Đề tài Vai trò của Bản đồ tư duy trong môn mĩ thuật trung học cơ sở

đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi Bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và Bản đồ tư duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của mình.

Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của Bản đồ tư duy nên người thiết kế Bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.

 

doc15 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Vai trò của Bản đồ tư duy trong môn mĩ thuật trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
A. CƠ SỞ PHÁP LÍ:
	 Nghị quyết TW4 ( khoá VII) của Đảng Cộng Sản Việt Nam về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”( 14.01.1993) và gần đây nhất là nghị quyết TW2 (khoá VIII) khẳng định “ trong thời gian qua, mặt dù có nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ và phát triển nhưng cũng có một số mặt quan trọng bị giảm sút so với trước “. Con người được đào tạo thường thiếu năng động , chậm thích nghi với nền kinh tế – xã hội đang đổi mới. Nghị quyết đang đề ra nhằm xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng động khi giải quyết vấn đề.
 Theo Nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện, thành lập nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học.
 Và thông qua việc đưa bản đồ tư duy vào vào dạy học ở trường THCS và trường phổ thông, người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng tốt thì chất lượng tiết dạy mới có hiệu quả cao.
Mỹ thuật là bộ môn rất cần thiết đối với học sinh bậc THCS , nó cung cấp cho các em hiểu những hiểu biết cơ bản về cái đẹp trong cuộc sống mà con người có thể tác động đến và điều khiển chúng phục vụ lợi ích cho mình. Ngoài ra các em còn trang bị những kiến thức cơ bản nhất về nghệ thuật tạo hình. Trên cơ sở đó biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, góp phần vào mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới.
B. CƠ SỞ LÍ LUẬN	:
 *.Tính giáo dục: 
Giáo dục và rèn luyện cho trẻ yêu thích học môn Mỹ thuật nhằm cho trẻ phát triển hoàn thiện các kiến thức về tài, đức, mĩ, dục. Trong đó “Mỹ” là môn học trừu tượng không phải ai cũng cảm nhận đúng cái đẹp. Cho nên việc trang bị cho các em hiểu đúng nghĩa về môn Mỹ thuật là phải rèn luyện cho mình một kiến thức thẩm mỹ.
 *. Vai trò: 
Vai trò của môn mỹ thuật trong đời sống hết sức quan trọng thế hệ trẻ phải nắm bắt mục đích ý nghĩa của nó, thì biết sử dụng nó để phục vụ cho bản thân cho xã hội. Nếu một đất nước văn minh thì cái đẹp là cái nhìn đầu tiên đòi hỏi là cái đẹp đưa vào mọi lĩnh vực kiến trúc, hội họa, điêu khắc và ngay cả cách ăn mặc trang trí mọi phương diện từ ngoài xã hội đến trong gia đình cũng phải thật sự thẫm mỹ.
Muốn cho xã hội ta giàu mạnh vươn lên ngang tầm với thế giới là người đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là các học sinh ở bậc tiểu học và bậc THCS. Trau dồi cho các em kiến thức Mỹ thuật là làm cho tâm hồn trong sáng của các em đón nhận tinh hoa của nhân loại.
Người giáo viên giúp vẽ vào tâm hồn chúng bằng nhiều hình ảnh lâu dài, bông hoa muôn màu muôn sắc, các em sẽ nhận ra trên thế giới loài người này cái đẹp đã thâm nhập trong mỗi lĩnh vực từng giờ từng phút. Công nghiệp, nông, lâm, ngư, thủ công, mỹ nghệ từ thời xưa người nguyên thủy đã biết khắc vào đá những biểu tượng sống động bằng hình ảnh để ghi lại kết quả trong quá trình lao động. Xã hội loài người càng phát triển con người biết làm đồ trang sức làm thủ công gốm sứ hình chim, hình thú trên dụng cụ của mình để giải trí trong những giờ làm việc mệt nhọc.Tập cho các em làm quen và tiếp nhận môn Mỹ thuật xuất sắc vào bộ óc các em hiện nay là vấn đề quan trọng. Nhưng làm thế nào để các em hiểu đúng và có cách nhìn cụ thể về môn học đó là vấn đề càng quan trọng hơn.
*. Nhu cầu thị hiếu:
Thị hiếu thẩm mỹ cũng là một trong những yếu tố hợp thành tính đa dạng hóa, giúp trẻ có cách nhìn chính xác nhận biết một sự vật, hiện tượng khách quan chủ thể bằng nhiều tác động kép thông qua đó tạo chất xám cho não bộ hình thành phát triển rèn cho mình tính tỉ mỉ, cần cù, sáng tạo nhận xét đánh giá màu sắc thiên nhiên qua không gian thời gian phù hợp với chức năng thẩm mỹ.
 Nhu cầu thị hiếu còn giúp các em nhìn sâu trạng thái của mọi vật thường xuyên và hướng chúng theo ý riêng của mình.
C. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Xuất phát từ sự say mê cái đẹp trong hội họa cái đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, trong tự nhiên ngoài xã hội. Như từng vị ngọt của quả, vị thơm của hoa, vị men nồng say của muôn vàng cái đẹp. Của những nghệ thuật độc đáo của các nước có nền văn minh sớm từ lâu đời trên thế giới đã trở thành thần tượng ăn sâu vào tiềm thức của tôi như các bức tượng được truyền từ đời này sang đời khác về tên tuổi của các nhà Mỹ thuật lừng danh “chân dung nàng Mô-na li - da”của LêôNađơVanh -xi từ năm 1452-1520”.
Và chưa kể đến một số nhà điêu khắc vĩ đại tên tuổi sáng chói muôn đời “ tượng đá Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ”và nền văn minh của nền văn minh Đại Việt thời Lý,Trần. Chùa Một cột thời Lý đánh dấu một bước lớn về nền hội họa của dân tộc ta sau trống đồng Đồng Sơn. Để tiếp bước và phát huy những gì đã có tôi ước mơ học trò mình sẽ là những nhà Mỹ thuật. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này. Nhằm định hướng sâu hơn giúp các em đam mê với nghệ thuật để có kiến thức song song với các môn khoa học khác trong nhà trường.
Việt Nam ta từ các đồ cổ đã cho ta thấy được bề dày của Mỹ thuật nước ta thời ông cha ta từ khi nước Âu Lạc tiếp nối nền văn minh Văn Lang cộng đồng người Việt đã để lại đồ đá, đồ đồng và nét điêu khắc trên chúng. Trống đồng Đông Sơn đánh giá một dấu ấn nền văn minh của nước ta trong lịch sử. Dưới thời Lý kiến trúc chùa “ Một Cột”là tiêu biểu nghệ thuật độc đáo của nước ta thời bấy giờ. Thời Trần phát huy và nối tiếp thời Lý phát triển Mỹ thuật tạo hình trên phật Adi đà khoáng đạt về phong cách khỏe khoắn về đường nét. Yếu tố tạo nên nét đặt trưng là sự giao lưu văn hóa rộng rãi. 
Phát huy nền Mỹ thuật nước nhà và tìm hiểu tinh hoa thế giới mục đích đưa nền Mỹ thuật nước ta ngày càng lớn mạnh đáp ứng được sự quan tâm và mong muốn của Đảng nhà nước và nguyện vọng của Bác Hồ kính yêu.
Như chúng ta đã biết, cùng với xu thế phát triển của thời đại như hiện nay, đòi hỏi mỗi người phải có trình độ trí thức. Do vậy, việc học tập là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Qua đó trách nhiệm của người giáo viên càng được nâng cao.
 Và ta cũng thường nghe nói “Dạy học là một nghệ thuật”, đã nói là “nghệ thuật” thì bằng mọi cách người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, tùy theo nội dung của từng tiết học mà giáo viên viên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn và từng đối tượng học sinh. Không những thế giáo viên còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp
 Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều do kĩ năng vận dụng tốt các phương pháp giúp học sinh hiểu bài, nắm bài. Chính vì vậy mà kĩ năng vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học Mỹ thuật có ý nghĩa rất lớn.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
 Hiện nay môn Mỹ thuật trong các nhà trường phổ thông chỉ dạy một tiết trên tuần đó là phần thời gian qúa ít không đủ cho các em tìm tòi tiếp thu và phát huy được khả năng vẽ sáng tạo của mình. 
Trong chương trình Mỹ thuật THCS đặt biệt là phân môn thường thức Mỹ thuật. kiến thức cung cấp cho học sinh theo từng mạch. VD: Mỹ thuật Việt Nam từ Cổ Đại đến các triều đại: Lý – Trần – Lê – Nguyễn Và mỗi đơn vị kiến thức đó có nhiều điểm tương đồng. Kiến thức rất rộng nếu dạy và học theo cách cũ học sinh sẽ khó ghi nhớ, nhưng khi sơ đồ hóa kiến thức sẽ giúp rất nhiều trong việc ghi nhớ kiến thức. Đặt biệt bộ môn Mỹ thuật chỉ dạy 1 tiết trên tuần/1 lớp.
a.1/ Thuận lợi: 
 - Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của trường tương đối đầy đủ rất thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực.
- Nhà trường đã tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên tiếp cận và nghe báo cáo chuyên đề soạn giảng bằng bản đồ tư duy, nên phần nào giáo viên cũng nắm được sơ bộ quá tình xây dựng tiết dạy theo phương pháp mới là đưa bản đồ tư duy vào giảng dạy ở trường.Việc vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới Phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS.Với những ưu việt đó tôi đã chọn phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học phân môn Mỹ thuật bậc THCS đồng thời nghiên cứu các phần mềm chuyên dùng nhằn mục đích hệ thống hóa kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
 a.2/ Khó khăn:
 - Qua nhiều năm giảng dạy nhận thấy, nhiều học sinh còn xem nhẹ bộ môn, cho rằng môn phụ nên không mấy hứng thú với môn học, chưa đầu tư nhiều thời gian, rất khó khăn cho việc truyền đạt kiến thức. 
- Với đặc thù môn học, có nhiều nội dung kiến thức học sinh không nhớ nổi tòan bộ kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc. Chính vì vậy để học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên phải có kĩ năng vận dụng tốt bản đồ tư duy vào dạy học Mỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Qua thăm dò ý kiến của một số giáo viên thì nhiều giáo viên chưa chú trọng dạy Mỹ thuật vì môn học này chưa được đưa vào nội dung các đề kiểm tra, đánh giá. 
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng tới chất lượng giờ Mĩ thuật ở học sinh THCS, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
- Ý tưởng thể hiện bài dạy còn it nhiều khó khăn trở ngại vì kiến thức nội dung bài học tương đối nhiều khó thể hiện hết trên bản đồ tư duy.
- Học sinh lớp 6 kĩ năng vẽ hình còn hạn chế nên việc vẽ bản đồ tư còn gặp những khó khăn nhất định.
- Lối tư duy logic và khoa học của học sinh lớp 6 còn nhiều hạn chế khi làm quen với kĩ thuật dạy học bản đồ tư duy.
b.1 Thành công:
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động, cấu trúc và chức năng của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn: 
Giúp bạn giải quyết vấn đề. 
Giúp bạn trở nên Sáng tạo hơn. 
Tiết kiệm thời gian cho bạn .
Ghi nhớ tốt hơn và lâu hơn. 
Làm sáng tỏ một tính huống. 
Nhìn thấy bức tranh tổng thể, sẽ hướng bạn đến trọng tâm của vấn đề. 
Phát triển các ý tưởng của mình. 
Sắp xếp kế hoạch cho bản thân. 
Giúp bạn tổ chức và quản lý lớp học tốt hơn.
b.2 Hạn chế:
Trước hết chúng ta cần phải xác định việc sử dụng không đúng hay nói cách khác là vẽ sẵn Bản đồ tư duy vào phần kết bài theo ý tưởng của giáo viên thì học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Khi đó học sinh chỉ cố nhớ những gì quan sát thấy trên Bản đồ tư duy có sẵn của giáo viên mà không hề tư duy.
c.1 Mặt mạnh: 
Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Bản đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng Bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống kiến thức sau mỗi chương,... 
Bản đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo Bản đồ tư duy trong dạy học, học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc học sinh tự vẽ Bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi Bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và Bản đồ tư duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của mình.
Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của Bản đồ tư duy nên người thiết kế Bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.
 Chẳng hạn, học sinh lớp 8 học về bài tranh dân gian Việt Nam thì học sinh cần nắm bắt được tòan bộ kiến thức về các dạng tranh dân gian, các giá trị giống và khác nhau của các dạng tranh đó mà chủ đạo là hai dạng tranh Đông Hồ và Hàng Trống . Ta có thể hệ thống kiến thức bằng Bản đồ tư duy. Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.
Minh hoạ được những kiến thức, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng (Hình học, sinh học, địa lý, vật lý , văn học .) nếu không có Bản đồ tư duy thì học sinh rất khó tưởng tượng, ghi nhớ và giáo viên cũng rất khó truyền đạt và giải thích lại cho học sinh. Tôi thấy rằng việc sử dụng Bản đồ tư duy đã thay thế cho rất nhiều lời giảng giải và giúp cho HS tư duy dễ ràng hơn. Để vẽ được một Bản đồ tư duy ứng ý có thể sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng càng làm học sinh sẽ càng thấy cuốn hút, hứng thú và nảy sinh thêm được những ý tưởng mới. Điều đó đã giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn, ghi nhớ tốt hơn, càng phát triển tư duy cho bản thân học sinh, từ đó học sinh càng có hứng thú học tập, tích cực hơn. Như vậy việc sử dụng Bản đồ tư duy được sử dụng trong việc củng cố bài học cho học sinh, lập kế hoạch học tập tốt nhất, giúp học sinh ghi nhớ bài sâu sắc hơn ... đồng thời phát triển tư duy cho học sinh tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Kĩ thuât dạy học bản đồ tư duy mới nên học sinh rất hứng thú với kĩ thuật dạy này kiến thức lĩnh hội được học sinh tiếp thu tương đối trọn vẹn bên cạnh đó việc ghi chép nội dung bài học chưa được đầy đủ vì học sinh bước đầu mới làm quen với cách ghi chép thông tin thông qua bản đồ tư duy.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Để giúp học sinh có hứng thú học tập trong Mỹ thuật , góp phần nâng cao chất lượng giờ học ở Mỹ thuật THCS, tôi xin đề xuất một số giải pháp biện pháp sau:
 Người giáo viên cần xác định vị trí, nhiệm vụ của môn Mỹ thuật cũng như tác dụng của việc dạy học Mỹ thuật.
Như trên đã nói: Dạy Mỹ thuật góp phần thoả mãn nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ em, đồng thời là một phương tiện giáo dục hữu ích.
Dạy Mỹ thuật góp phần giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện khả năng tư duy, phát triển trí tưởng tượng ...
Giờ Mỹ thuật đem đến cho các em học sinh những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục cho các em những tình cảm, phẩm chất đạo đức cao đẹp, giúp các em có một nhân cách phát triển toàn diện.
Thông qua môn học có thể rút ra ý nghĩa gì cho cuộc sống hiện tại? Trước thực trạng trên, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xin trao đổi một số kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Mỹ thuật.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Giáo viên phải chủ động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của mình. Trong tiết học giáo viên không nên đưa Bản đồ tư duy có sẵn mà phải yêu cầu học sinh tư duy và vẽ được một Bản đồ tư duy hoàn chỉnh sau đó giáo viên chốt lại bằng Bản đồ tư duy của mình nếu cảm thấy cần thiết.
- Biết cách khêu gợi tư duy để học sinh vẽ được Bản đồ tư duy khoa học và hiệu quả. Bản đồ tư duy của một tiết học, một chương hay một chủ đề không nhất thiết phải yêu cầu vẽ tại lớp mà giáo viên có thể giao về nhà để học sinh tư duy, đến buổi học sau giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh kịp thời.
- Sau khi học sinh vẽ xong Bản đồ tư duy thì giáo viên  đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức bài học để học sinh dựa vào Bản đồ tư duy trả lời tốt nhất, từ đó có thể so sánh, đánh giá giữa các học sinh trong lớp
- Khi yêu cầu học sinh vẽ Bản đồ tư duy, giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại vì khi đó học sinh mới tư duy có hiệu quả nhất.
- Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn.
	- Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung từng bài.
	- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh.
	- Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm hay cá nhân .
	- Xây dựng bản đồ tư duy, tùy theo nội dung của từng bài mà lựa chọn cho phù hợp (sử dụng bản đồ tư duy để khai thác kiến thức mới hay để củng cố bài).
	Để giảng dạy bản đồ tư duy đạt hiệu quả, tơi xin thực hiện các bước theo cụ thể như sau:
* Kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài vừa học.
	Củng cố kiến thức: 
	Sau khi học xong bài, GV đưa bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức. Đây là biện pháp cấp bách cần làm ngay trong nhà trường hiện nay để chúng ta kịp có cơ hội mở mang những bộ óc vàng theo kịp sự phát triển hiện đại hóa, hiện đại hóa của nền công nghiệp kĩ thuật trong thời đại mới. Bên cạnh phát triển kinh tế xã hội khoa học đi lên thì nền nghệ thuật phải phát triển theo xu hướng chung đáp ứng được nhu cầu trong nước và toàn cầu. 
Nội dung cải tiến các môn học là tình hình chung hiện nay và đặc biệt môn “ Mỹ thuật” nói riêng.Thể hiện được tính đặc trưng của môn học.
 c/ Điều kiện thực hiên giải pháp:
Năm học 2011-2012 là năm đầu tiên ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai giảng dạy theo sơ đồ tư duy ở bậc học. Qua thực tế cho thấy việc giảng dạy này đã tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi học sinh có thể tự lập sơ đồ tư duy cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Cùng một nội dung nhưng các em có thể thêm nhánh, thêm chú thích dưới dạng hình vẽ nhiều màu sắc tùy vào cách hiểu, cách lĩnh hội kiến thức trong bài học của mình. 
Ngay từ đầu năm học 2012 - 2013, sau khi đăng kí đề tài SKKN tôi đã tìm hiểu, áp dung dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy. Từ đó tôi tự lập kế hoạch giảng dạy cho từng tiết học. Nếu không sử dụng phần mềm, giáo viên có thể linh động sử dụng hình vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt khác nhau nhằm giúp học sinh có thể nắm bắt và nhớ được phần cốt lõi của bài giảng ngay tại lớp học. 
Sơ đồ tư duy đặc biệt chú trọng về màu sắc, hình ảnh với từ ngữ ngắn gọn thể hiện qua mạng liên tưởng (các nhánh trong bài giảng). Từ phần nội dung chính, giáo viên vẽ ra từng nhánh nhỏ theo từng tiểu mục chính của bài giảng và chú thích, giảng giải theo một ngôn ngữ dễ hiểu và gần gũi với học sinh. 
Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, định nghĩa hay cả bài giảng đọc chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm qua hình vẽ. Chính sự liên tưởng theo hướng dẫn của giáo viên cũng giúp các em nhớ được phần trọng tâm của bài giảng.
Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức chọn lọc những phần nào trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc, vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. 
Để giảng dạy theo sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trên bảng rồi cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên định hướng lại từng nội dung cho học sinh. 
Sơ đồ tư duy thực chất là m

File đính kèm:

  • docSKKN - NH 2012 - 2013 - VAI TRÒ CỦA BĐTD TRONG MÔN MT THCS.doc
Bài giảng liên quan