện thơ Nôm khuyết danh hình thức lục bát cùng thời. Thứ ba, về luật phối thanh bằng - trắc: Đối với hai dòng thất:Căn cứ vào tiếng thứ ba của dòng thất trên phải là thanh trắc, thì số lần vi phạm của Chinh phụ ngâm khúc lớn hơn cả (có 30 lần chữ thứ 3 là thanh bằng/ 102 câu), và Tự tình khúc có tỷ lệ thấp nhất (duy nhất 1 lần chữ thứ 3 mang thanh bằng/ 152 câu).Căn cứ vào tiếng thứ 7 của câu thất dưới là thanh ngang (tức thanh bằng - bổng), thì số lần các tác phẩm có chữ này mang thanh huyền (thanh bằng - trầm) thì Cung oán ngâm, Tự tình khúc và Thu dạ lữ hoài ngâm, bản Nôm, vi phạm nhiều hơn!12/31/202093.2.1.2. Nhịp trong NKHTSTLB Nhịp của hai dòng thất phổ biến là 3/4, nó khác hẳn với thể Đường luật (phổ biến nhịp của câu thất ngôn là 4/3)Nhịp của dòng lục và dòng bát.3.2.2. Giọng điệu và ngôn ngữ3.2.2.1. Giọng điệu trong các NKHTSTLBGiọng sầu thảm, buồn thương: Sầu ôm nặng, hãy chồng làm gối/ Buồn chứa đầy, hãy thổi làm cơm (CPN)Đối với hai dòng lục - bát:Tiếng thứ 2 của dòng lục theo luật phổ biến là bằng, thì số lần vi phạm (tức chuyển tiếng này sang trắc) của Cung oán ngâm là cao nhất (tuy cùng hai lần xuất hiện như Chinh phụ ngâm), nhưng tỷ lệ cao hơn. Tiếng thứ 4 của dòng lục là thanh trắc và tiếng thứ 2 dòng bát là thanh bằng thì không có tác phẩm nào của NKHTSTLB vi phạm (nó ổn định hơn hẳn truyện thơ Nôm cùng thời. Thể loại NKHTSTLB ổn định cả mặt luật và vần từ Cung oán ngâm khúc trở điSo với truyện thơ hình thức lục bát, cặp câu lục bát trong các tác phẩm NKHTSTLB ổn định hơn về vần và luật phối thanh bằng trắc.12/31/2020103.2.2.2. Ngôn ngữ nôm na mà quý pháiHiện tượng song ngữ, từ Hán Việt và điển tích: song ngữ - TDLHN, tần số xuất hiện từ Hán Việt qua bảng thống kê; điển tích và chức năng của nóTừ láy và chất liệu dân gian: chúng tôi trình bày bằng bảng thống kê; chức năng của từ láy,  Giọng điệu sầu thảm, cảm thương thể hiện qua sắc thái tự thán: - Hoa này bướm nỡ thờ ơ ! / Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng - CONSắc thái tự vấn, đay nghiến, dằn vặt, thể hiện qua hàng loạt câu hỏi tu từ:- Nương song luống ngẩn ngơ lòng,/ Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai? Giọng điệu tự thuật, trần tình Thân sao thân đến thế này,/ Mấy năm giữ sạch một ngày bụi dơ – TTKTóm lại, với hai biểu hiện cơ bản của giọng điệu trên đây, ngâm khúc đã thực hiện trọn vẹn và thành công chức năng thể loại của mình: diễn tả nội tâm với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm 12/31/2020113.3. Những thành công và hạn chế về thi pháp thể loại NKHTSTLB và việc tạm chấm dứt vai trò lịch sử của nó đối với văn học Việt Nam hiện đại 3.2.3. Cấu trúc tác phẩm, nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơTrước hết, xét về cấu trúc tác phẩm. Quan sát 7 tác phẩm mà chúng tôi khảo sát, mô hình cố định giống nhau. Mở đầu bằng cặp song thất và kết thúc tác phẩm là hai dòng lục - bát. Về nội dung cấu trúc tác phẩm ít nhiều gắn liền với cốt truyện chúng tôi đã đề cập phần trên.Thứ hai, đặc điểm của câu thơ NKHTSTLB là câu thơ điệu ngâm. Hệ quả câu thơ điệu ngâm mang đến những biểu hiện cơ bản sau đây, và đó cũng chính là đặc điểm tiêu biểu của câu thơ ngâm khúc hình thức song lục bát. Lời nói không nhấn mạnh chủ ngữ, không đánh dấu lời nói, biểu hiện ít. Thứ ba, là nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ: xét về nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ, chúng tôi lưu ý ở 2 phương diện đối và phép sóng đôi 12/31/202012KẾT LUẬN1. Thể loại văn học là phạm trù có vai trò quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học theo hướng loại hình - thể loại đang là một hướng nghiên cứu đầy triển vọng. Trong nghiên cứu văn học và lý luận văn học, loại công trình nghiên cứu theo hướng này kể cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn khảo cứu nhìn chung còn ít ỏi và thiếu tính hệ thống. Đây là một khó khăn lớn đặt ra cho chúng tôi khi tiếp cận, tìm hiểu vấn đề này, nhất là với các thể loại thơ truyền thống đã từng đạt giá trị điển phạm trong văn học trung đại. Đây là vấn đề có nhiều ý nghĩa khoa học sâu sắc. Qua nó, không chỉ để nhận thấy bản chất và sự vận động của của các thể loại văn học dân tộc truyền thống trong thời hiện đại mà còn để thấy được diện mạo đặc sắc của một thể loại cộng sinh độc đáo NKHTSTLB. 2. Có thể nói tất cả các thể loại văn học đều có quyền bình đẳng trong nhận thức và phản ánh mọi hiện tượng đời sống. Tuy nhiên, mỗi thể loại thơ đều có những chức năng và nội dung riêng, có sở trường sở đoản riêng. Không thể cho rằng thể loại NKHTSTLB quanh đi quẩn lại tâm trạng sầu thương, đau xót, ..., nên đơn giản hoá vấn đề nghiên cứu đặc điểm chức năng thể loại và những biểu hiện thi pháp của nó. 3. Nghiên cứu NKHTSTLB, chúng tôi làm công việc khảo sát, tổng hợp cả hai thể loại: STLB và ngâm khúc. Về cơ bản, thể STLB đảm bảo những nguyên tắc chuẩn mực của thi luật truyền thống, nó không mấy biến động về thi pháp (đáng chú ý nhất là những biến đổi về ngôn ngữ và giọng điệu). Và việc STLB kết hợp được với thể loại ngâm khúc đã góp phần vào văn đàn văn học Việt Nam trung đại thể loại độc đáo và lưu lại cho thế hệ sau những tác phẩm đáng gọi là điển phạm cả về nội dung, chức năng lẫn thi pháp.12/31/202013TRÂN TRỌNG KÍNH CHÚC SỨC KHOẺ HỘI ĐỒNG!XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!4. Vị trí của thể loại này đã được khẳng định, sức sống của những tác phẩm Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm, Ai tư vãn, Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài ngâm,  vẫn trường tồn cùng thời gian. Đúng như chức năng biểu hiện của nó là những tác phẩm diễn tả nội tâm với nhiệm vụ trải lòng đau xót, sầu thảm, thể loại này chỉ phù hợp với nhiều điều kiện cả chủ quan lẫn khách quan. Thể loại ngâm khúc do những đặc thù riêng đã tỏ ra không còn phù hợp với thời hiện đại nữa. Ngâm khúc vắng bóng trong Thơ mới 1932 - 1945 cũng là điều dễ hiểu. Từ sau các tác phẩm khóc chồng của Tương Phố (thập niên hai mươi của thế kỷ XX), thể loại NKHTSTLB tạm lắng lại không xuất hiện nữa. Song, chúng tôi tin rằng thể loại này sẽ không chết kiểu như thần thoại một đi không trở lại.5. Đi vào tìm hiểu, nghiên cứu các thể loại NKHTSTLB là vấn đề khó. Chúng tôi đã cố gắng khảo sát, tìm hiểu, xác định đặc trưng chức năng, nội dung và thi pháp các thể loại qua một số tác phẩm tiêu biểu. Những cố gắng trên đây của chúng tôi mới chỉ là bước đầu. Nhưng đây là vấn đề thú vị, nhiều ý nghĩa, đòi hỏi công sức của nhiều nhà nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng tiếp tục đề tài này, góp phần nghiên cứu nó ở một cấp cao hơn.12/31/202014

File đính kèm:

  • pptluan van trinh chieu 1.ppt
  • pptBANG TOM TAT.ppt
  • pptcau truc.ppt
  • pptthong ke dong that tren.ppt
  • pptyeu to tru tinh.ppt
  • pptyeu to tu su.ppt