Đề tài Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn ở xã Lam Điền - Chương Mỹ - Hà Nội

 Toàn bộ diện tích đất của xã là đất nông nghiệp và người dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi.

 Xã nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa(bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt) thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh.

 Xã Lam Điền là một xã đồng bằng và bốn bề giáp ranh với các xã khác trong huyện nên Lam Điền có tiềm năng phát triển kinh tế tương đối mạnh và thuận lợi.

Vị trí địa lý như vậy tương đối thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho sự lây lan dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của xã.

Mật độ về giao thông, chợ búa và trao đổi hàng hoá tương đối lớn, bên cạnh đó có địa bàn rộng, lại có con Sông Đáy chảy qua đó là điều kiện dẫn đến nguồn lây lan dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

 

doc39 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 3897 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn ở xã Lam Điền - Chương Mỹ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
n thiếu trong tự nhiên, hiện tượng bán chạy lợn ốm, thu mua ồ ạt phục vụ tếtkết quả là dịch xảy ra nhiều.
Triệu chứng lâm sàng. 
Thời gian ủ bệnh từ 4-8 ngày. Bệnh có thể thấy 3 thể:
+ Thể quá cấp: Lợn chết trong vòng 3-7 ngày, thể này thường thấy ở lợn con. Nhiều trường hợp, lợn con chết mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Bệnh phát nhanh, sốt cao 41o- 43oC; da bẹn dưới bụng có những chỗ mọng đỏ sau trở thành tím. Bệnh tiến triển 1-2 ngày lợn có thể hộc máu mà chết. 
+ Thể cấp tính: Trong vòng 9-19 ngày. Lợn bị ốm trở nên chậm chạp, nằm chồng đè lên nhau, biếng ăn, bỏ ăn, sốt cao 41o-42oC, triệu chứng đầu tiên thấy là lợn viêm kết mạc, mắt đỏ, chỗ da mỏng có xuất huyết dưới da nhỏ như đầu đinh ghim, tụ từng đám đỏ, sau đó tím bầm lại điển hình ở những chỗ da mỏng, tai và mõm, mắt có dử che lấp. Phân lúc đầu táo bón, rắn, khi nhiệt độ cơ thể hạ 38o-39oC thì phân lỏng và có mùi tanh khắm đặc biệt. Nhiều trường hợp lợn nôn mửa. Lợn thở mạnh, hồng hộc, có khi lợn chết khi khó thở. Đôi mắt lợn mất cân bằng, đi siêu vẹo, qụy gục rồi bị co giật hoặc bại liệt hai chân sau (thể thần kinh). Viêm niêm mạc mũi và chảy nước mũi đặc có khi loét xung quanh vành mũi. Lợn gầy, yếu, hốc hác, tai sưng tấy hay hoại tử. Nái chửa xảy thai, chết lưu thai, lợn con sinh ra yếu, chết yểu.
+ Thể mạn tính: Bệnh kéo dài 30-90 ngày, thường xuất hiện ở lợn 2-3 tháng tuổi. Lúc đầu lợn ỉa táo như phân thỏ sau ỉa chảy vọt cần câu. Các vết xuất huyết ở bẹn, tai, mũi, bụng, chuyển từ màu đỏ sang màu tím, sau đó da bị hoại tử tróc từng mảng như bánh đa. Thể này làm con vật bỏ ăn hay ăn uống thất thường, lợn chui rúc trong các góc, độn chuồng, đi lại loạng choạng.
Khi bệnh dịch tả ghép phó thương hàn, đóng dấu lợn hoặc tụ huyết trùng làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.
Bệnh tích.
 * Thể quá cấp tính:
 Do bệnh tiến triển rất nhanh, con vật chết rất nhanh khi chưa kịp biểu hiện triệu chứng nên khi mổ khám không thấy bệnh tích đặc trưng của bệnh.
 * Thể cấp tính:
 Khi mổ khám lợn bị bệnh dịch tả lợn thấy các bệnh tích đại thể điển hình sau: do con vật đi ỉa nhiều nên xác chết thường gầy, phân bết xung quanh hậu môn. Trên da hoặc vùng da mỏng có những điểm xuất huyết. Niêm mạc miệng lợi viêm, xuất huyết có khi có những mụn loét nông hay sâu, phủ bựa màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt. Phổi xuất huyết với những điểm to nhỏ không đều nhau. Viêm dạ dày ruột nhất là vùng than vị và hạ vị có những đám, mảng xuất huyết hoặc loét. Xuất huyết và loét niêm mạc ruột nhất là ở các mảng payer, đặc trưng nhất là nốt loét hình cúc áo trên niêm mạc van hồi manh tràng, đôi khi có nốt loét ở niêm mạc ruột già. Một trong những bệnh tích rất đặc trưng đó là biểu hiện ở hạch lâm ba. Hạch lâm ba sưng, xuất huyết có thể quan sát thấy ở ba trạng thái: xuất huyết toàn bộ hạch làm cho hạch tím bầm lại như quả mồng tơi chin; xuất huyết vùng rìa hạch và trường hợp xuất huyết thành dải, vân như vân đá hoa.
 Trên bề mặt lách có những điểm xuất huyết bằng đầu đinh ghim hoặc mũi kim, vùng rìa lách nhồi huyết hình thành những đám tổ chức bị hoại tử thường có màu ím đen, hình tam giác đỉnh hướng vào trong. Nhìn rìa lách thấy có hình răng cưa lồi lõm không đều nhau.
 Thận sưng, trên bề mặt thận có những điểm xuất huyết, bổ đôi thận thấy cục máu đông. Niêm mạc bang quang xuất huyết.
2.7. Chẩn đoán bệnh
 Trong điều kiện thực tế điều trị tại cơ sở phương pháp chẩn đoán bệnh chủ yếu là dựa vào triệu chứng lâm sang và bệnh tích đặc trưng, chẩn đoán dịch tễ học và chẩn đoán thông qua điều trị.
 + Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào các biểu hiện: lợn sốt cao, ăn uống thất thường lúc ăn lúc không, ỉa chảy phân nát thối khắm, trên da xuất hiện các điểm xuất huyếtkhi mổ khám bệnh tích đặc trưng như lách dai như cao su hạch lam ba sưng, xuất huyết
 + Chẩn doán dựa vào dịch tễ học: bệnh xảy ra ở lợn mọi nòi giống, lứa tuổi, thường mắc vào vụ đông xuân
2.8. Phòng chống bệnh dịch tả lợn
 Bệnh dịch tả lợn là một trong 14 bệnh nằm trong danh mục các bệnh phải công bố dịch. Do đó khi dịch xảy ra phải áp dụng triệt để các biện pháp theo quy định trong Pháp lệnh thú y để hạn chế lây lan và nhanh chóng dập tắt ổ dịch.
 Hiện nay cùng với việc nuôi dưỡng chăm sóc tốt để phòng bệnh thì biện pháp chủ động hiện nay vẫn là tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn lợn. Tiến hành tiêm vacxin định kỳ mỗi năm 2 lần và tiến hành tiêm bổ sung cho những đàn mới nhập về nhưng chưa được tiêm vacxin. Tuy nhiên hiệu quả của việc tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả lợn nói riêng và một số vacxin phòng bệnh khác nói chung còn nhiều vấn đề. Khi đánh giá về khả năng bảo hộ của vacxin dịch tả lợn tác giả Đào Trọng Đạt cho rằng việc áp dụng tiêm phòng vacxin 2 hoặc 3 lần một năm đã hạn chế dịch rất nhiều nhưng vẫn còn những lợn chửa hoặc lợn con theo mẹ dưới một tháng tuổi không được tiêm phòng là nguồn mẫn cảm.
 Theo Nguyễn Xuân Bình (1998), trong đàn lợn choai mặc dù đã được tiêm phòng vacxin dịch tả lợn nhưng vẫn có khả năng phát bệnh ngay cả trong thời kỳ đang có miễn dịch. Theo tác giả J.M.Aynaud (2003) thì những thất bại sau khi chủng ngừa vacxin không tạo được bảo hộ gồm:
 + Lọ vacxin không chứa virus sống.
 + Lọ vacxin có chứa virus sống nhưng bị vô hoạt do bảo quản không đúng phương pháp.
 + Lọ vacxin có chứa virus sống nhưng bị vô hoạt trong xilanh do xilanh được tiệt trùng bằng chất sát trùng trước khi sử dụng.
 + Liều virus khi tiêm vào lợn con bị trung hòa bởi kháng thể mẹ truyền cho lợn con tại thời điểm tiêm phòng.
 Nếu lợn nái mang trùng và đàn con sinh ra từ những đàn lợn trên ở dạng dung nạp miễn dịch thì khi tiêm vacxin phòng bệnh, lợn con đã không tạo ra miễn dịch và một thời gian sau phát bệnh. Việc không bảo hộ sau khi tiêm cũng có thể lý giải là do sự xuất hiện một chủng gây bệnh mới mà chủng dung để chế vacxin không có khả năng chống lại.
2.9. Điều trị.
 Không có biện pháp điều trị đặc hiệu, duy nhất chỉ có thể dùng kháng huyết thanh dịch tả lợn, nhưng giá đắt do đó không phù hợp với mục đích kinh tế. Khi bệnh ghép có thể dùng các kháng sinh phổ rộng kết hợp với các thuốc trợ sức.
Các kháng sinh có thể sử dụng tiêm sâu bắp thịt: 
Hanoxylin LA: 1ml/ 10kgP (3 ngày tiêm 1 mũi)
Hanmolin LA: 1ml/ 10 kgP (3 ngày tiêm 1 mũi)
Gentamycin 4%: 1ml/6kgP (2 ngày tiêm 1 mũi)
Cincomycin 10%: 1ml/10kgP (2 ngày tiêm 1 mũi)
AmTyo: 0,7 – 1,5ml/10KgP (2 ngày tiêm 1 mũi)
Gentorfcoli: 1ml/ 10KgP (2 ngày tiêm 1 mũi).
 Có thể dùng các loại kháng sinh trong trường hợp bệnh ghép, nhưng chỉ có tác dụng ở mức độ hạn chế. Những lợn khỏi bệnh vẫn mang virút và thường xuyên bài tiết virút ra ngoài môi trường và là nguồn truyền lây lan bệnh nguy hiểm.
Phần III: 
ĐỐI TƯỢNG- NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
 Đàn lợn nuôi trong các hộ thuộc xã Lam Điền- Chương Mỹ- Hà Nội
Lợn sữa
Lợn sau cai sữa
Lợn thịt
Lợn nái
Nội dung nghiên cứu
 Để đạt được mục tiêu của chuyên đề chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
Xác định số ca mắc bệnh theo lứa tuổi của lợn
Xác định các triệu chứng của bệnh
Công tác chẩn đoán, điều trị các ca bệnh dịch tả lợn của xã
Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài được sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
 - Dựa vào nguồn số liệu thống kê của xã Lam Điền
 - Dựa vào nguồn số liệu thống kê của Ban thú y xã Hoàng Diệu
 - Dựa vào phương pháp điều tra thực tế tại cơ sở, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
 - Phương pháp thống kê ghi chép các số liệu
 - Phương pháp chẩn đoán lâm sàng, dịch tễ
 Số lợn mắc bệnh
 Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100
 Tổng số lợn điều tra
 Số hộ chăn nuôi
 Tỷ lệ hộ chăn nuôi (%) = x 100
 Tổng hộ dân
 Số con chết
 Tỷ lệ tử vong (%) = x 100
 Số con mắc bệnh
 Số con gia súc được tiêm 
 Tỷ lệ tiêm phòng (%) = x 100
 Tổng số gia súc
Phần IV:
 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Điều kiện tự nhiên của Lam Điền- Chương Mỹ- Hà Nội
 4.1.1. Vị trí địa lý.
 Xã Lam Điền nằm ở phía Đông Bắc Tổ Quốc
Phía đông Lam Điền giáp xã Thanh Mai
Phía tây giáp với xã Đại Yên
Phía nam giáp xã Hoàng Diệu
Phía bắc giáp xã Thụy Hương
 Toàn bộ diện tích đất của xã là đất nông nghiệp và người dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi.
 Xã nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa(bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt) thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh.
 Xã Lam Điền là một xã đồng bằng và bốn bề giáp ranh với các xã khác trong huyện nên Lam Điền có tiềm năng phát triển kinh tế tương đối mạnh và thuận lợi.
Vị trí địa lý như vậy tương đối thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho sự lây lan dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của xã.
Mật độ về giao thông, chợ búa và trao đổi hàng hoá tương đối lớn, bên cạnh đó có địa bàn rộng, lại có con Sông Đáy chảy qua đó là điều kiện dẫn đến nguồn lây lan dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
 4.1.2. Khí hậu.
Xã Lam Điền chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng bức mưa nhiều. Mùa đông gió lạnh khô hanh. Thường chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-250C thấp nhất là 80C, cao nhất là 38-390C. 
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500-1.900 ml. Cao nhất 2.528 ml, thấp nhất là 1.200 ml.
- Với điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu ở xã thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng rất thuận lợi cho các mầm bệnh của gia súc gia cầm phát sinh và phát triển.
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Lam Điền- Chương Mỹ- Hà Nội
 Xã Lam Điền là một xã có mật độ dân cư trung bình của huyện Chương Mỹ. Theo thống kê năm 2010 xã Lam Điền có khoảng 2154 hộ dân. Xã có trình độ dân trí trung bình 65%, dân số đang trong độ tuổi lao động có trình độ văn hóa phổ thông trung học, 98% trẻ trong độ tuổi đi học được cắp sách tới trường.
 Người dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và một số nghề phụ (như mây tre giang đan, móc sợi) nhưng tập trung ở các thôn nhỏ nên thu nhập mang lại không cao. Do đó phần lớn các hộ dân chăn nuôi để tăng thêm thu nhập, đặc biệt là chăn nuôi lợn đang tăng dần.
4.3. Tình hình phát triển ngành nghề của xã
 4.3.1. Ngành trồng trọt
Đây là một ngành sản xuất đem lại nguồn thu nhập lớn cho xã.
Trong những năm vừa qua sản xuất nông nghiệp xã bị ảnh hưởng của thị trường sản xuất hàng hoá nên cơ cấu cây trồng đang từng bước thay đổi để bắt kịp với thị trường và có những bước phát triển tích cực để giành thắng lợi toàn diện. 
Đã có sự thay đổi lớn về cơ cấu giống lúa và mùa vụ theo hướng tăng tỷ lệ các giống lúa ngắn ngày, giảm tỷ lệ các giống lúa dài ngày.
Năng xuất lúa đạt 11,8 tấn/ha/năm sản lượng lương thực đạt 23.607tấn/năm, bình quân lương thực trên đầu người chỉ đạt 480 kg/người/năm. 
Các loại cây công nghiệp và rau mầu phát triển theo hướng các cây có giá trị kinh tế cao hơn. Vụ đông trồng các cây như: bắp cải, su hào, súp lơ, đậu cove leo, dưa hấu, bí đao, cà chua, khoai tây phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã và xuất đi cho các tỉnh khác. Vụ hè khai thác quỹ đất trồng dưa, đậu tương đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra cây ăn quả, cây cảnh cũng được chú trọng và có những mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, đất ven đường, ven vườn, ven hồ ao được khai thác đưa vào trồng các cây như: ổi, vải, nhãn, quất, quýt
 4.3.2. Nghề phụ
 Những năm gần đây cho thấy, ngoài sản xuất nông nghiệp thuần tuý, các thôn vẫn chưa mở ra được các loại hình hoạt động kinh tế khác để thu hút lao động lúc nông nhàn. Nếu có thì chỉ mang tính tự phát cá nhân ở các lĩnh vực: Thợ xây dựng, bốc vác, buôn bán nhỏ, đan thúng rổ, thêu, sản xuất đậu phụ, sản xuất rượu đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, cung cấp nguồn nguyên liệu, với số lượng không nhỏ, cho chăn nuôi, cho ngành công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tăng nguồn thu nhập cho nông dân, cải thiện và nâng cao đời sống xã hội. Tuy nhiên, những nghề phụ này mang tính chất tự phát nên chỉ phục vụ một nhu cầu nhỏ hẹp trên địa bàn xã mà không thể áp dụng đồng loạt cho nhiều gia đình được. Công việc đôi khi thất thường, không ổn định, thu nhập thấp.
4.4. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi tại xã Lam Điền- Chương Mỹ- Hà Nội
 4.4.1. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ dân trong xã Lam Điền (2008-2010).
 Lam Điền là xã có đất nông nghiệp rộng, mặt khác có nhân công lao động dư thừa, điều này cũng thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi. Trong 3 năm vừa qua, tình hình chăn nuôi của các hộ trong xã có nhiều sự chuyển biến, số lượng đàn gia súc, gia cầm thay đổi từng năm.
 Để nắm được tình hình chăn nuôi của xã Lam Điền chúng tôi tiến hành điều tra số hộ chăn nuôi trong xã qua 3 năm (2008-2010). Kết quả được trình bày ở bảng 1. Ta thấy số lượng đầu lợn tăng dần nhưng không tăng nhiều. Nguyên nhân là do dịch tai xanh đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bà con chăn nuôi trong xã. Mặt khác, ta thấy tỷ lệ gia cầm chiếm tỷ lệ rất cao trong số lượng vật nuôi của xã vì trong xã có hệ thống các trại chăn nuôi gà công nghiệp với số lượng rất lớn.
 Đối với chăn nuôi trâu bò: số trâu, bò giảm (bò từ 352 con ở năm 2008 chỉ còn 250 con ở năm 2010). Điều này là hệ quả của việc chuyển đổi công cụ lao động là trâu, bò sang máy móc (máy cày, máy kéo) nên số lượng trâu, bò ngày càng giảm dần. Mặt khác, do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dẫn đến trâu, bò không có chỗ chăn thả nên số lượng trâu bò giảm.
 Đối với chăn nuôi gia cầm: Do dịch cúm gia cầm xảy ra trong những năm vừa qua cũng làm ảnh hưởng đến đàn gia cầm của xã, số lượng gia cầm không tăng nhiều. Hiện nay, cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành nên số lượng gia cầm cũng dần được nâng lên.
Bảng 1: Số lượng gia súc, gia cầm của xa trong ba năm (2008-2010)
Stt
Loài vật nuôi (con)
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1.
Lợn
5134
7802
9015
2.
Trâu
51
48
42
3.
Bò
352
301
250
4.
Gia cầm
152300
168520
190450
5.
Thỏ
152
141
128
 4.4.2. Cơ cấu của đàn lợn nuôi tại xã Lam Điền
 Sản xuất nông nghiệp là thu nhập chủ yếu của người dân trong xã Lam Điền, ngoài trồng trọt thì chăn nuôi trong xã chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Theo điều tra của chúng tôi về tình hình nuôi lợn trong năm gần đây (từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2010) kết quả như sau:
Bảng 2: Cơ cấu đàn lợn nuôi tại xã trong ba năm (2008-2010)
Đối tượng điều tra
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số lượng (con)
Số lượng (con)
Số lượng (con)
Lợn con
1376
1674
2354
Lợn thịt
3732
6092
6609
Lợn đực giống
5
7
10
Lợn nái
21
29
42
Tổng:
5134
7802
9015
 Đàn lợn nuôi trong xã Lam Điền bao gồm lợn thịt, lợn con, lợn đực giống, lợn hậu bị. Trong đó lợn thịt được nuôi với số lượng lớn nhất là 3732 con năm 2008, số lượng tăng dần năm 2010 lên 6609 con.
 - Chăn nuôi lợn con: lợn con cai sữa được bà con mua về với khối lượng từ 7-12kg nuôi trong khoảng thời gian từ 60-65 ngày lợn được xuất bán từ 27-37kg. Phần lớn bà con thường mua lợn từ các xã lân cận về nuôi.
 - Chăn nuôi lợn thịt: đa số người dân trong xã thường nuôi lợn con không xuất mà nuôi lợn thịt luôn, một số hộ nuôi lợn gột từ 27-37kg về và tiếp tục nuôi từ 4-5 tháng với khối lượng từ 75-100kg.
 - Số lợn đực giống trong xã tăng dần năm 2010 là 10con, số lợn đực giống này hầu như là các kỹ thuật viên thú y nuôi và hành nghề tự do, thường đi phối giống cho các hộ có nhu cầu nuôi lợn nái sinh sản.
 4.4.3. Tình hình chuồng trại trong chăn nuôi lợn tại xã Lam Điền
 Môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn vật nuôi và dịch bệnh của con người cũng như vật nuôi. Chuồng trại là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến con vật, chuồng trại chật hẹp, ẩm thấplà mối nguy hại tác động xấu đến con vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gây hại cho vật nuôi.
 Để nắm được thực trạng về chăn nuôi lợn tại xã Lam Điền chúng tôi đã tiến hành khảo sát 45 hộ chăn nuôi và cho kết quả như sau:
Bảng 3: Thực trạng chuồng trại của các hộ chăn nuôi lợn
tại xã Lam Điền.
Chất lượng
Chỉ tiêu
Số hộ khảo sát (n=45)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Chất lượng chuồng
Tốt
5
13,4
Trung bình
16
33,93
Kém
24
52,67
Tổng
45
100
Mức độ vệ sinh
Tốt
8
16,07
Trung bình
16
36,61
Kém
21
47,32
Tổng
45
100
Thời gian sử dụng
3 năm
14
28,6
5 năm
24
52,67
10 năm
7
18,73
Tổng:
45
100
 Như vậy, qua khảo sát tình hình trên diện tích nhỏ là 30 hộ dân chăn nuôi ta thấy số lượng chuồng nuôi tốt là rất ít. Trong số 45 hộ dân chăn nuôi chỉ có 15 chuồng nuôi là đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 13,4%.
 4.4.4. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn tại xã
 Khẩu phần ăn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo từng loài, giống, từng giai đoạn phát triển và sức sản xuất. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất của vật nuôi. Kết quả của chúng tôi trên những hộ chăn nuôi lợn về tình hình sử dụng thức ăn tại xã Lam Điền như sau:
Bảng 4: Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn 
của xã Lam Điền
Loại thức ăn
Số hộ khảo sát (n=45)
Lợn nái
Lợn con
Lợn thịt
Số hộ điều tra
Số hộ sử dụng
Số hộ điều tra
Số hộ sử dụng
Số hộ điều tra
Số hộ sử dụng
Thức ăn có sẵn
45
26
45
41
45
35
Thức ăn đậm đặc
45
0
45
8
45
20
Thức ăn hỗn hợp
45
2
45
23
45
9
Thức ăn bổ sung
45
4
45
21
45
11
 Hình thức chăn nuôi chủ yếu ở xã là chăn nuôi nông hộ, với hình thức chăn nuôi này thì mỗi hộ gia đình là một đơn vị sản xuất độc lập có đặc điểm cơ bản sau: Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi theo mục đích tận dụng là chủ yếu, dựa trên các sản phẩm họ tự làm ra như lúa, ngô, khoai, sắn, rautừ các loại rau xanh tự kiếm được ngoài vườn, ngoài ruộng, bờ kênh, mương, ao, hồ đầm đến các loại phế phụ phẩm thừa như: cơm, gạo, cám, thức ăn thừa hằng ngày
 Trong hạch toán chăn nuôi bà con thường lấy công làm lãi, ít tính đến công lao động và sản phẩm tận dụng được. Rất ít hộ có sự đầu tư hợp lý trong chăn nuôi, vì vậy mà hiệu quả kinh tế đạt được từ chăn nuôi rất thấp.
4.5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y trên đàn vật nuôi tại xã Lam Điền
 4.5.1. Tình hình dịch bệnh
 Do đặc điểm chăn nuôi của các hộ dân trên địa bàn là nhỏ lẻ, phân tán. Một bộ phận người chăn nuôi chưa nhận thức được đầy đủ về tác dụng của công tác vệ sinh, tiêm phòng bệnh cho đàn lợn nói riêng và gia súc nói chung còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
 Đội ngũ thú y chủ yếu hành nghề tự do nên việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân xã còn gặp nhiều khó khăn.
 Mạng lưới cơ sở còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế, hơn nữa do thói quen chăn nuôi gia đình chưa có ý thức tốt với việc tiêm phòng Vacxin phòng bệnh cho gia súc. Một số bệnh truyền nhiễm (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn ở lợn, lợn con phân trắng). Bệnh ký sinh trùng( giun đũa lợn, giun phổi lợn, ve ghẻ) xảy ra rải rác ở một số hộ, nhưng không phát thành dịch.
 Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của xã Lam Điền 3 năm qua được trình bày ở bảng sau: (bảng 5).
Bảng 5: Kết quả điều tra một số bệnh th ường gặp trên đàn lợn trong 3 năm (2008-2010)
Năm
Tên bệnh
Lợn (con)
Số con mắc bệnh
Số con khỏi 
bệnh
Số con chết
2008
Dịch tả lợn
106
3
103
Phó thương hàn
91
83
8
Đóng dấu lợn
102
97
6
Tụ huyết trùng
75
68
7
2009
Dịch tả lợn
96
6
89
Phó thương hàn
75
70
6
Đóng dấu lợn
95
70
25
Tụ huyết trùng
80
70
10
2010
Dịch tả lợn
69
14
55
Phó thương hàn
87
79
8
Đóng dấu lợn
83
80
3
Tụ huyết trùng
58
54
4
 Theo kết quả điều tra, ta thấy bốn bệnh đỏ của lợn vẫn còn xảy ra. Trong đó bệnh dịch tả lợn mắc nhiều nhất với tỷ lệ chết cao nhất.
 4.5.2. Tình hình tiêm phòng
 Trong các biện pháp bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, việc tiêm phòng bằng vacxin là biện pháp quan trọng hang đầu, mục đích tăng cường sức đề kháng đặc hiệu cho vật nuôi. Hằng năm việc tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc được tổ chức làm hai đợt chính: xuân hè và thu đông.
 Kết quả tiêm phòng của xã 3 năm qua được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Tình hình tiêm phòng cho đàn lợn 
trong ba năm (2008-2010)
Năm
Loại vacxin
Tổng đàn (con)
Số lợn tiêm (con)
Số lần tiêm
Liều tiêm
Vị trí tiêm
2008
Dịch tả lợn
5134
4154
2
1ml
Hốc tai
Vacxin tụ dấu
4140
2
2-3ml
Hốc tai
2009
Dịch tả lợn

File đính kèm:

  • docBAO CAO MOI CUA ANH TUNG.doc